1. Mở tiệm tóc có phải đăng ký kinh doanh hay không?
Đăng ký kinh doanh là thủ tục bắt buộc đối với mọi hoạt động kinh doanh, trừ các trường hợp tại Nghị định số 39/2007/NĐ-CP, gồm: Buôn bán rong, buôn bán không có địa điểm cố định, buôn bán vặt, bán quà vặt, buôn chuyến, thực hiện các dịch vụ không có địa điểm cố định. Như vậy, ngay cả khi chủ kinh doanh chỉ mở tiệm tóc nhỏ thì cũng buộc phải đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật.
Xử phạt đối với hành vi kinh doanh tiệm làm tóc không có giấy phép đăng ký kinh doanh được quy định như sau:
- Hộ kinh doanh kinh doanh không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh: Phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
- Doanh nghiệp kinh doanh không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Đây không phải là hình phạt duy nhất, chủ kinh doanh có thể sẽ phải chịu nhiều hình phạt liên quan khác.
2. Thủ tục đăng ký kinh doanh mở tiệm làm tóc nam – nữ
Thủ tục đăng ký kinh doanh là thủ tục mà chủ kinh doanh cần thực hiện trước khi mở tiệm làm tóc.
Về cơ bản, thủ tục đăng ký kinh doanh tiệm tóc được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Chủ kinh doanh chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh tiệm tóc. Hồ sơ này bao gồm những giấy tờ do pháp luật quy định. Tùy theo hình thức kinh doanh được đăng ký mà hồ sơ sẽ yêu cầu những giấy tờ khác nhau. Khi làm việc với ACC, khách hàng sẽ được tư vấn cụ thể và chỉ cần cung cấp những giấy tờ cần thiết, ACC sẽ thay mặt khách hàng chuẩn bị và hoàn thiện hồ sơ để thực hiện các bước tiếp theo.
Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh ở đây có thể là:
- Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Đối với bước này, toàn bộ quy trình làm việc với cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ được ACC thay mặt khách hàng thực hiện.
Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho khách hàng nếu hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ.
Đăng ký kinh doanh dưới hình thức Hộ kinh doanh là hình thức đăng ký đơn giản, phổ biến và có chế độ thuế đơn giản nhất hiện nay, đặc biệt là đối với các chủ kinh doanh có ý định mở tiệm làm tóc vừa và nhỏ. ACC xin được cung cấp trình tự cụ thể các bước đăng ký Hộ kinh doanh như sau:
- Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc UBND huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:
- Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Số vốn kinh doanh;
- Số lao động;
- Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
- Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
- Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
- Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định này;
- Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
- Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thi người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, chủ kinh doanh có thể mở tiệm làm tóc và hoạt động bình thường theo quy định pháp luật.
Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của ACC về kinh doanh tiệm tóc - kinh doanh tiệm tóc nam - kinh doanh tiệm làm tóc - cách kinh doanh tiệm tóc - mở tiệm tóc - mở tiệm làm tóc - mở tiệm tóc nam - mở tiệm nhổ tóc bạc - mở tiệm làm tóc nhỏ - mở tiệm làm tóc - mở tiệm tóc nhỏ - mở tiệm tóc nam - mở tiệm cắt tóc nữ - mở tiệm tóc có phải đóng thuế không.
Nội dung bài viết:
Bình luận