quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) (Cập nhật 2023)

Báo cáo đánh giá tác động môi trường hay còn gọi là ĐTM hay evironmantal impact assessement (EIA) là một trong những quy trình bắt buộc đối với những Chủ đầu tư thực hiện những dự án mà pháp luật quy định phải thực hiện việc lập loại báo cáo này. Tuy nhiên để thực hiện và lập báo cáo đánh giá tác động môi trường chưa bao giờ là một nhiệm vụ dễ dàng đối với người được giao nhiệm vụ đó. Thấu hiểu những khó khăn đó của các Chủ dự án, hôm nay ACC sẽ hướng dẫn bản cách lập báo cáo đánh giá tác động môi trường một cách chi tiết và đầy tại bài viết này!

Quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
Quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

1. Đối tượng phải thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường là ai?

  • Các chủ thể phải thực hiện việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm các chủ thể sau:
    • Dự án có thứ tự từ mục 1 đến mục 113 Phụ lục II và Phụ lục III của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP; dự án có tên gọi khác nhưng có tính chất, quy mô tương đương các dự án có thứ tự từ mục 1 đến mục 113 Phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP;
    • Dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đăng ký, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc phê duyệt, xác nhận đề án bảo vệ môi trường tới mức tương đương với các đối tượng từ mục 1 đến mục 113 Phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP
  • Đối tượng quy định tại Điều 18 của Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13.
  • Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
  • Dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử – văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng;
  • Dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.

2. Nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường

Những nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường như sau:

  • Về các biện pháp xử lý chất thải: Phải đánh giá giải pháp và lựa chọn phương án công nghệ xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Đối với dự án đầu tư xây dựng có công trình xử lý chất thải để thẩm định về môi trường phải có phần thuyết minh và phương án thiết kế cơ sở (đối với dự án có nhiều bước thiết kế) hoặc phương án thiết kế bản vẽ thi công (đối với dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước) của công trình, hạng mục công trình xử lý chất thải theo quy định của pháp luật về xây dựng; có phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong quá trình thi công xây dựng, vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành;
  • Chương trình quản lý và giám sát môi trường được thực hiện trong giai đoạn thi công xây dựng dự án; dự kiến chương trình quản lý và quan trắc môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành;

Phương án tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường gồm:

Phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải phát sinh trong quá trình thi công xây dựng dự án (chất thải rắn, khí thải, chất thải nguy hại, rác thải sinh hoạt, nước thải sinh hoạt, các loại chất thải lỏng khác như hóa chất thải, hóa chất súc rửa đường ống,...), bảo đảm theo quy định về bảo vệ môi trường;
Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải, thiết bị quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục đối với trường hợp phải lắp đặt theo quy định; kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác phục vụ giai đoạn vận hành của dự án;

Quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
Quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
  • Đối với dự án mở rộng quy mô, nâng công suất hoặc thay đổi công nghệ của cơ sở, khu công nghiệp đang hoạt động, trong báo cáo đánh giá tác động môi trường phải có thêm một phần đánh giá về tình hình hoạt động và thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở, khu công nghiệp hiện hữu; đánh giá tổng hợp tác động môi trường của cơ sở, khu công nghiệp hiện hữu và dự án mở rộng quy mô, nâng công suất hoặc thay đổi công nghệ của dự án mới;
  • Đối với các dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp và các dự án thuộc loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (quy định tại Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 18/2015/ND-CP), trong báo cáo đánh giá tác động môi trường phải có phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với khí thải; phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải (theo quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP);
  • Đối với dự án khai thác khoáng sản, trong báo cáo đánh giá tác động môi trường phải có phương án cải tạo, phục hồi môi trường (quy định tại Điều 6 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP); đối với dự án khai thác cát, sỏi và khoáng sản khác trên sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa và vùng cửa sông, ven biển phải có nội dung đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.

3. Quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

Bước 1: Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực xung quanh dự án và khảo sát môi trường của dự án: điều kiện địa lý- địa chất, môi trường tự nhiên-kinh tế- xã hội liên quan đến dự án

Bước 2: Xác định các nguồn có thể gây ô nhiễm như” khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn. Xác định các loại chất thải có thể phát sinh trước và sau quá trình xây dựng và hoạt động của dự án

Bước 3: Thu thập các mẫu khí thải, chất thải, … đã xác định từ trước đó sau đó đem phân tích tại phòng thí nghiệm

Bước 4: Đánh giá mức độ tác động ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội và con người xung quanh khu vực dự án

Bước 5: Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong giai đoạn xây dựng dự án, các biện pháp quản lý môi trường trong hoạt động và dự phòng sự cố môi trường

Bước 6: Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thug om và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án

Bước 7: Tiến hành tham vấn ý kiến UBND và UBMTTQ phường nơi thực hiện dự án

Bước 8: Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường

Bước 9: Nộp lên cơ quan có thẩm quyền và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

4. Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo tác động môi trường được chủ dự án gửi đến cơ quan nhà nước, bao gồm:

  • 01 văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo Mẫu số 05 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
  • 01 bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật của dự án đầu tư hoặc các tài liệu tương đương;
  • 07 bản báo cáo đánh giá tác động môi trường. (Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn 07 người, chủ dự án phải cung cấp thêm số lượng báo cáo đánh giá tác động môi trường.)

5. Hình thức gửi báo cáo đánh giá tác động môi trường

  • Nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền
  • Gửi bằng đường bưu điện
  • Gửi bản điện tử thông qua trang dịch vụ công

6. Nội dung thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

  • Sự phù hợp của dự án đối với chiến lược, quy hoạch (nếu có), quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;
  • Sự phù hợp của các phương pháp đánh giá tác động môi trường được sử dụng;
  • Sự phù hợp của các đánh giá về việc lựa chọn công nghệ sản xuất, hạng mục công trình và các hoạt động của dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường;
  • Kết quả phân tích, tổng hợp số liệu về hiện trạng môi trường, kinh tế - xã hội nơi thực hiện dự án và sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án;
  • Việc đánh giá và dự báo về nguồn thải, sự phát sinh, quy mô, tính chất nguy hại của nước thải, khí thải, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại và các loại chất thải đặc thù khác; các tác động của chất thải và các tác động khác của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng; đánh giá, dự báo các rủi ro sự cố môi trường do chất thải gây ra;
  • Các yêu cầu, quy định, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn về môi trường áp dụng đối với dự án;
  • Sự phù hợp của các giải pháp bảo vệ môi trường, bao gồm: phương án thu gom, quản lý chất thải; biện pháp, công nghệ xử lý nước thải; biện pháp, công nghệ giảm thiểu, xử lý bụi, khí thải; phương án lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại; phương án lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường; phương án quản lý, biện pháp, công nghệ xử lý chất thải khác; phương án cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có); các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác của dự án đến môi trường; các phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường do chất thải của dự án gây ra;
    Sự phù hợp của chương trình quản lý và giám sát môi trường;
  • Các cam kết bảo vệ môi trường của chủ dự án.

7. Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định như sau:

  • Thời hạn tổ chức thẩm định thông qua hội đồng thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; (riêng đối với các dự án thuộc danh mục các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, thời hạn thẩm định không quá 45 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ);
  • Thời hạn tổ chức thẩm định thông qua hội đồng thẩm định của các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không quá 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; (riêng đối với các dự án thuộc danh mục các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, thời hạn thẩm định không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ);
  • Thời hạn thẩm định thông qua việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức có liên quan không quá 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

8. Một số câu hỏi thường gặp về quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dtm

Thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường là cơ quan nào?

Tùy thuộc vào từng dự án mà sẽ do cơ quan nào thẩm định theo quy định của pháp luật:

+ Bộ Tài nguyên và Môi trường

+ Bộ, cơ quan ngang bộ

+ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trong bao lâu?

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được chỉnh sửa theo yêu cầu của cơ quan thẩm định

Tại sao nên sử dụng dịch vụ của ACC?

Khi sử dụng dịch vụ của ACC, chúng tôi cam kết với khách hàng:

  • Giá trọn gói và không phát sinh.
  • Tiết kiệm chi phí đi lại và thời gian công sức của khách hàng.
  • Cung cấp hồ sơ rất đơn giản và tư vấn miễn phí
  • Làm  đúng quy định với chi phí hợp lý, tiết kiệm cho khách hàng.
  • Đội ngũ nhân viên có chuyên môn, trình độ

Chi phí khi sử dụng dịch vụ của ACC

Công ty ACC cung cấp dịch vụ và tư vấn quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dtm với chi phí thấp giúp quý khách hàng hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục pháp lý nhanh chóng và chính xác nhất.

Nếu Chủ dự án/độc giả có bất kỳ khó khăn hoặc vướng mắc gì liên quan đến Quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, hãy liên hệ với ACC để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và tốt nhất nhé. Các kênh thông tin có thể liên hệ với ACC tại:

Thông qua hình thức Trực tuyến

  1. Hotline 090.992.8884
  2. ĐT Tổng đài 1800.0006
  3. ĐT Văn Phòng 028.77700888
  4. Kết nối Zalo 090.992.8884
  5. Mail: [email protected]

Địa chỉ trụ sở:

  • Trụ sở chính: tại Tp Hồ Chí Minh: ACC Building, Lầu 3,
    520-526 Cách Mạng Tháng 8, Phường 11, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
  • Hà Nội: Tầng 11, Số 9 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Bình Dương: 30/10 Hoàng Hoa Thám, Phường Phú Lợi, TP. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
  • Cần Thơ: 27 Mậu Thân, Xuân Khánh, Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
  • Đà Nẵng: 23 Đào Duy Anh, Thanh Khê, TP. Đà Nẵng

 

✅ Quy trình: ⭕ Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (560 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (3)

    VẠN LỘC
    Muốn mua hay thuê 1 sản phẩm phim đăng lên kênh thương mại Youtube thì giá và cách xin thế nào ạ. Cám ơn, hy vọng hồi âm sớm
    TRẢ LỜI
    trần ngọc hân
    hy vọng lời nhắn nay,sẽ bay tới người thật sư muốn tìm.1 người bình thường.muốn làm nên điều kỳ diệu
    TRẢ LỜI
    T
    Bùi Trung Thức
    bạn ơi có thể giúp mình vấn đề tác quyền phim không?
    TRẢ LỜI
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo