Quy Trình Mở Trung Tâm Chăm Sóc Giảm Nhẹ Cho Bệnh Nhân 2024

Chăm sóc giảm nhẹ giúp bệnh nhân giảm các triệu chứng do bệnh gây ra, có niềm tin vào cuộc sống hơn. Tuy nhiên pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về thủ tục mở trung tâm chăm sóc giảm nhẹ. Vì vậy, bài viết này cung cấp một số quy định liên quan trong quy trình mở trung tâm chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân 2023

ACC là đơn vị chuyên cung cấp đầy đủ các quy định pháp luật trong quy trình mở trung tâm chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân mới nhất 2023. Mời bạn theo dõi chi tiết bài viết này.

Quy Trình Mở Trung Tâm Chăm Sóc Giảm Nhẹ Cho Bệnh Nhân 2020
Quy Trình Mở Trung Tâm Chăm Sóc Giảm Nhẹ Cho Bệnh Nhân 2023

Quy trình mở trung tâm chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân 2023

1. Khái niệm về chăm sóc giảm nhẹ

  • Chăm sóc giảm nhẹ là gì? Chăm sóc giảm nhẹ là phương pháp tiếp cận đa ngành để chăm sóc y tế chuyên khoa và chăm sóc điều dưỡng cho những người bị các bệnh mà giới hạn tuổi thọ. Nó tập trung vào việc giúp đỡ cho người bệnh giảm bớt các triệu chứng, đau đớn, căng thẳng về thể chất và căng thẳng tinh thần khi bị chẩn đoán mắc bệnh y khoa không chữa được.

2. Nguyên tắc chăm sóc giảm nhẹ

  • Cung cấp dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ cho tất cả những người mắc bệnh đe doạ tính mạng (điển hình như ung thư).
  • Giúp cho người bệnh thoát khỏi cơn đau và các triệu chứng khó chịu khác.
  • Tăng cường tuân thủ điều trị và làm giảm các tác dụng phụ của thuốc.
  • Khẳng định chất lượng cuộc sống, coi cái chết là một quá trình tất yếu.
  • Không cố ý làm thúc đẩy hoặc trì hoãn cái chết của người bệnh.
  • Quan tâm và lồng ghép chăm sóc các vấn đề về tâm lý xã hội và tinh thần cho người bệnh.
  • Cố gắng giúp người bệnh có một cuộc sống tích cực, độc lập một cách tối đa cho đến khi cuối đời, nâng cao tính tự chủ cũng như các kỹ năng và kiến thức tự chăm sóc của người bệnh và gia đình.
  • Hỗ trợ giúp gia đình người bệnh giải quyết với những khó khăn, kể cả khi người bệnh qua đời.
  • Lấy người bệnh là trung tâm, làm việc theo nhóm chăm sóc đa thành phần, bao gồm cả người có chuyên môn và không chuyên nhằm giải quyết toàn diện các nhu cầu về thể chất, tâm lý xã hội của người bệnh và gia đình họ kể cả sau khi bệnh nhân qua đời.
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần tác động tích cực tới quá trình diễn biến bệnh.
  • Cung cấp cho người bệnh sớm được tiếp cận với các phương pháp điều trị đặc hiệu khác (như hoá xạ trị liệu) nhằm kéo dài cuộc sống cho người bệnh. Động viên, hỗ trợ về tinh thần cho người bệnh giúp họ hiểu tốt hơn về các diễn biến bệnh, các biến chứng và tác dụng phụ trong quá trình điều trị.

3. Mục đích của chăm sóc giảm nhẹ

  • Y học hiện đại ngày nay tập trung ngày càng nhiều vào bệnh tật, các cơ quan, phân tử, đôi khi quên sự đau khổ con người đang phải chịu đựng và cái chết, thân nhân họ cũng phải chịu đau khổ.
  • Chăm sóc giảm nhẹ khắc phục cho y học hiện đại đang cố gắng đạt được những thành tựu nhưng đôi khi bỏ qua sự đau khổ của con người.
  • Vì vậy, nhiệm vụ cơ bản nhất của chăm sóc giảm nhẹ là làm giảm sự chịu đựng của con người.

4. Trình trạng sức khỏe cần chăm sóc giảm nhẹ

  • Bệnh ung thư
  • Suy tim sung huyết (CHF)
  • Suy thận
  • Suy gan
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) hoặc các bệnh phổi khác
  • HIV/AIDS
  • Chấn thương tủy sống
  • Các bệnh về não như đột quỵ, ALS hoặc Parkinson
  • Bệnh đa xơ cứng (MS)
  • Alzheimer và các chứng mất trí khác

5. Những triệu chứng cần được chăm sóc giảm nhẹ

  • Cảm giác đau đớn hoặc khó chịu
  • Khó thở
  • Mệt mỏi
  • Lo âu
  • Trầm cảm
  • Không có cảm giác thèm ăn
  • Nôn mửa
  • Táo bón
  • Thích nghi để chung sống với chẩn đoán về một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng
  • Các vấn đề về giấc ngủ
  • Chăm sóc giảm nhẹ nhiều khả năng được đề xuất khi:
  • Bệnh nhân thường xuyên đến phòng khám cấp cứu
  • Trong một năm, bệnh nhân nhập viện nhiều lần với các triệu chứng tương tự
  • Các tác dụng phụ nghiêm trọng từ phương thức điều trị như hóa trị
  • Các vấn đề về ăn uống do căn bệnh nghiêm trọng gây ra

6. Quy trình mở trung tâm chăm sóc giảm nhẹ

  • Pháp luật chưa có quy định cụ thể về quy trình mở trung tâm chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân, tuy nhiên có thể áp dụng theo Điều 34 Nghị đinh 109/2016/ND-CP quy đinh về điều kiện thành lập cơ sở chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân như sau:
  • Điều kiện về thiết bị y tế:
  • Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở dịch vụ đăng ký.
  • Điều kiện về nhân sự:
  • Người làm việc tại cơ sở nếu thực hiện khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và được phân công công việc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
  • Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà phải là người tốt nghiệp trung cấp y trở lên có chứng chỉ hành nghề và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 45 tháng.
  • Là người hành nghề cơ hữu tại cơ sở.
  • Thành phần hồ sơ:
  • Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo Mẫu 01 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/ND-CP.
  • Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc văn bản có tên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;
  • Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
  • Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề) theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/ND-CP.
  • Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu 02 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/ND-CP.
  • Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của một trong các hình thức tổ chức quy định tại Mục 1 Chương III Nghị định 109/2016/ND-CP.
  • Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
  • Trình tự thực hiện:
  • Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động Bộ Y tế hoặc Sở Y tế (sau đây gọi tắt là cơ quan tiếp nhận hồ sơ) thực hiện như sau:
    • Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ thì sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận gửi ngay cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Mẫu 09 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/ND-CP.
    • Trường hợp hồ sơ gửi qua đường bưu điện thì trong thời hạn 03 ngày, tính từ thời điểm nhận được hồ sơ (tính theo dấu bưu điện đến), cơ quan tiếp nhận gửi cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Mẫu 09 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/ND-CP.
  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải xem xét để giấy phép hoạt động trong thời hạn 60 ngày đối với bệnh viện; 45 ngày đối với các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
  • Trường hợp không cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
  • Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động chưa hợp lệ thì thực hiện như sau:
    • Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động để hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải nêu cụ thể là bổ sung những tài liệu nào, nội dung nào cần sửa đổi.
    • Khi nhận được văn bản yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề nghị cấp giấy phép hoạt động, thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải bổ sung, sửa đổi theo đúng những nội dung đã được ghi trong văn bản và gửi về cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
    • Sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, sửa đổi, nếu cơ quan tiếp nhận hồ sơ không có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì phải cấp giấy phép hoạt động trong thời gian quy định. nếu không cấp thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
    • Sau 60 ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản yêu cầu mà cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động không bổ sung, sửa đổi, hoặc bổ sung, sửa đổi hồ sơ nhưng không đạt yêu cầu thì phải thực hiện lại từ đầu thủ tục đề nghị cấp giấy phép hoạt động.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo