Quy Trình Mở Cửa Hàng Chế Biến Và Kinh Doanh Sữa Chua Uống

Sữa chua uống rất tốt cho sức khỏe và là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng, ngày nay việc mở các cửa hàng sản xuất và kinh doanh sữa chua uống ngày càng nhiều, tuy nhiên đây là ngành nghề có điều kiện. Vì vậy, bài viết này cung cấp quy định trong quy trình mở cửa hàng chế biến và kinh doanh sữa chua uống

ACC là đơn vị chuyên cung cấp đầy đủ các quy định pháp luật trong quy trình mở cửa hàng chế biến và kinh doanh sữa chua uống. Mời bạn theo dõi chi tiết bài viết này.

Quy Trình Mở Cửa Hàng Chế Biến Và Kinh Doanh Sữa Chua Uống
Quy Trình Mở Cửa Hàng Chế Biến Và Kinh Doanh Sữa Chua Uống

Quy trình mở cửa hàng chế biến và kinh doanh sữa chua uống

1. Khái niệm về sữa chua uống

  • Sữa chua: Sữa chua còn có tên gọi khác là yaourt, là sản phẩm bơ sữa được tạo ra bởi vi khuẩn lên men của sữa. Sữa chua có màu trắng, dẻo; có vị sánh, chua do quá trình lên men lactic và vị ngọt từ sữa. Trong sữa chua có rất nhiều khoáng chất như: Canxi, kẽm, axit lactic, vitamin A, vitamin C… Vì vậy hàm lượng dinh dưỡng có trong loại thực phẩm này rất cao.

2. Điều kiện mở cửa hàng chế biến và kinh doanh sữa chua uống

  • Đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện vì vậy cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
  • Sữa chua là sản phẩm sữa chế biến bao gói sẵn và yêu cầu bảo quản đặc biệt (lạnh, đông, …) thì thuộc diện phải có cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Bộ Công thương cấp theo quy định của pháp luật.
  • Vì quy mô ở đây là phạm vi cửa hàng nên phải thành lập hộ kinh doanh cá thể và phải đáp ứng các điều kiện sau:
  • Một hộ kinh doanh chỉ được phép đăng ký một địa điểm kinh doanh trên phạm vi toàn quốc. Hộ kinh doanh nếu muốn hoạt động kinh doanh tại hai địa điểm kinh doanh trở lên phải đăng ký kinh doanh dưới một trong các hình thức doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp.
  • Một hộ kinh doanh được phép sử dụng không quá 10 lao động. Hộ kinh doanh sử dụng hơn 10 lao động phải đăng ký kinh doanh dưới một trong các hình thức doanh nghiệp được quy định tại Luật doanh nghiệp và luật chuyên ngành khác.
  • Hộ kinh doanh không được quyền làm và sử dụng con dấu.

3. Quy trình mở cửa hàng chế biến và kinh doanh sữa uống

Chuẩn bị thông tin cơ bản:

  • Địa điểm kinh doanh cửa hàng chế biến và kinh doanh sữa chua uống
  • Đặt tên hộ kinh doanh cửa hàng chế biến và kinh doanh sữa chua uống
  • Nghành, nghề kinh doanh: Sản xuất và kinh doanh sữa chua

Thành phần hồ sơ mở cửa hàng chế biến và kinh doanh sữa uống gồm:

  • Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh, số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có).
  • Ngành, nghề kinh doanh.
  • Số vốn kinh doanh.
  • Số lao động.
  • Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
  • Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Nộp hồ sơ;

  • Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp Quận/huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Thời hạn giải quyết:

  • Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện sẽ gửi Giấy biên nhận và sau thời hạn từ 3-5 ngày làm việc cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể nếu có đủ các điều kiện theo quy định.

4. Xin giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm đối với cửa hàng chế biến và kinh doanh sữa chua uống

  • Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì hộ kinh doanh cần phải làm tiếp thủ tục xin giấy phép an toàn vệ sinh toàn thực phẩm cho cửa hàng chế biến và kinh doanh sữa chua, quy trình bao gồm:

Thành phần hồ sơ:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn về sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.

Cơ quan có thẩm quyền: Sở công thương

Thời hạn giải quyết:

  • Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  • Trường hợp kết quả thẩm định không đạt, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở.

5. Đăng ký mã vạch cho cửa hàng kinh doanh sữa chua uống

  • Để phân biệt những loại sữa chua này với nhau khi bán hàng cho người tiêu dùng thì phương thức thông dụng, phổ biến nhất chính là đăng ký mã vạch sữa chua. Khi đăng ký mã vạch, mỗi loại sản phẩm sữa chua sẽ được phân biệt với nhau bằng các mã số mã vạch, giúp cho việc phân loại, bán hàng trở nên dễ dàng hơn.

Hồ sơ đăng ký mã vạch:

  • Giấy phép đăng kí kinh doanh (bản sao có chứng thực).
  • Bản đăng ký mã số mã vạch (MSMV) theo mẫu quy định của Bộ khoa học & công nghệ.
  • Bảng đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã số mã vạch (MSMV).
  • Phiếu biên nhận hồ sơ.

Nội dung của hồ sơ đăng ký mã vạch:

  • Thương nhân đăng ký xin cấp mã (tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, mail).
  • Nội dung về loại mã đăng ký.
  • Nội dung về người đại diện theo pháp luật, người liên hệ của doanh nghiệp đăng ký (tên, số điện thoại, mail).
  • Nội dung cam kết của doanh nghiệp trong quá trình đăng ký, sử dụng mã số mã vạch đã được cấp, đảm bảo đóng phí duy trì đầy đủ hàng năm.

Thời gian giải quyết:

  • Thủ tục đăng ký mã vạch là thủ tục có thời gian giải quyết tương đối nhanh chóng. Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ hợp lệ đồng thời đóng toàn bộ phí đăng ký và phí duy trì mã số mã vạch năm đăng ký thì doanh nghiệp sẽ được cấp mã vạch sau 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ. Mã vạch này là một dãy mã gồm 8, 9 hoặc 10 số tương ứng với loại mã doanh nghiệp đã đăng ký, được gửi vào email doanh nghiệp.
  • Sau khi được cấp mã vạch, doanh nghiệp có thể dùng luôn mã vạch đó để ghép và in ấn lên sản phẩm, hàng hóa của mình để lưu hành trên sản phẩm. Khoảng 30 ngày kể từ ngày được cấp mã doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận mã số mã vạch bản cứng, hoàn tất thủ tục đăng ký mã số mã vạch.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo