Quy trình lập hồ sơ mời thầu mới nhất 2024

Trước khi xây dựng những công trình, Chủ đầu tư phải lập hồ sơ mời thầu và ký kết Hợp đồng theo mẫu được pháp luật quy định để thu hút những nhà thầu phù hợp. Cụ thể, đối với từng lĩnh vực mời thầu thì pháp luật có quy định chi tiết riêng cho từng mẫu.

Theo như quy định của Luật đấu thầu 2013 thì có rất nhiều hình thức để lựa chọn nhà thầu. Nếu sử dụng hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế thì cần phải chuẩn bị hồ sơ mời thầu.

Hồ sơ mời thầu gồm những gì?
Hồ sơ mời thầu gồm những gì?

1. Hồ sơ mời thầu là gì?

Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

2. Điều kiện để phát hành hồ sơ mời thầu

  • Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Luật đấu thầu 2013 thì hồ sơ mời thầu của gói thầu chỉ được phát hành để lựa chọn nhà thầu khi có đủ các điều kiện sau đây:
  • Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
  • Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phê duyệt bao gồm các nội dung yêu cầu về thủ tục đấu thầu, bảng dữ liệu đấu thầu, tiêu chuẩn đánh giá, biểu mẫu dự thầu, bảng khối lượng mời thầu; yêu cầu về tiến độ, kỹ thuật, chất lượng; điều kiện chung, điều kiện cụ thể của hợp đồng, mẫu văn bản hợp đồng và các nội dung cần thiết khác;
  • Thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng hoặc danh sách ngắn được đăng tải theo quy định của Luật này;
  • Nguồn vốn cho gói thầu được thu xếp theo tiến độ thực hiện gói thầu;
  • Nội dung, danh mục hàng hóa, dịch vụ và dự toán được người có thẩm quyền phê duyệt trong trường hợp mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung;
  • Bảo đảm bàn giao mặt bằng thi công theo tiến độ thực hiện gói thầu.
  • Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Luật đấu thầu 2013 thì hồ sơ mời thầu của dự án chỉ được phát hành để lựa chọn nhà thầu khi có đủ các điều kiện sau đây:
  • Dự án thuộc danh mục dự án do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công bố theo quy định của pháp luật hoặc dự án do nhà đầu tư đề xuất;
  • Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt;
  • Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phê duyệt;
  • Thông báo mời thầu hoặc danh sách ngắn được đăng tải theo quy định của Luật này.

3. Quy trình lập hồ sơ mời thầu

  • Khi lập hồ sơ mời thầu, Chủ đầu tư phải lập hồ sơ trên căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, dự án và thị trường. Từ đó đưa ra những yêu cầu trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế; không được đưa ra các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

 Bước 1: Soạn thảo hồ sơ mời thầu và bản vẽ kỹ thuật thi công

  • Tùy vào lĩnh vực mà có những mẫu hồ sơ mời thầu khác nhau như:
  • Đối với việc mời thầu trong lĩnh vực mời thầu quan tâm dịch vụ tư vấn bạn có thể tham khảo Mẫu hồ sơ số 02 Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2015/TT-BKHĐT;
  • Đối với hồ sơ mời thầu xây lắp bạn có thể tham khảo Mẫu 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03 Ban hành kèm theo Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT cho từng hạng mục cụ thể.
  • Đối với hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa thì bạn có thể tham khảo các mẫu số 01, Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT.
  • Tuy nhiên, về cơ bản thì Hồ sơ mời thầu bao gồm những hồ sơ sau:

Điều 218 Luật thương mại 2015 quy định:

“Điều 218. Hồ sơ mời thầu

  1. Hồ sơ mời thầu bao gồm:
  2. a) Thông báo mời thầu;
  3. b) Các yêu cầu liên quan đến hàng hóa, dịch vụ được đấu thầu;
  4. c) Phương pháp đánh giá, so sánh, xếp hạng và lựa chọn nhà thầu;
  5. d) Những chỉ dẫn khác liên quan đến việc đấu thầu.
  6. Chi phí về việc cung cấp hồ sơ cho bên dự thầu do bên mời thầu quy định.”

Theo đó, hồ sơ mời thầu bao gồm:

  • Thông báo mời thầu, gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
    • Tên, địa chỉ của bên mời thầu;
    • Tóm tắt nội dung đấu thầu;
    • Thời hạn, địa điểm và thủ tục nhận hồ sơ mời thầu;
    • Thời hạn, địa điểm, thủ tục nộp hồ sơ dự thầu;
  • Những chỉ dẫn để tìm hiểu hồ sơ mời thầu: Bên mời thầu có trách nhiệm thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với trường hợp đấu thầu rộng rãi hoặc gửi thông báo mời đăng ký dự thầu đến các nhà thầu đủ điều kiện trong trường hợp đấu thầu hạn chế. Ngoài ra, Bên mời thầu có trách nhiệm chỉ dẫn cho bên dự thầu về các điều kiện dự thầu, các thủ tục được áp dụng trong quá trình đấu thầu và giải đáp các câu hỏi của bên dự thầu.
  • Các yêu cầu liên quan đến hàng hóa, dịch vụ được đấu thầu;
  • Phương pháp đánh giá, so sánh, xếp hạng và lựa chọn nhà thầu;
  • Những chỉ dẫn khác liên quan đến việc đấu thầu.

Bước 2

Thông báo rộng rãi việc đấu thầu đến các đơn vị nhà thầu; Qúa trình này sẽ góp phần tìm kiếm nhà thầu phù hợp, giúp hoàn thành gói thầu, dự án một cách hiệu quả.

Bước 3: Tổ chức đấu thầu

  • Tổ chức một buổi đấu thầu cho nhưng đơn vị tham gia đấu thầu
  • Xét duyệt hồ sơ đấu thầu, chọn đơn vị, nhà thầu phù hợp với dự án nhất

Bước 4: Bàn giao cho nhà thầu thi công

4. Mẫu phiếu đăng ký thông báo mời thầu

PHIẾU ĐĂNG KÝ THÔNG BÁO MỜI THẦU

(Lựa chọn nhà thầu)

Kính gửi: Báo Đấu thầu - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

 

Tên bên mời thầu 1   : …………………………………………………………………

Địa chỉ 2                     : …………………………………………………………………

Điện thoại/fax/email            : …………………………………………………………………

Mã số thuế                 : …………………………………………………………………

Đề nghị Báo Đấu thầu đăng tải thông báo mời thầu với nội dung sau:

  1. Tên gói thầu: [ghi theo tên gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt]3.......

- Loại gói thầu: Xây lắp  Mua sắm hàng hóa  Phi tư vấn  Hỗn hợp 

- Giá gói thầu: [ghi theo giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt]: ..........

- Nội dung chính của gói thầu: [ghi tóm tắt phạm vi công việc, quy mô, nội dung chính của gói thầu nhưng không quá 150 từ] .....................

- Thời gian thực hiện hợp đồng: [ghi theo thời gian thực hiện hợp đồng trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt] ...............................

  1. Tên dự án (hoặc tên dự toán mua sắm đối với mua sắm thường xuyên) [ghi tên dự án, dự toán mua sắm]
  2. Nguồn vốn: [ghi theo nguồn vốn trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt] ..............
  3. Hình thức lựa chọn nhà thầu: Đấu thầu rộng rãi trong nước hay quốc tế [ghi theo hình thức lựa chọn nhà thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt] ........................
  4. Phương thức lựa chọn nhà thầu: [ghi theo phương thức lựa chọn nhà thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt] ...................
  5. Thời gian phát hành HSMT: từ ……… giờ..., ngày … tháng … năm … đến trước ………. giờ..., ngày … tháng … năm …[ghi thời điểm đóng thầu](trong giờ hành chính)4.
  6. Địa điểm phát hành HSMT: [ghi tên cơ quan, đơn vị phát hành HSMT, địa chỉ, số điện thoại, fax, email]
  7. Giá bán 01 bộ HSMT 5: .........................................................................
  8. Bảo đảm dự thầu: [ghi số tiền bằng số và bằng chữ, đồng tiền sử dụng, hình thức bảo đảm]6
  9. Thời điểm đóng thầu: … giờ..., ngày …………. tháng ………. năm ………7
  10. Thời điểm mở thầu: … giờ..., ngày …………. tháng ………. năm ………8

………., ngày …….. tháng ……. năm ……..
Đại diện hợp pháp của bên mời thầu
(Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

Chú thích:

1,2 Ghi chính xác tên, địa chỉ bên mời thầu để làm căn cứ xuất hóa đơn

3 - Đối với gói thầu xây lắp có giá gói thầu không quá 5 tỷ đồng phải ghi rõ “gói thầu dành cho nhà thầu là doanh nghiệp cấp nhỏ và siêu nhỏ”.

4 - HSMT được phát hành sau tối thiểu 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên đăng tải TBMT đến trước thời điểm đóng thầu.

5 - Giá bán 01 bộ HSMT (bao gồm cả thuế) tối đa là 2.000.000 đồng đối với đấu thầu trong nước. Đối với đấu thầu quốc tế, mức giá bán theo thông lệ đấu thầu quốc tế. Trường hợp phát hành HSMT qua đường bưu điện, bên mời thầu ghi rõ các khoản chi phí phát sinh liên quan mà nhà thầu phải thanh toán để nhận được HSMT. Trường hợp miễn phí, bên mời thầu ghi rõ là “Miễn phí”.

6 - Giá trị bảo đảm dự thầu được quy định từ 1% đến 3% giá gói thầu. Đối với gói thầu quy mô nhỏ, giá trị bảo đảm dự thầu từ 1% đến 1,5% giá gói thầu.

7 - Thời điểm đóng thầu được quy định phải đảm bảo thời gian để nhà thầu chuẩn bị HSDT tối thiểu là 20 ngày đối với đấu thầu trong nước và 40 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày đầu tiên HSMT được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu. Đối với gói thầu quy mô nhỏ, thời điểm đóng thầu được quy định phải đảm bảo thời gian để nhà thầu chuẩn bị HSDT tối thiểu là 10 ngày.

8 - Việc mở thầu phải được tiến hành công khai và bắt đầu ngay trong vòng 01 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu.

 

Câu hỏi thường gặp

1. Nộp tiền mặt trong đấu thầu có hợp lệ không ?

Theo hướng dẫn tại Mục 19 Chương 1 Chỉ dẫn nhà thầu ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT và Luật đấu thầu năm 2013 quy định chi tiết về lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa.

Khi tham dự thầu, nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo hình thức thư bảo lãnh do ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phát hành hoặc đặt cọc bằng Séc (đối với trường hợp đặt cọc).

Theo đó việc thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu bằng hình thức đặt cọc bằng tiền mặt là không đúng theo quy định của Pháp luật.

2. Hình thức của thông báo mời thầu?

Theo Khoản 2 Điều 219 Luật thương mại 2005 quy định: Bên mời thầu có trách nhiệm thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với trường hợp đấu thầu rộng rãi hoặc gửi thông báo mời đăng ký dự thầu đến các nhà thầu đủ điều kiện trong trường hợp đấu thầu hạn chế.

3. Các bước xây dựng Hồ sơ mời thầu?

Bước 1: Xác định loại gói thầu

Bước 2: Xác định hình thức đấu thầu và phương thức đấu thầu

Bước 3: Xác định các mẫu hồ sơ mời thầu

Bước 4: Xây dựng các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm

Bước 5: Xây dựng các yêu cầu về năng lực thực hiện hợp đồng tương tự

Bước 6: Xây dựng các yếu tố kỹ thuật

Bước 7: Xây dựng yêu cầu về giải pháp và phương pháp luận

Bước 8: Xây dựng yêu cầu về tài chính, thương mại

4. Nếu kế hoạch lựa chọn nhà thầu chưa được phê duyệt thì được phát hành hồ sơ mời thầu không?

Không. Một trong những điều kiện phát hành hồ thầu là Kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải được phê duyệt.

 

Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc (Xem thêm về chúng tôi tại đây) với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn

- Tư vấn: 1900.3330

- Mail: [email protected]

Trân trọng!

✅ Kiến thức: ⭕ Hồ sơ mời thầu
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (318 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (1)

    Chương
    xin được tư vấn về việc lập một bộ hồ sơ đấu thầu đầy ddue gồm những gì, các bước tiến hành thực hiện ra sao? xin cảm ơn./.
    TRẢ LỜI
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo