Quy trình làm thủ tục hải quan đường bộ mới nhất 

Có nhiều phương tiện vận tải hàng hóa hiện nay, tuy nhiên vận tải đường bộ rất phổ biến. Vậy thủ tục hải quan đường bộ được thực hiện như thế nào? Với nhiều năm kinh nghiệm và hỗ trợ thành công rất nhiều khách hàng, Luật ACC tự hào thực hiện thủ tục hải quan đường bộ là dịch vụ hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng, nhanh chóng và tiết kiệm thời gian, chi phí. Bài viết của Công ty Luật ACC sẽ chia sẻ một số thông tin về Quy trình làm thủ tục hải quan đường bộ, mời các bạn cùng theo dõi

thu-tuc-hai-quan-duong-bo

Thủ tục hải quan đường bộ

1. Địa điểm làm thủ tục hải quan đường bộ

  • Trụ sở cơ quan hải quan tại khu vực cửa khẩu đường bộ, đường thủy nội địa;
  • Địa điểm kiểm tra chung giữa Hải quan Việt Nam với Hải quan các nước láng giềng tại khu vực cửa khẩu đường bộ.

2. Quy trình làm thủ tục hải quan đường bộ

 2.1. Trách nhiệm của công chức hải quan

  • Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ do người khai hải quan nộp, xuất trình theo quy định tại Điều 26 Thông tư này, nếu đủ điều kiện cho xuất cảnh, nhập cảnh thì nhập thông tin vào các ô, mục định sẵn trên phần mềm quản lý phương tiện vận tải đường bộ;
  •  In tờ khai phương tiện vận tải từ phần mềm quản lý phương tiện vận tải đường bộ.

2.2. Trách nhiệm của người khai hải quan

Ký tên vào tờ khai phương tiện vận tải, chịu trách nhiệm về tính xác thực đối với thông tin đã cung cấp cho cơ quan Hải quan.

2.3. Lưu ý

Trường hợp không sử dụng được phần mềm quản lý phương tiện vận tải đường bộ do lỗi phần mềm, lỗi mạng, mất điện. 

Trách nhiệm của công chức hải quan:

  • Cấp phát miễn phí tờ khai phương tiện vận tải cho người khai hải quan.
  • Hỗ trợ, hướng dẫn người khai hải quan khai thông tin vào các ô, mục trên tờ khai phương tiện vận tải (gồm cả 2 liên) tại phần dành cho người điều khiển phương tiện vận tải.

Trách nhiệm của người khai hải quan: khai và ký tên vào tờ khai phương tiện vận tải, chịu trách nhiệm về tính xác thực đối với thông tin đã cung cấp cho cơ quan Hải quan.

3. Thủ tục hải quan đường bộ đối với phương tiện vận tải của tổ chức, cá nhân qua lại khu vực biên giới

Đối với ô tô, xe gắn máy, phương tiện thủy nội địa nước ngoài vào khu vực cửa khẩu để giao hàng hoặc nhận hàng hoặc do nhu cầu sinh hoạt hàng ngày thì thủ tục hải quan thực hiện như sau:

  • Người khai hải quan xuất trình giấy tờ tùy thân (giấy phép lái xe hoặc chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy thông hành, ngày cấp của giấy tờ này), giấy tờ phương tiện để Chi cục hải quan cửa khẩu vào sổ theo dõi;
  • Chi cục hải quan cửa khẩu thực hiện việc ghi sổ hoặc nhập máy tính các thông tin về loại phương tiện, biển kiểm soát (nếu có), số giấy phép lái xe hoặc số chứng minh thư nhân dân hoặc số hộ chiếu hoặc số giấy thông hành, ngày cấp của giấy tờ này, họ và tên người điều khiển phương tiện (nếu là người nước ngoài thì ghi phiên âm theo tiếng Việt), ngày giờ vào, ra khu vực cửa khẩu; Thực hiện giám sát theo quy định;

Đối với ô tô, xe gắn máy, phương tiện thủy nội địa Việt Nam đi qua biên giới để giao hàng hoặc nhận hàng hoặc do nhu cầu sinh hoạt hàng ngày thì thủ tục hải quan thực hiện như sau:

  •  Người khai hải quan xuất trình tờ khai hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu trong trường hợp vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, giấy tờ tùy thân (giấy phép lái xe hoặc chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy thông hành, ngày cấp của giấy tờ này) và giấy tờ phương tiện để Chi cục hải quan cửa khẩu vào sổ theo dõi.
  • Chi cục hải quan cửa khẩu thực hiện việc ghi sổ hoặc nhập máy tính các thông tin về loại phương tiện, biển kiểm soát (nếu có), số giấy phép lái xe hoặc số chứng minh thư nhân dân hoặc số hộ chiếu hoặc số giấy thông hành, ngày cấp của giấy tờ này, ngày giờ vào, ra khu vực cửa khẩu; Thực hiện giám sát theo quy định;

4. Thủ tục hải quan đường bộ đối với phương tiện vận tải thô sơ 

Đối với phương tiện vận tải thô sơ thường xuyên qua lại khu vực biên giới để giao hàng hoặc nhận hàng hoặc do nhu cầu sinh hoạt hàng ngày:

  •  Người điều khiển phương tiện nộp cho cơ quan hải quan tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong trường hợp vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
  • Chi cục hải quan cửa khẩu thực hiện việc giám sát theo quy định.

5. Những câu hỏi thường gặp.

Thủ tục hải quan là gì?

Trước hết, cần hiểu rõ ý nghĩa của từ hải quan. Theo từ điển tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ xuất bản 2005 giải thích, hải quan nghĩa là: “việc kiểm soát và đánh thuế hàng hoá xuất nhập cảnh”.

Theo Wikipedia: Hải quan là một ngành có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải, phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Theo cách giải thích của Luật Hải quan năm 2014:

23. Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.

Như vậy, có thể hiểu đơn giản, thủ tục hải quan là các thủ tục cần thiết để đảm bảo hàng hóa, phương tiện vận tài được xuất khẩu hoặc nhập khẩu qua biên giới.

Địa bàn hoạt động hải quan bao gồm những gì?

- Cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế;

- Cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

- Khu vực đang lưu giữ hàng hóa chịu sự giám sát hải quan, khu chế xuất, khu vực ưu đãi hải quan;

- Các địa điểm làm thủ tục hải quan, kho ngoại quan, kho bảo thuế, bưu điện quốc tế, trụ sở người khai hải quan khi kiểm tra sau thông quan;

- Các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ hải quan;...

Địa điểm thực hiện thủ tục hải quan ở đâu?

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh phải được thực hiện tại trụ sở hải quan cửa khẩu nhập đầu tiên và cửa khẩu xuất cuối cùng, trừ trường hợp hàng hóa đóng chung container, toa xe chở hàng với hàng nhập khẩu, xuất khẩu, đóng chung với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh.

Trong thời gian quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam muốn chia tách lô hàng thì phải làm sao?

Trong thời gian quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam, nếu người khai hải quan thực hiện trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác thì phải thông báo và được sự đồng ý của cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu trước khi thực hiện.

      Trên đây, Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn đã giải đáp thắc mắc về Quy trình làm thủ tục hải quan đường bộ. Đối với sự tin cậy của khách hàng, Luật ACC sẽ luôn cố gắng hơn nữa để khách hàng có được sự hài lòng nhất. Nếu bạn đang gặp thắc mắc liên quan Quy trình làm thủ tục hải quan đường bộ hay những vấn đề khác quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng!
Email: [email protected]
Hotline: 1900 3330
Zalo: 084 696 7979

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (265 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo