Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của các doanh nghiệp nói riêng và tất cả mọi người nói chung. Trong thời đại công nghiệp hóa ngày càng phát triển như hiện nay việc quan trắc môi trường là một nhiệm vụ hết sức cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp để đánh giá mức độ ô nhiễm, báo cáo với cơ quan chức năng. Vì vậy việc giám sát môi trường định kì là công việc hết sức quan trọng và không thể thiếu giúp các doanh nghiệp có thể nắm bắt được các diễn biến của môi trường từ các hoạt động xử lý, sản xuất…..từ đó có thể giúp doanh nghiệp có những giải pháp, biện pháp hạn chế những tác động xấu tới môi trường. Sau đây, ACC sẽ tư vấn cho quý khách hàng những vấn đề liên quan đến “Quy trình lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ” theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Căn cứ pháp lý
- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ban hành ngày 23/6/2014;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Thông tư 43/2015/TT-BTNMT về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường.
2. Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là gì
Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ từ năm 2017 đã có tên mới là báo cáo quan trắc môi trường định kỳ. Việc làm này được thực hiện dựa theo Thông tư 43/2015/TT-BTNMT
Báo cáo giám sát môi trường là hình thức báo cáo kết quả về hiện trạng chất lượng môi trường trong thời gian ngắn hạn của doanh nghiệp để từ đó đề ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhằm đạt các Tiêu chuẩn môi trường theo quy định.
Cơ quan tiếp nhận Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là Phòng Tài nguyên & Môi trường quận/ huyện, Sở Tài nguyên & Môi trường và các Chi cục bảo vệ môi trường.
3. Tại sao phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ
- Cung cấp các đánh giá được thực trạng môi trường.
- Cảnh báo kịp thời các diễn biến xấu có thể làm ô nhiễm môi trường.
- Đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường cho doanh nghiệp thực hiện.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về chất lượng môi trường phục vụ việc lưu trữ và trao đổi thông tin cho danh nghiệp.
4. Đối tượng cần làm báo cáo giám sát môi trường định kỳ
- Báo cáo giám sát môi trường định kỳ bắt buộc phải lập đối với các đối tượng như các cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh, các cơ sở dịch vụ và các khu sản xuất, kinh doanh, cơ sở đang hoạt động,… (theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP, Điều 3) cùng Bản kế hoạch bảo vệ môi trường (theo Luật Bảo vệ môi trường 2014, Điều 24).
- Tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà xưởng,các khách sạn, nhà nghĩ, các bệnh viện, phòng khám, trường học, các nhà hàng, chung cư, tòa nhà, các công trình xây dựng, các khu công nghiệp, các nhà máy, khu dân cư, trung tâm thương mại và siêu thị… có xả chất thải đều cần phải lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ
Chu kỳ thực hiện báo cáo giám sát môi trường:
- Đối với dự án có quy mô vừa và nhỏ, trước đó đã lập kế hoạch bảo vệ môi trường thì tiến hành quan trắc môi trường xung quanh và lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo chu kỳ 1 năm 2 lần, định kỳ 6 tháng thực hiện 1 lần.
- Đối với dự án có quy mô lớn, trước đó đã lập đánh giá tác động môi trường ĐTM thì tiến hành quan trắc môi trường xung quanh và lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo chu kỳ 1 năm 4 lần, định kỳ 3 tháng thực hiện 1 lần.
5. Chuẩn bị hồ sơ
- Giấy phép đăng ký kinh doanh dự án
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Biên lai tiền điện nước 3 tháng gần nhất
- Bản vẽ sơ đồ dự án, bản vẽ hệ thống bảo vệ môi trường.
- Những hồ sơ đã thực hiện: kế hoạch môi trường, ĐTM, sổ chủ nguồn thải, hồ sơ vệ sinh lao động,…
6. Quy trình làm báo cáo giám sát môi trường định kỳ
- Bước 1: Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh, tiến hành việc thu thập các số liệu liên quan đến hoạt động của dự án, cơ sở sản xuất kinh doanh như về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, khí hậu, địa chất,...
- Bước 2: Quan trắc và xác định nguồn ô nhiễm có thể phát sinh khi dự án hoạt động như nguồn nước thải, khí thải, các chất thải rắn,...
- Bước 3: Thực hiện việc lấy mẫu phân tích nguồn ô nhiễm như nước thải, mẫu không khí bên ngoài, không khí bên trong, khí thải tại nguồn nếu dự án có sử dụng máy phát điện, các thông số về độ rung, tiếng ồn,... Sau đó đem phân tích tại phòng thí nghiệm.
- Bước 4: Tiến hành xây dựng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm dự phòng sự cố.
- Bước 5: Đề xuất các phương án quản lý, dự phòng ngăn chặn và xử lý khí thải, nước thải, các phương án thu gom chất thải nguy hại.
- Bước 6: Cam kết khắc phục những nội dung chưa đạt, các biện pháp cùng thời gian khắc phục; cam kết vận hành và thực hiện thường xuyên các biện pháp xử lý , giảm thiểu chất thải đảm bảo đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của môi trường; cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Bước 7: Yêu cầu chủ doanh nghiệp cung cấp một số hồ sơ liên quan đến dự án và tiến hành soạn thảo hồ sơ báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo thông tư 43/2015/TT-BTNMT.
- Bước 8: Gửi hồ sơ về chủ doanh nghiệp xem xét và ký nhận, sau đó nhận hồ sơ sẽ trình nộp báo cáo lên cơ quan chức năng có thẩm quyền để xem xét phê duyệt báo cáo giám sát môi trường định kỳ như các Sở TNMT, các phòng sở TNMT tại địa phương dự án triển khai.
7. Thời hạn nộp báo cáo giám sát môi trường định kỳ
Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gửi báo cáo giám sát môi trường định kỳ chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt quan trắc (Điểm b Khoản 3 điều 23 Thông tư 43) cho cơ quan thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường (Khoản 1 Điều 21 Thông tư 43).
Nội dung bài viết:
Bình luận