Quy trình kiểm tra Đảng viên theo điều 30 Điều lệ Đảng

Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật ACC xin gửi tới quý khách hàng thông tin về Quy trình kiểm tra Đảng viên theo điều 30 Điều lệ Đảng]. Mời khách hàng cùng theo dõi.

 

Mẫu Bản Kiểm điểm Mất Thẻ đảng Viên Mới Nhất 2022

1. Quy trình kiểm tra Đảng viên theo điều 30 Điều lệ Đảng

Quyết định số 46-QĐ/TW ngày 1/11/2011 Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng

PHẦN THỨ NHẤT CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA ĐẢNG VÀ ỦY BAN KIỂM TRA CÁC CẤP

...
Điều 30:

1- Kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng. Tổ chức đảng phải tiến hành công tác kiểm tra, giám sát. Tổ chức đảng và đảng viên chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng

1.1- Kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng. Lãnh đạo mà không kiểm tra, giám sát thì coi như không có lãnh đạo

- Kiểm tra của Đảng là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, là việc các tổ chức đảng xem xét, đánh giá, kết luận về ưu điểm, khuyết điểm hoặc vi phạm của cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Tổ chức đảng và đảng viên phải thường xuyên tự kiểm tra. Tổ chức đảng cấp trên kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên.

- Giám sát của Đảng là việc các tổ chức đảng theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động nhằm kịp thời tác động để cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên được giám sát chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng.

Tổ chức đảng cấp trên giám sát tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên. Tổ chức đảng và đảng viên thực hiện nhiệm vụ giám sát theo sự phân công. Giám sát của Đảng có giám sát thường xuyên và giám sát theo chuyên đề; giám sát trực tiếp, giám sát gián tiếp.

1.1.1 – Chủ thể kiểm tra và giám sát

Chi bộ, đảng ủy bộ phận, đảng ủy cơ sở; cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy từ cấp trên cơ sở trở lên; ủy ban kiểm tra; các ban đảng, văn phòng cấp ủy, cơ quan ủy ban kiểm tra (gọi chung là các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy); ban cán sự đảng, đảng đoàn (chỉ là chủ thể kiểm tra).

1.1.2- Đối tượng kiểm tra và giám sát

Chi bộ, đảng ủy bộ phận, đảng ủy cơ sở; cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, thường trực cấp ủy từ cấp trên cơ sở trở lên; ủy ban kiểm tra; các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy; ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng viên.

1.2- Tổ chức đảng phải tiến hành công tác kiểm tra, giám sát

1.2.1- Các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy tiến hành công tác kiểm tra, giám sát

a) Công tác kiểm tra

Các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy phối hợp với ủy ban kiểm tra cùng cấp tham mưu, giúp cấp ủy xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra hằng năm thuộc lĩnh vực phụ trách; tham gia các cuộc kiểm tra của cấp ủy hoặc chủ trì kiểm tra khi được cấp ủy giao; xây dựng chương trình, kế hoạch và chủ động sử dụng bộ máy của mình tiến hành kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên hoặc phối hợp với ủy ban kiểm tra và các cơ quan tham mưu, giúp việc khác của cấp ủy (theo sự chỉ đạo của cấp ủy) để tiến hành công tác kiểm tra: giúp cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy theo dõi, đôn đốc tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra; tham gia ý kiến và giúp cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy kết luận các nội dung kiểm tra thuộc lĩnh vực được giao.

- Nội dung kiểm tra : Như nội dung kiểm tra của cấp ủy tại tiết 2.2.1, điểm 2.2, khoản 2, Điều 30 có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực phụ trách và những nội dung do cấp ủy giao.

- Đối tượng kiểm tra : cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, thường vụ cấp ủy, trước hết là cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, thường trực cấp ủy,các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy cấp dưới trực tiếp; đảng viên thuộc lĩnh vực phụ trách và các đối tượng khác do ban cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cùng cấp giao.

b) Công tác giám sát

Các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy phối hợp với ủy ban kiểm tra cùng cấp tham mưu, giúp cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát hằng năm thuộc lĩnh vực phụ trách; xây dựng chương trình, kế hoạch và sử dụng bộ máy của mình tiến hành giám sát tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên hoặc phối hợp với ủy ban kiểm tra và các cơ quan tham mưu, giúp việc khác của cấp ủy (theo sự chỉ đạo của cấp ủy) để tiến hành công tác giám sát.

- Nội dung giám sát:

+ Đối với tổ chức đảng:

Việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thuộc lĩnh vực phụ trách và những nội dung do cấp ủy giao.

+ Đối với đảng viên: Việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.

- Đối tượng giám sát: Cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, thường trực cấp ủy, các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp dưới và đảng viên thuộc lĩnh vực phụ trách của từng cơ quan tham mưu, giúp việc.

- Thẩm quyền và trách nhiệm:

+ Thành viên các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy và cán bộ, chuyên viên được phân công theo dõi lĩnh vực, địa bàn khi thực hiện giám sát được yêu cầu tổ chức đảng, đảng viên thuộc phạm vi phụ trách báo cáo, cung cấp tài liệu liên quan đến việc giám sát và phải giữ bí mật nội dung tài liệu đó.

+ Qua giám sát, kịp thời nhắc nhở đối tượng được giám sat phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa thiếu sót, khuyết điểm; nếu phát hiện tổ chức đảng hoặc đảng viên có dấu hiệu vi phạm thì báo cáo hoăc đề nghị tổ chức đảng có thẩm quyền kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm.

+ Nếu phát hiện tổ chức đảng cấp dưới hoặc đảng viên không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc ban hành quyết định, chỉ thị, quy đinh trái với nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, của cấp ủy cấp trên, trái với pháp luật của Nhà nước thì báo cáo với cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cùng xem xét, xử lý.

1.1.2- Các ban cán sự đảng, đảng đoàn thực hiện lãnh đạo công tác kiểm tra

a) Các ban cán sự đảng, đảng đoàn lãnh đạo công tác kiểm tra thuộc phạm vi được phân công phụ trách.

b) Các ban cán sự đảng, đảng đoàn căn cứ quyết định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc của tỉnh ủy, thành ủy về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế làm việc và tình hình thực tế để xác định nội dung, đối tượng và phương pháp lãnh đạo công tác kiểm tra :

- Nội dung lãnh đạo :

+ Chấp hành Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, quy định, hướng dẫn của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng.

+ Lãnh đạo các thành viên của ban cán sự đảng, đảng đoàn gương mẫu thực hiện công tác kiểm tra và chấp hành nghiêm chỉnh khi được kiểm tra.

+ Nghe báo cáo về lãnh đạo việc giải quyết các đề xuất, kiến nghị về công tác kiểm tra có liên quan đến trách nhiệm, thẩm quyền của ban cán sự đảng, đảng đoàn; lãnh đạo khắc phục hậu quả, sửa chữa khuyết điểm sau kiểm tra.

+ Kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng.

- Đối tượng lãnh đạo:

+ Thành viên của ban cán sự đảng, đảng đoàn.

+ Những tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền kiến nghị, đề xuất của ban cán sự đảng, đảng đoàn.

- Phương pháp lãnh đạo:

+ Ban hành văn bản chỉ đạo về công tác kiểm tra thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao.

+ Phân công các thành viên ban cán sự đảng, đảng đoàn lãnh đạo công tác kiểm tra thuộc phạm vi phụ trách.

+ Trực tiếp làm việc hoặc thông qua văn bản chỉ đạo của ban cán sự đảng, đảng đoàn đối với đối tượng lãnh đạo.

+ Phối hợp với cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức nhà nước có liên quan để lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra.

1.2.3- Ủy ban kiểm tra các cấp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy cùng cấp tham mưu, giúp cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát; tổ chức quán triệt trong đảng bộ về việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát; xem xét, xử lý kỷ luật và giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật đảng.

- Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng tại Điều 32, Điều lệ Đảng.

- Tham gia các cuộc kiểm tra, giám sát do cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy cùng cấp chủ trì. Qua kiểm tra, giám sát, nếu phát hiện có vi phạm đến mức phải xử lý thì đề nghị cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy xem xét, quyết định.

- Cùng các cơ quan tham mưu, giúp việc của cáp ủy cùng cấp tham mưu giúp cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy kết luận các cuộc kiểm tra, đánh giá các cuộc giám sát; sơ kết, tổng kết thực hiện công tác kiểm tra, giám sát; theo dõi đôn đốc việc thực hiện các kết luận kiểm tra, thông báo kết quả giám sát, quyết định của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy sau các cuộc kiểm tra, giám sát. Phối hợp với văn phòng cấp ủy giúp cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy lập và lưu hồ sơ.

- Hướng dẫn các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp uỷ cùng cấp, ban cán sự đảng, đảng đoàn trực thuộc cấp ủy, hướng dẫn cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát ủy ban kiểm tra cấp dưới về nghiệp vụ, kiện toàn ủy ban kiểm tra, tổ chức bộ máy cơ quan ủy ban kiểm tra, xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra.

1.3- Tổ chức đảng và đảng viên chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng

- Chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ Đảng, các quy định của Đảng về kiểm tra, giám sát, các quyết định, kết luận, yêu cầu của chủ thể kiểm tra, giám sát; tham dự đầy đủ các cuộc họp, buổi làm việc được triệu tập; báo cáo, giải trình đầy đủ, trung thực về các nội dung được yêu cầu; không để lộ bí mật nội dung kiểm tra, giám sát cho tổ chức, cá nhân không có trách nhiệm biết.

- Được sử dụng bằng chứng về các nội dung kiểm tra, giám sát; được bảo lưu ý kiến, đề nghị, phản ánh, báo cáo với tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét lại nhận xét, đánh giá, kết luận, quyết định đối với mình hoặc xem xét lại việc kiểm tra, giám sát không đúng nội dung, yêu cầu, trách nhiệm của cấp kiểm tra, giám sát.

2- Các cấp ủy đảng lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị Đảng

2.1- Lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát

Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy các cấp:

- Triển khai, quán triệt Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, của cấp ủy cấp trên và cấp mình về công tác kiểm tra giám sát.

- Xây dựng và chỉ đạo các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy cùng cấp và cấp ủy thuộc phạm vi quản lý xây dựng phương hướng, nhiệm vụ; phân công cấp ủy viên, các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy cùng cấp thực hiện công tác kiểm tra, giám sát. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc cấp ủy cấp dưới thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát.

- Ban hành các văn bản theo thẩm quyền để các tổ chức đảng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng và để các đoàn thể chính trị - xã hội, nhân dân tham gia kiểm tra giám sát.

- Ban hành và chỉ đạo thực hiện các quy định phối hợp giữa ủy ban kiểm tra với các cơ quan tham mưu, giúp việc các cấp ủy, giữa các cơ quan tham mưu, giúp việc của các cấp ủy với ban cán sự đảng, đảng đoàn hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan.

- Nghe báo cáo và chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát; giải quyết kiến nghị của các tổ chức đảng cấp dưới và định kỳ sơ kết, tổng kết về công tác kiểm tra, giám sát.

- Lãnh đạo, chỉ đạo về tổ chức, hoạt động của ủy ban kiểm tra, cơ quan ủy ban kiểm tra, về xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra.

- Đề xuất với cấp có thẩm quyền về những vấn đề cần bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành các văn bản về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.

2.2- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra

2.2.1- Kiểm tra chấp hành

a) Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy từ cấp trên cơ sở trở lên xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra. Cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng và tình hình thực tế ở đảng bộ để xác định nội dung, đối tượng kiểm tra phù hợp.

- Nội dung kiểm tra:

+ Việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, của cấp ủy cấp trên và cấp mình: pháp luật của Nhà nước.

+ Việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, chế độ công tác, thực hiên dân chủ trong Đảng, giữ gìn đoàn kết nội bộ.

+ Việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hành tiết kiệm; phòng chống tham nhũng, lãng phí; rèn luyện phẩm chất, đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên.

+ Việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiên cải cách hành chính, cải cách tư pháp.

+ Việc lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

+ Việc tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, đề bạt, bố trí, sử dụng cán bộ.

+ Việc lãnh đạo, chỉ đạo và giải quyết khiếu nại, tố cáo của đảng viên và nhân dân.

+ Việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của người đứng đầu tổ chức đảng, nhà nước, mặt trận và các đoàn thể nhân dân các cấp.

- Đối tượng kiểm tra:

+ Đối với tổ chức đảng:

Tổ chức đảng thuộc phạm vi quản lý, trước hết là tổ chức đảng cấp dưới trực tiếp. Tập trung kiểm tra các tổ chức đảng ở những lĩnh vực, địa bàn trọng điểm, dễ phát sinh vi phạm.

+ Đối với đảng viên:

Đảng viên thuộc phạm vi quản lý, trước hết là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy các cấp quản lý và cán bộ giữ cương vị chủ chốt hoặc được giao các nhiệm vụ quan trọng.

b) Đảng ủy cơ sở xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra các tổ chức đảng và đảng viên theo chức năng, nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý. Nội dung, đối tượng kiểm tra như của đảng ủy cấp trên cơ sở và những nội dung do cấp ủy cấp trên giao.

c) Đảng ủy bộ phận xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra chức năng, nhiệm vụ và những nội dung do đảng ủy cơ sở giao.

d) Chi bộ xây dựng kế hoạch và tiến hành kiểm tra đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên. Tập trung kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của chi bộ, nhiệm vụ do chi bộ phân công và quy định về những điều đảng viên không được làm.

2.2.2 – Thực hiện giải quyết tố cáo, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng và tiến hành các nhiệm vụ kiểm tra khi cần thiết.

2.3- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ giám sát

2.3.1- Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy từ cấp trên cơ sở lên xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện giám sát. Xác định rõ nội dung, đối tượng, phương pháp tiến hành, tổ chức lực lượng, phân công cấp ủy viên, ủy ban kiểm tra và các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy thực hiện.

a) Nội dung giám sát

- Đối với tổ chức đảng:

+ Việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chị thị, quy định của Đảng, của cấp ủy cấp trên và cấp mình, pháp luật của Nhà nước.

+ Việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng, quy chế làm việc, chế độ công tác và việc bảo đảm quyền của đảng viên.

+ Việc giữ gìn đoàn kết nội bộ, quản lý đảng viên, chỉ đạo thực hiện quy định về những điều cán bộ, đảng viên không được làm và giữ mối liên hệ với quần chúng.

- Đối với đảng viên: Việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.

b) Đối tượng giám sát: Tổ chức đảng, đảng viên thuộc phạm vi quản lý.

c) Thẩm quyền và trách nhiệm

- Cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy phân công cấp ủy viên dự các cuộc họp, hội nghị của cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới thuộc phạm vi phụ trách.

Cấp ủy viên khi thực hiện giám sát được yêu cầu tổ chức đảng cấp dưới, các tổ chức có liên quan và đảng viên cung cấp thông tin, tài liệu, hoặc báo cáo theo yêu cầu giám sát.

- Cấp ủy viên có trách nhiệm báo cáo kết quả giám sát bằng văn bản cho ban thường vụ hoặc cho cấp ủy; chịu trách nhiệm về việc giám sát của mình; giữ bí mật về nội dung thông tin; tài liệu cung cấp cho việc giám sát.

- Cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cử cấp ủy viên trực tiếp chỉ đạo, giám sát tổ chức đảng cấp dưới sửa chữa, khắc phục yếu kém, khuyết điểm, vi phạm.

- Qua giám sát, cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy nhận xét, đánh giá về ưu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân; rút kinh nghiệm về lãnh đạo, chỉ đạo, về tổ chức thực hiện; bổ sung, sửa đổi những vấn đề cần thiết.

Nếu phát hiện đối tượng giám sát không thực hiện, thực hiên không đúng hoặc ban hành nghị quyết, quy định trái với nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, của cấp ủy cấp trên và cấp mình, trái với pháp luật của Nhà nước thì có quyền yêu cầu khắc phục, sửa chữa hoặc xử lý theo thẩm quyền; nếu cần thiết thì yêu cầu hủy bỏ các quyết định, quy định sai trái đó.

Nếu phát hiện tổ chức đảng hoặc đảng viên có dấu hiệu vi phạm thì giao cho ủy ban kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm.

2.3.2- Đảng ủy cơ sở tổ chức thực hiện công tác giám sát tổ chức đảng và đảng viên thuộc phạm vi quản lý như công tác giám sát của đảng ủy cấp trên cơ sở theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.

2.3.3- Đảng ủy bộ phận thực hiện giám sát theo chức năng, nhiệm vụ và do đảng ủy cơ sở giao. Nội dung, đối tượng giám sát như của đảng ủy cơ sở.

2.3.4- Chi bộ giám sát đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.

 

Quý khách hàng có thể sẽ quan tâm: Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 số 48/2010/QH12

Có thể bạn quan tâm: Thông tư 10/2017 hướng dẫn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo