Quy trình, thủ tục làm vận đơn đường biển [Chi tiết 2024]

Ngày nay khi hoạt động vận chuyển bằng đường biển ngày càng phát triển mạnh. Tuy nhiên, quy trình để hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển đường biển phải theo quy định pháp luật. Vì vậy, bài viết này cung cấp những thông tin cần thiết trong quy trình vận đơn đường biển cập nhật 2023.

ACC là đơn vị chuyên cung cấp các quy định pháp lý cần thiết trong quy trình làm vận đơn đường biển cập nhập mới nhất 2023. Mời bạn theo dõi chi tiết bài viết này.

Quy trình làm vận đơn đường biển
Quy trình làm vận đơn đường biển

1. Khái niệm về vận đơn bằng đường biển

Vận đơn: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 148 Bộ luật Hàng hải 2015 quy định: Vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hoá với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hoá dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.

Vận đơn đường biển (B/L – Bill Of Lading): Theo quy định tại Khoản 7 Điều 1 Công ước của Liên hiệp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển 1978; Vận đơn đường biển là một chứng từ làm bằng chứng cho một hợp đồng vận tải đường biển và cho việc người chuyên chở đã nhận hàng để chở hoặc xếp hàng xuống tàu và bằng vận đơn này, người chuyên chở cam kết sẽ giao hàng khi xuất trình nó. Một điều khoản trong chứng từ này quy định rằng lô hàng phải được giao theo lệnh của người được ghi đích danh hoặc giao theo lệnh, hoặc giao cho người cầm vận đơn chính là sự cam kết đó.

2. Chức năng của vận đường biển

* Vận đơn có 3 chức năng chính sau đây:

  • Thứ nhất, vận đơn là “bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận lên tàu số hàng hoá với số lượng, chủng loại, tình trạng như ghi rõ trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng”.
    • Thực hiện chức năng này, vận đơn là biên lai nhận hàng của người chuyên chở cấp cho người xếp hàng. Nếu không có ghi chú gì trên vận đơn thì những hàng hoá ghi trong đó đương nhiên được thừa nhận có “Tình trạng bên ngoài thích hợp” (In apperent good order and condition).
    • Ðiều này cũng có nghĩa là người bán (người xuất khẩu) đã giao hàng cho người mua (người nhập khẩu) thông qua người chuyên chở và người chuyên chở nhận hàng hoá như thế nào thì phải giao cho người cầm vận đơn gốc một cách hợp pháp như đã ghi trên vận đơn ở cảng dỡ hàng.
  • Thứ hai, “vận đơn gốc là chứng từ có giá trị, dùng để định đoạt và nhận hàng” hay nói đơn giản hơn vận đơn là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hoá ghi trong vận đơn. Vì vậy, vận đơn có thể mua bán, chuyển nhượng được. Việc mua bán, chuyển nhượng có thể được thực hiện nhiều lần trước khi hàng hoá được giao. Cứ mỗi lần chuyển nhượng như vậy, người cầm vận đơn gốc trong tay là chủ của hàng hoá ghi trong vận đơn, có quyền đòi người chuyên chở giao hàng cho mình theo điều kiện đã quy định trong vận đơn tại cảng đến.
  • Thứ ba, vận đơn đường biển là bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng đường biển đã được ký kết.Trong trường hợp thuê tầu chuyến, trước khi cấp vận đơn đường biển, người thuê tầu và người cho thuê tầu đã ký kết với nhau một hợp đồng thuê tầu chuyến (charter party).
    • Khi hàng hoá được xếp hay được nhận để xếp lên tàu, người chuyên chở cấp cho người gửi hàng vận đơn đường biển. Vận đơn được cấp xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết.
    • Trong trường hợp thuê tàu chợ thì không có sự ký kết trước một hợp đồng thuê tầu như thuê tầu chuyến mà chỉ có sự cam kết (từ phía tầu hay người chuyên chở) sẽ dành chỗ xếp hàng cho người thuê tàu.
    • Vậy vận đơn được cấp là bằng chứng duy nhất xác nhận hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển đã được ký kết. Nội dung của vận đơn là cơ sở pháp lý để giải quyết mọi tranh chấp xảy ra sau này giữa người phát hành và người cầm giữ vận đơn.

3. Ký phát vận đơn đường biển

* Theo quy định tại Điều 159 Bộ luật Hàng hải 2015 quy định về người ký phát vận đơn:

  • Theo yêu cầu của người giao hàng, người vận chuyển có nghĩa vụ ký phát cho người giao hàng một bộ vận đơn.
  • Vận đơn có thể được ký phát dưới dạng sau đây:
    • Ghi rõ tên người nhận hàng, gọi là vận đơn đích danh.
    • Ghi rõ tên người giao hàng hoặc tên những người do người giao hàng chỉ định phát lệnh trả hàng, gọi là vận đơn theo lệnh.
    • Không ghi rõ tên người nhận hàng hoặc người phát lệnh trả hàng, gọi là vận đơn vô danh.
  • Trường hợp trong vận đơn theo lệnh không ghi rõ tên người phát lệnh trả hàng thì người giao hàng mặc nhiên được coi là người có quyền đó.

4. Ký hậu vận đơn đường biển

* To order Bill of Lading là Vận đơn theo lệnh, chúng ta hãy cùng tìm hiểu ký hậu vận đơn đường biển nhé.

  • Định nghĩa về vận đơn theo lệnh “To order B/L”: Là vận đơn mà hàng hóa ghi trong vận đơn đó sẽ được giao theo lệnh của một người nào đó (trên mục Consignee của BL) bằng cách ký hậu lên mặt sau của vận đơn.
  • Các loại vận đơn theo lệnh : Chia theo cách ai là người ký hậu vận đơn thì có 3 loại vận đơn theo lệnh đó là :
    • To order of a named person (Theo lệnh của một người đích danh nào đó): Với vận đơn này hàng sẽ được giao theo lệnh của người, công ty hay tổ chức nào đó được ghi trong cột “Consignee” hoặc “To order of ” của vận đơn bằng cách người đó sẽ ký hậu vào mặt sau của vận đơn và ghi tên người nhận hàng vào đó.
    • To order of a issuing bank (Theo lệnh của ngân hàng phát hành): Tương tự với “To order of a named person” B/L nhưng thay vào đó là ngân hàng được ghi trên vận đơn sẽ ký hậu vào mặt sau của vận đơn.
    • To order of shipper (Theo lệnh của người gửi hàng): Với vận đơn này thì hàng sẽ được giao cho người được chỉ định của người ký hậu, người ký hậu chính là người gửi hàng (shipper). Đôi khi trên vận đơn chỉ cần viết “To order” thì đương nhiên được hiểu đó là theo lệnh của người gửi hàng.
  • Cách ký hậu trong vận đơn theo lệnh:
    • Ký hậu đích danh: Người ký hậu sẽ ký và đóng dấu vào mặt sau của vận đơn trong đó ghi đích danh tên của người được hưởng lợi và có thể ghi chú “Deliver to… – Giao hàng cho…” . Như vậy sau khi ký hậu thì vận đơn này trở thành vận đơn đích danh và là người hưởng lợi cuối cùng.
    • Ký hậu theo lệnh: Với kiểu ký hậu này “To order of …. “– Giao hàng theo lệnh của ” thì người được hưởng lợi lại tiếp tục được phép chuyển nhượng vận đơn cho người tiếp theo bằng cách ký hậu thêm một lần nữa ở phía mặt sau của vận đơn. Trong trường hợp không chuyển nhượng tiếp thì người được hưởng lợi sẽ cầm vận đơn đi lấy hàng như là người hưởng lợi cuối cùng.
    • Ký hậu cho chính người ký hậu : Trong trường hợp người ký hậu vận đơn lại chính là người hưởng lợi cuối cùng hay nói cách khác là người đi nhận lô hàng đó thì chỉ cần ký và đóng dấu là có thể cầm vận đơn đi lấy hàng, nếu cẩn thận hơn ta có thể ghi thêm câu ” Delivery to myself – Giao hàng cho chính tôi”. Nhưng đây là lý thuyết, thực tế thì vô cùng ít trường hợp như này.
    • Ký hậu miễn truy đòi: Thông thường thì người ký hậu vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới cho việc giao hàng đến người hưởng thụ cuối cùng trong trường hợp người hưởng thụ cầm vận đơn ký hâu mà không nhận được hàng. Tuy nhiên để tránh ràng buộc trách nhiệm với người hưởng thụ ngày, người ký hậu có thể thêm câu “Without recourse endorsement – Miễn truy đòi” bên cạnh chữ ký của mình.

5. Tác dụng của vận đơn đường biển

* Vận đơn đường biển có những tác dụng chủ yếu sau đây:

  • Vận đơn là cơ sở pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa người xếp hàng, nhận hàng và người chuyên chở.
  • Vận đơn là căn cứ để khai hải quan và làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá thành trách nhiệm của mình như quy định trong hợp đồng mua bán ngoại thương (vận đơn).
  • Vận đơn cùng các chứng từ khác của hàng hoá lập thành bộ chứng từ thanh toán tiền hàng.
  • Vận đơn là chứng từ quan trọng trong bộ chứng từ khiếu nại người bảo hiểm, hay những người khác có liên quan.
  • Vận đơn còn được sử dụng làm chứng từ để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng hàng hoá ghi trên vận đơn.

6. Phân loại vận đơn đường biển

Hiện nay có rất nhiều cách để phân biệt vận đơn bằng đường biển. Căn cứ tuỳ vào mục đích và căn cứ riêng mà người ta phân loại vận đơn đường biển, hiện tại có 06 cách phân biệt vận đơn bằng đường biển như sau:

Căn cứ vào tính sỡ hữu:

Có 03 loại:

  • Vận đơn đích danh (Straight Bill): là vận đơn ghi rõ tên, địa chỉ người nhận hàng và người chở hàng chỉ giao hàng đúng với tên, địa chỉ trên bill. ( Trong ví dụ là mục consingee, vân đơn trên là vận đơn đích danh).
  • Vận đơn theo lệnh (To order Bill): Thường thì trên bill gốc không thể hiện tên consignee mà chỉ để chữ “To Order” tại mục consignee. Vận đơn này miễn người nào cầm vận đơn gốc và được xác nhận ký hậu của shipper là có thể nhận hàng:

Trên vận đơn “To Order” ô Consignee có thể thi: To order of consignee, to order of bank…. Bạn phải chú ý ký hậu và đóng dấu khi gặp vận đơn này. Việc ký hậu và đóng dấu là cách chuyển nhượng quyền sở hữu của lô hàng. Thường ký hậu và đóng dấu vào mặt sau của Bill.

  • Vận đơn vô danh (To bearer Bill): Không ghi tên hay bất cứ thông tin gì trong mục consignee hoặc phát hành theo lệnh nhưng không ghi rõ lệnh này của ai. Do đó ai cầm được vận đơn này đều có thể nhận hàng.

Vận đơn theo lệnh (To order) có thể biến thành vận đơn đích danh (Straight Bill) nếu ký hậu ghi rõ người nhận hàng hoặc có thể biến thành vận đơn vô danh (To bearer Bill) khi chỉ ký hậu mà không ghi tên người nhận.

Căn cứ vào tính pháp lý của hàng hóa vận chuyển:

  • Vận đơn gốc (Original Bil) : là vận đơn được có dấu Original và được đóng mộc, ký bằng tay. Bill gốc mang tính chủ sở hữu hàng hoá. Ví dụ Bill trên của Maersk Line là vận đơn gốc, theo lệnh (to order).
  • Vận đơn bản sao (Copy B/L): nội dung vận đơn này giống với vận đơn gốc, không có dấu và không được ký bằng tay, có chữ COPY-NON NEGOTIABLE (như hình trên). Có nghĩa là không được chuyển nhượng.

Căn cứ vào tình trạng bốc xếp hàng hóa:

  • Vận đơn đã bốc hàng lên tàu (Shipped on board Bill): Là loại vận đơn mà chủ tàu, thuyền trưởng hoặc nhân viên của chủ tàu cấp cho người gởi hàng shipper khi hàng đã bốc lên tàu.
  • Vận đơn nhận hàng để chở (Received for shipment Bill): Vận đơn này cam kết với chủ hàng rằng hàng sẽ được bốc lên tàu, trên con tàu đã thống nhất từ trước.

Căn cứ vào phê chú trên vận đơn:

  • Vận đơn hoàn hảo (Clean Bill): là loại vận đơn mà không có bất cứ ghi chú khiếm khuyết gì về ghi chú của lô hàng. Điều này rất quan trọng bởi vì vận đơn này để consignee hoặc ngân hàng cảm thấy an tâm về lô hàng khi shipper gởi.
  • Vận đơn không hoàn hảo (Unclean Bill hay Dirty Bill): Là loại vận đơn mà người chuyên chở có ghi chú xấu về tình trạng của lô hàng. Có thể ghi một số thông tin xấu về lô hàng như Case Leaking (thủng chảy), Bag Torn (bao rách) …

Căn cứ vào phương thức thuê tàu:

  • Vận đơn tàu chợ (Liner Bill): là loại vận đơn thông dụng nhất và chiếm hầu hết trên thị trường. Loại vận đơn này khi bạn thuê tàu container để chở hàng ( ví dụ trong bài viết đều là vận đơn tàu chợ)
  • Vận đơn tàu chuyến (Voyage Charter Bill): là loại vận đơn phát cho người chủ hàng khi sử dụng tàu chuyến để chở hàng và thường đi kèm “tobe used with charter party” (sử dụng với hợp đồng thuê tàu).

Căn cứ vào hành trình và phương thức chuyên chở hàng hóa:

  • Vận đơn đi thẳng (Direct Bill): là loại vận đơn hàng được chở thẳng từ cảng load hàng sang cảng dỡ hàng không qua chuyển tải hay tàu ghé cảng nào cả.
  • Vận đơn chở suốt (Through Bill): cấp cho chủ hàng không cần quan tâm đến hàng có chuyển tải hay không. Trong loại vận đơn nay có thể có nhiều người chuyên chở và nhiều tàu chuyên chở. Tuy nhiên chỉ có 1 vận đơn có tính sở hữu duy nhất. Trong loại này còn có các vận đơn con gọi là vận đơn địa hạt (Local B/L) không có tính sở hữu. Vận đơn địa hạt này như là 1 biên lai ghi nhận các nhà chuyên chở nhận hàng và trao đổi hàng cho nhau.
  • Vận đơn đa phương thức (Multimodal BilL, Intermodal Bill or Combined Bill): vận đơn này thường dùng trong vận chuyển container với hình thức “door to door”. Có thể sử dụng nhiều phương pháp vận chuyển kết hơp như : đường biển, hàng không, đường bộ…

Một số loại vận đơn khác

  • Master bill: Vận đơn của hãng tàu cấp cho shipper hoặc cấp cho Forwarder.
  • House bill: Vận đơn nhà. Vận đơn này do forwarder cấp cho shipper
  • Surrenderd bill: Là vận đơn điện giao hàng hay còn gọi là vận đơn xuất trình nhằm đảm bảo hàng hoá có thể release nhanh.
  • Seaway bill: Vận đơn để release hàng hoá nhanh hay còn được gọi là Express release.

Vận đơn đường biển sạch

  • Chúng ta biết rằng Vận đơn là một chứng từ vận tải do người vận chuyển, hoặc thuyền trưởng (đường biển) hoặc đại lý của người vận chuyển ký phát sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc hàng hóa đã được nhận và chờ xếp lên tàu.
  • Bên cạnh yếu tố trên, có một điều mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đều rất quan tâm đó là vận đơn phải là vận đơn sạch tức là không có phê chú xấu của người chuyên chở lên vận đơn về tình trạng hàng hóa khi hãng tàu nhận hàng từ người gửi hàng.

Quy định về Bill gốc - Original bill of lading

Số lượng bản gốc: Bill gốc do hãng tàu hoặc forwarder phát hành, bộ bill gốc thường có 3 bill giống nhau gọi là 3 bản chính, ngoài ra còn có 3 bản copy, đều được đánh số theo thứ tự : First original, second original và third original.

Quy định về vận đơn đường biển điện tử - E bill

  • Vận đơn điện tử là gì: Khi sử dụng vận đơn truyền thống thường có những nhược điểm như: Lưu chuyển chậm và khó lưu trữ gây ảnh hưởng đến việc kéo dài ngày nghỉ cuối tuần và giảm giờ làm tại các công sở. Thêm vào đó, việc soạn thảo vận đơn rất tốn kém và việc vận chuyển vận đơn cũng đắt chẳng vậy. Tàu thương mại ngày càng đi nhanh so với cách chuyển thư truyền thống, người ta thường xuyên phải nhờ đến dịch vụ chuyển phát nhanh, phải thêm chi phí cho thư bảo đảm, phải sao chép thư. Vì những nhược điểm trên, Vận đơn Điện tử được ra đời. Vận đơn này được tạo ra nhằm để thay thế vận đơn truyền thống được in trên giấy.
  • Vì vậy, Vận đơn điện tử điện tử là một thông điệp điện tử, có nội dung và cấu trúc thống nhất, được chuyển từ nơi này đến nơi khác bởi các phương tiện điện tử (không có sự tham gia của các phương tiện truyền dữ liệu cơ học).
  • Tuy nhiên, Hiện tại, không có công ước vận chuyển hàng hóa quốc tế áp dụng cho e-Bill, do đó các bên sẽ phải tham chiếu, kết hợp với các quy định khác nhau theo thỏa thuận của hợp đồng nếu họ muốn áp dụng. Quy tắc Rotterdam, mặc dù chưa có hiệu lực, nhưng đã đưa ra giá trị như nhau giữa tài liệu giấy truyền thống và điện tử, đó là chứng từ vận chuyển điện tử.

7. Nội dung chính trên vận đơn bằng đường biển

Theo quy định tại Điều 160 Bộ luật Hàng hải 2015 quy định về nội dung của vận đơn đường biển  như sau:

  • Tên và trụ sở chính của người vận chuyển.
  • Tên người giao hàng.
  • Tên người nhận hàng hoặc ghi rõ vận đơn được ký phát dưới dạng vận đơn theo lệnh hoặc vận đơn vô danh.
  • Tên tàu biển.
  • Tên hàng, mô tả về chủng loại, kích thước, thể tích, số lượng đơn vị, trọng lượng hoặc giá trị hàng hóa, nếu xét thấy cần thiết.
  • Mô tả tình trạng bên ngoài hoặc bao bì hàng hóa.
  • Ký, mã hiệu và đặc điểm nhận biết hàng hóa mà người giao hàng đã thông báo bằng văn bản trước khi bốc hàng lên tàu biển và được đánh dấu trên từng đơn vị hàng hóa hoặc bao bì.
  • Giá dịch vụ vận chuyển và các khoản thu khác của người vận chuyển; phương thức thanh toán.
  • Nơi bốc hàng và cảng nhận hàng.
  • Cảng trả hàng hoặc chỉ dẫn thời gian, địa điểm sẽ chỉ định cảng trả hàng.
  • Số bản vận đơn gốc đã ký phát cho người giao hàng.
  • Thời điểm và địa điểm ký phát vận đơn.
  • Chữ ký của người vận chuyển hoặc thuyền trưởng hoặc đại diện khác có thẩm quyền của người vận chuyển.
  • Trong vận đơn, nếu thiếu một hoặc một số nội dung quy định tại quy định này nhưng phù hợp với quy định tại Điều 148 của Bộ luật Hàng hải thì không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của vận đơn.

Trường hợp tên người vận chuyển không được xác định cụ thể trong vận đơn thì chủ tàu được coi là người vận chuyển. Trường hợp vận đơn được lập theo quy định tại khoản 1 Điều 160 Bộ luật Hàng hải 2015 ghi không chính xác hoặc không đúng sự thật về người vận chuyển thì chủ tàu chịu trách nhiệm bồi thường các tổn thất phát sinh và sau đó được quyền yêu cầu người vận chuyển bồi hoàn.

8. Những lưu ý khi vận đơn đường biển

Vận đơn đường biển là một chứng từ quan trọng trong giao nhận vận chuyển, bảo hiểm, thanh toán và khiếu nại (nếu có). Trong thực tiễn sử dụng vận đơn phát sinh nhiều tranh chấp gây ảnh hưởng đến các bên liên quan do các bên chưa thực sự hiểu hoặc có những cách hiểu khác nhau về giá trị pháp lý của vận đơn, về nội dung và hình thức của vận đơn… Vì vậy khi lập và sử dụng vận đơn cần lưu ý những điểm sau đây:

Giá trị pháp lý của vận đơn đường biển

  • Theo thông lệ Hàng hải Quốc tế (công ước Brussels 1924, điều 1 khoản b) và Bộ luật Hàng hải Việt Nam (điều 81 khoản 3) thì vận đơn là cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa người nhận hàng và người chuyên chở.
  • Khi xảy ra thiếu hụt, hư hỏng, tổn thất.... đối với hàng hoá ở cảng đến thì người nhận hàng phải đứng ra giải quyết với người chuyên chở căn cứ vào vận đơn. Trên lý thuyết thì như vậy nhưng trong thực tế có rất nhiều tranh chấp phát sinh xung quanh vấn đề này. Cụ thể là: Trong thương mại hàng hải quốc tế thường lưu hành phổ biến 2 loại vận đơn: vận đơn loại thông thường (gọi là Conline bill) và vận đơn cấp theo hợp đồng thuê tàu (gọi là Congen bill).

Ðiểm khác nhau cơ bản của 2 loại vận đơn này là: Conline bill chức đầy đủ mọi quy định để điều chỉnh quan hệ giữa người nhận hàng và người chuyên chở như phạm vi trách nhiện, miễn trách, thời hiệu tố tụng, nơi giải quyết tranh chấp và luật áp dụng, mức giới hạn bồi thường, các quy định về chuyển tải, giải quyết tổn thất chung, những trường hợp bất khả kháng.... Thông thường loại vận đơn này có đầy đủ 3 chức năng như điều 81 Bộ luật Hàng hải Việt nam quy định. Ngược lại, Congen bill được cấp phát theo một hợp đồng thuê tàu chuyến nào đó.

  • Loại này thường chỉ có chức năng là một biên nhận của người chuyên chở xác nhận đã nhận lên tàu số hàng hoá được thuê chở như đã ghi trên đó. Nội dung của loại vận đơn này rất ngắn gọn và bao giờ cũng phải ghi rõ: phải sử dụng cùng với hợp đồng thuê tàu.

Vận đơn đường biển là loại vận đơn chủ (Master bill of lading) hay vận đơn nhà (house bill lading)

Vận đơn chủ hay vận đơn đường biển là vận đơn do người chuyên chở chính thức (effective carrier) phát hành còn vận đơn nhà hay vận đơn thứ cấp do người chuyên chở không chính thức (contracting carrier) hay còn gọi là người giao nhận phát hành trên cơ sở vận đơn chủ. Ðây là cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa người cung cấp dịch vụ giao nhận kho vận với khách hàng. Muốn phân biệt một vận đơn là Master bill hay House bill phải căn cứ vào nội dung và hình thức của vận đơn.

  • Thứ nhất, vận đơn đường biển thường có dẫn chiếu một số công ước quốc tế phổ biến như Hague Rules, Hague Visby Rules hoặc Hamburge Rules. Ngược lại, trên thế giới không có một công ước nào điều chỉnh vận đơn thứ cấp.
  • Thứ hai, vận đơn đường biển chỉ quy định các quyền và nghĩa vụ người vận tải biển liên quan tới việc bốc xếp, chuyên chở, dỡ hàng và trả hàng phát sinh từ hợp đồng thuê tầu. Ngược lại vận đơn thứ cấp còn chứa đựng những quy định pháp lý về chuyên chở bằng đường bộ, đường sông, đường sắt. Vì vậy, không gian pháp lý của vận đơn thứ cấp rộng hơn vận đơn đường biển.
  • Thứ ba, trong vận đơn thứ cấp thường ghi địa điểm nhận hàng để chở (place of receip) và địa điểm trả hàng (place of delivery) chứ không đơn thuần cảng bốc hàng và cảng dỡ hàng.
  • Thứ tư, vận đơn đường biển bao giờ cũng ghi rõ: đã bốc hàng lên tàu (shipped on board) hoặc đã nhận để bốc lên tàu (received for shipment). Ngược lại, vận đơn thứ cấp thường ghi: nhận để vận chuyển (taken in charge for transport) vì có thể chở bằng đường biển, đường sông, đường bộ...
  • Thứ năm, trong vận đơn đường biển, người gửi hàng gọi là shipper còn trong vận đơn thứ cấp, người gửi hàng gọi là consignor. Trong vận đơn đường biển luôn ghi người nhận hàng (consignee) hoặc đích danh hoặc theo lệnh nhưng trong vận đơn thứ cấp luôn ghi là: hàng được giao nhận theo lệnh (consigned to order of....)
  • Thứ sáu, vận đơn đường biển luôn có chức năng là chứng từ nhận quyền định đoạt hàng hoá nhưng với vận đơn thứ cấp, tính chất này có hay không do hai bên thoả thuận khi phát hành.
  • Thứ bảy, người chuyên chở đường biển không chịu trách nhiệm về hàng đến chậm nhưng người giao nhận lại phải chịu trách nhiệm về việc này.Có khi họ phải đến gấp đôI số tiền cước cho thiệt hại do giao hàng chậm.
  • Thứ tám, thời hiệu khiếu nại trong vận đơn đường biển là 1 năm, trong khi đó ở vận đơn thứ cấp chỉ là 9 tháng. Số thời gian chênh lệch là dành cho người giao nhận khiếu nại lại người vận tải chính thức.
  • Thứ chín, vận đơn đường biển chỉ cần 1 con dấu và 1 chữ ký vì nó chỉ được cấp sau khi hàng đã bốc lên tàu.

Trong khi đó, vận đơn thứ cấp do được phát hành khi nhận hàng để chở nên phải có thêm 1 con dấu và 1 chữ ký nữa xác nhận rằng hàng đã được bốc lên tàu (ngày cấp vận đơn thứ cấp và ngày bốc hàng có thể khác nhau). Tuy nhiên trong thức tế sự phân biệt giữa 2 loại vận đơn này chỉ là tương đối.

Nội dung và hình thức của vận đơn đường biển

  • Về nội dung:
    • Mục số lượng, trọng lượng, bao bì, ký mã hiệu mô tả hàng hoá phải ghi phù hợp với số lượng hàng thực tế xếp lên tàu và phải ghi thật chính xác.Khi nhận hàng theo vận đơn, phải lưu ý số hàng thực nhận so với số hàng ghi trong vận đơn, nếu thấy thiếu, sai hoặc tổn thất thì phải yêu cầu giám định để khiếu nại ngay. Nếu tổn thất không rõ rệt thì phải yêu cầu giám định trong 3 ngày kể từ ngày dỡ hàng.
    • Mục người nhận hàng: Nếu là vận đơn đích danh thì phải ghi rõ họ tên và địa chỉ người nhận hàng, nếu là vận đơn theo lệnh thì phải ghi rõ theo lệnh của ai (ngân hàng, người xếp hàng hay người nhận hàng).
    • Mục địa chỉ người thông báo: Nếu L/C yêu cầu thì ghi theo yêu cầu của L/C, nếu không thì để trống hay ghi địa chỉ của người nhận hàng.
    • Mục cước phí và phụ phí: phải lưu ý đến đơn vị tính cước và tổng số tiền cước. Nếu cước trả trước ghi: “Freight prepaid”, nếu cước trả sau ghi: “Freight to collect hay Freight payable at destination”. Có khi trên vận đơn ghi : “Freight prepaid as arranged” vì người chuyên chở không muốn tiết lộ mức cước của mình.
    • Mục ngày ký vận đơn: Ngày ký vận đơn thường là ngày hoàn thành việc bốc hàng hoá lên tàu và phải trong thời hạn hiệu lực của L/C.
    • Mục chữ ký vận đơn: Chữ ký trên vận đơn có thể là trưởng hãng tầu, đại lý của hãng tàu.
  • Về hình thức:
    • Hình thức của vận đơn do các hãng tự lựa chọn và phát hành để sử dụng trong kinh doanh. Vì vậy, mỗi hãng khác nhau phát hành vận đơn có hình thức khác nhau. Tuy nhiên hình thức phát hành không quyết định giá trị pháp lý của vận đơn.
  • Loại vận đơn dùng cho cả vận tải đơn phương thức và đa phương thức: trên vận đơn ghi: “bill of lading for combined transport shipment or port shipment”. Loại chứng từ này được hiểu là vận đơn đường biển và có thể chuyển nhượng được trừ phi người phát hành đánh dấu vào ô “Seaway bill, non negotiable”
  • Vận đơn dùng cho cả lưu thông và không lưu thông: “bill of lading not negotiable unless consigned to order” (vận đơn này không chuyển nhượng được trừ phi phát hành theo lệnh)....Như vậy nhìn vào hình thức vận đơn chúng ta không biết đươc nó là loại nào, giá trị pháp lý như thế nào. Muốn xác định cụ thể ta lại phải xem xét đến các nội dung thể hiện trên vận đơn.

9. Quy trình làm vận đơn đường biển

  • Bước 1: Shipper/ Consignor giao hàng cho đại lý tàu tại cảng bốc và yêu cầu ký phát vận đơn.
  • Bước 2: Nhằm xác định bằng chứng của việc giao nhận hàng, đại lý tàu cảng bốc ký phát cho người gởi hàng vận đơn gốc, thông thường nó gồm 3 bản: 3/3 Original B/L.
  • Bước 3: Có 2 cách:
    • Cách 1: Shipper trực tiếp gởi 1 bản Original B/L cho Consignee (nhưng phải gởi nhanh vì sợ trễ hàng và phải gởi đảm bảo);
    • Cách 2: Shipper gởi Original B/L cho Consignee thông qua hệ thống bank (gởi bằng cách nào là phụ thuộc vào các phương thức thanh toán trong Contract).
  • Bước 4: Đại lý tàu cảng dỡ gởi thông báo hàng tới cho Consignee (NOA: Notice of Arrival). Ở đây thường thì Consignee phải chủ động đoán ngày tàu tới cảng dỡ để lấy hàng chủ động hơn.
  • Bước 5: Consignee xuất trình B/L hợp lệ.
  • Bước 6: Bước đổi lệnh:
    • Đại lý tàu cảng dỡ ký phát D/O (Delivery Order), thông thường 1 tờ B/L đổi được 3 tờ D/O (cầm 3 tờ đem về). Consignee làm thủ tục nhập khẩu, nếu là hàng nguyên cont thì đi tới đại lý hãng tàu làm thủ tục đóng thuế bank (nếu có) và ký cược mượn cont.
  • Bước 7: Đại lý tàu cảng dỡ giao hàng cho Consignee trên cơ sở Consignee xuất trình lệnh giao hàng.

10. Một số câu hỏi thường gặp về quy trình vận đơn đường biển

Chữ ký vận đơn là ai ký?

Chữ ký của người vận chuyển hoặc thuyền trưởng hoặc đại diện khác có thẩm quyền của người vận chuyển.

Hình thức của quy trình vận đơn đường biển

Hình thức của vận đơn do các hãng tự lựa chọn và phát hành để sử dụng trong kinh doanh. Vì vậy, mỗi hãng khác nhau phát hành vận đơn có hình thức khác nhau. Tuy nhiên hình thức phát hành không quyết định giá trị pháp lý của vận đơn.

Lợi ích khi sử dụng dịch vụ của ACC

  • Giá trọn gói và không phát sinh.
  • Tiết kiệm chi phí đi lại và thời gian công sức của khách hàng.
  • Cung cấp hồ sơ rất đơn giản, tư vấn miễn phí
  • Làm đúng quy định với chi phí hợp lý, tiết kiệm cho khách hàng.
  • Đội ngũ nhân viên có chuyên môn, trình độ

Chi phí khi sử dụng dịch vụ của ACC

Công ty ACC cung cấp dịch vụ và tư vấn quy trình vận đơn đường biển với chi phí thấp giúp quý khách hàng hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục pháp lý nhanh chóng và chính xác nhất.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về quy trình vận đơn đường biển cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm về quy trình vận đơn đường biển vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

✅ Quy trình: ⭕ vận đơn đường biển
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo