Quy trình, hồ sơ công bố chất lượng bỏng ngô/ bắp rang bơ được thực hiện như thế nào? Đây có phải là thủ tục bắt buộc thực hiện hay không? ACC sẽ trả lời tất cả những thắc mắc trên thông qua bài viết sau.
1. Bỏng ngô/ bắp rang bơ có bắt buộc công bố chất lượng hay không?
“Bỏng ngô/ bắp rang bơ có bắt buộc công bố chất lượng hay không?” là thắc mắc của rất nhiều người trong giai đoạn chuẩn bị để bắt đầu kinh doanh sản phẩm này. ACC xin được trả lời cụ thể như sau:
Thực phẩm trước khi lưu thông trên thị trường được công bố thông qua 02 hình thức: Tự công bố và đăng ký công bố tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định, sản phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm tự công bố gồm:
- Công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn;
- Phụ gia thực phẩm;
- Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
- Dụng cụ chứa đựng thực phẩm;
- Vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
Lưu ý: Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.
Ngoài ra, các sản phẩm có chất lượng không ổn định, sản phẩm bao gói đơn giản để sử dụng trong ngày và những sản phẩm sản xuất theo thời vụ, theo đơn đặt hàng ngắn hạn có thời hạn sử dụng dưới 10 ngày trong điều kiện môi trường bình thường cũng được miễn thủ tục tự công bố chất lượng sản phẩm.
Như vậy Bỏng ngô/ bắp rang bơ nếu không thuộc các trường hợp loại trừ đã nêu thì bắt buộc phải thực hiện thủ tục tự công bố chất lượng sản phẩm theo quy định Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
2. Quy trình tự công bố chất lượng sản phẩm Bỏng ngô/ bắp rang bơ 2020
ACC xin giới thiệu Quy trình tự công bố chất lượng sản phẩm Bỏng ngô/ bắp rang bơ 2020 cụ thể như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ tự công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm Bỏng ngô/ bắp rang bơ
- Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.
- Bước 2: Tự công bố chất lượng sản phẩm
Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm.
Trong trường hợp chưa có Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận, trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.
- Bước 3: Thủ tục sau công bố
Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.
Lưu ý: Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.
3. Xử phạt hành vi không tự công bố chất lượng sản phẩm bỏng ngô/ bắp rang bơ
Theo Điều 20 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, phạt tiền từ 15 - 20 triệu đồng đối với hành vi sau:
- Không thực hiện thông báo, đăng tải, niêm yết bản tự công bố sản phẩm.
- Không nộp bản tự công bố sản phẩm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật…
Ngoài ra, phạt tiền từ 40 - 50 triệu đồng đối với hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm mà không có bản tự công bố sản phẩm.
Khoản 2 Điều 21 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 40 - 50 triệu đồng đối với hành vi không đăng ký bản công bố sản phẩm nếu sản phẩm thuộc diện phải đăng ký bản công bố sản phẩm…
Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, nhập khẩu thực phẩm từ 01 - 03 tháng đối với hành vi không đăng ký công bố sản phẩm.
Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm phải khắc phục hậu quả bằng các hình thức như: Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm, buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế; hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Quy trình, hồ sơ công bố chất lượng bỏng ngô/ bắp rang bơ do ACC cung cấp.
Nội dung bài viết:
Bình luận