Xe đạp điện là loại phương tiện khá được ưa chuộng hiện nay trên khắp các tỉnh thành trên cả nước, bao gồm cả Hà Nội, vì những ưu điểm của nó như nhỏ, gọn, bảo vệ môi trường,... Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, xe có thể bị hỏng hóc hoặc khó khăn trong việc vận hành, khi đó, chúng ta thường đi sửa chữa xe đạp điện. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin về quy trình mở cửa hàng sửa chữa xe đạp điện tại Hà Nội.
1. Ngành nghề sửa chữa xe đạp điện là gì?
Trong hệ thống ngành nghề Việt Nam, để được kinh doanh dịch vụ sửa xe đạp điện, các cá nhân, tổ chức cần đăng ký ngành nghề 9529 - Sửa chữa xe đạp, đồng hồ, đồ dùng cá nhân và gia đình khác chưa được phân vào đâu.
Để mở cửa hàng sửa chữa xe đạp điện, loại hình kinh doanh thường được lựa chọn là hộ kinh doanh, công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nhưng phổ biến nhất thường là hộ kinh doanh.
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Đối với hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ, cá nhân đó có toàn quyền quyết định về mọi hoạt động kinh doanh của hộ. Đối với hộ kinh doanh do một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, mọi hoạt động kinh doanh của hộ do các thành viên trong nhóm hoặc trong hộ quyết định. Nhóm người hoặc hộ gia đình cử một người có đủ điều kiện là đại diện cho nhóm hoặc hộ để tham gia giao dịch với bên ngoài.
2. Nguyên tắc áp dụng trong đăng ký hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh, người thành lập hộ kinh doanh tự kê khai hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh.
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh, không chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của người thành lập hộ kinh doanh, hộ kinh doanh.
- Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh
Hồ sơ bao gồm Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
- Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Số vốn kinh doanh;
- Số lao động;
- Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
3. Trình tự thành lập hộ kinh doanh
Bước 1: Nộp hồ sơ
Bước 2. Khi tiếp nhận hồ sơ, Ủy ban nhân dân quận cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
- Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
- Tên hộ kinh doanh dự định đăng kýphù hợpquy định tại Điều 73 Nghị định này;
- Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thi người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Bước 3: Thực hiện các thủ tục sau đăng ký
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, để có thể chính thức hoạt động, doanh nghiệp cần thêm một số thủ tục về thuế, về con dấu và công bố thông tin doanh nghiệp.
4. Đặt tên hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố sau đây:
- Loại hình “Hộ kinh doanh”;
- Tên riêng của hộ kinh doanh.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện.
- Cách đăng ký kinh doanh online sửa chữa xe đạp điện tại Hà Nội
Truy cập website http://123.25.28.178/dkkdqh/
Đăng nhập tài khoản:
Nhập đẩy đủ các thông tin tương ứng vào các trường để trống có sẵn từ mục 1 – 7.
Đến mục 8, anh/chị scan các giấy tờ đã chuẩn bị thành các file pdf rồi tải đính kèm vào các tên văn bản tương ứng.
Nhập mã xác nhận và click vào “GỬI”. Click vào “Xem và in” để in giấy biên nhận và theo lịch hẹn mang toàn bộ hồ sơ đã chuẩn bị và đã scan nộp qua mạng đến bộ phận một cửa của UBND quận để nộp vào và lấy kết quả.
Trên đây là một số thông tin pháp lý về quy trình mở cửa hàng sửa chữa xe đạp điện tại Hà Nội. Khi thực hiện mở công ty, các cá nhân, tổ chức có thể sử dụng dịch vụ của các công ty chuyên nghiệp hoặc tự mình thực hiện tùy thuộc vào khả năng và nhu cầu của bản thân.
Nội dung bài viết:
Bình luận