Quy trình giao dịch chứng khoáng chuẩn nhất [Cập nhật 2024]

Với những nhà đầu tư quan tâm đến đầu tư chứng khoán chắc chắn luôn quan tâm đến quy trình giao dịch chứng khoán. Vậy Quy trình giao dịch chứng khoán là gì? Quy trình giao dịch chứng khoán (cập nhật 2022) quy định ở đâu? Quy trình giao dịch chứng khoán (cập nhật 2022) có nội dung gì?Nội dung Quy trình giao dịch chứng khoán nào nhà đầu tư cần chú ý? Quy trình giao dịnh chứng khoán cho nhà đầu tư như nào?

Để giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi xin gửi đến quý độc giả thông tin dưới bài viết sau.

Nghi-dinh-58-chung-khoan-moi-nhat-cap-nhat-2022-1

QUY TRÌNH GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN (CẬP NHẬT 2022)?

1. Quy trình giao dịch chứng khoán là gì?

Pháp luật chứng khoán hiện nay không có quy định rõ về khái niệm quy định chứng khoán là gì.

Tại Khoản 1 Điều 4 Luật chứng khoán 2019 có đưa ra giải thích thuật ngữ “chứng khoán” như sau:

“1. Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây:

a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;

b) Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký;

c) Chứng khoán phái sinh;

d) Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.”

Trên cơ sở quy định trên cùng các quy định có liên quan theo Luật chứng khoán 2019 và ý nghĩa Tiếng Việt, có thể hiểu, Quy trình giao dịch chứng khoán là trình tự các bước để thực hiện việc mua, bán cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký, chứng khoán phái sinh và các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định theo quy định của pháp luật.

2. Quy trình giao dịch chứng khoán (cập nhật 2022) quy định ở đâu?

Quy trình giao dịch chứng khoán (cập nhật 2022)-hay quy trình giao dịch chứng khoán được quy định tại các văn bản sau:

  • Quyết định 350/QĐ-SGDHN ngày 25/07/2013 của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội về việc ban hành bộ quy trình giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (sau đây viết tắt là Quyết định 350);
  • Quyết định 294/QĐ-SGDHN ngày 26/04/2017 của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội về việc ban hành Quy trình giao dịch chứng khoán phái sinh trên hệ thống nhập lệnh của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (sau đây viết tắt là Quyết định 294).

3. Quy trình giao dịch chứng khoán (cập nhật 2022) có nội dung gì?

Quy trình giao dịch chứng khoán (cập nhật 2022) tại các văn bản liệt kê trên có nội dung quy định về nội dung các công việc và thứ tự thực hiện các bước đối với đại diện giao dịch (ĐDGD) của các công ty chứng khoán (CTCK) thành viên khi tham gia giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán và một số công việc của cán bộ quản lý giao dịch (QLGD)  khi thực hiện quản lý hoạt động của ĐDGD.

Như vậy, quy định quy trình giao dịch chứng khoán (cập nhập 2022) tại các văn bản nêu trên không phải quy trình giao dịch hướng dẫn Nhà đầu tư tự thực giao dịch chứng khoán mà là quy trình để bên ĐDGD của nhà đầu tư ở các CTCK thành viên thực hiện giao dịch dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán.

Thực tế, hiện nay không có quy định cụ thể về quy trình giao dịch chứng khoán cho nhà đầu tư mà thông thường khi muốn tham gia giao dịch chứng khoán trên thị trường thì nhà đầu tư cần mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại công ty chứng khoán. Việc thực hiện giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư sẽ được thực hiện thông qua công ty chứng khoán. Chính vì vậy mà nhà đầu tư sẽ cần thực hiện theo quy trình hướng dẫn của công ty chứng khoán.

4. Nội dung Quy trình giao dịch chứng khoán nào nhà đầu tư cần chú ý?

Mặc dù hiện nay không có quy định rõ về quy trình giao dịch chứng khoán cho nhà đầu tư nhưng vẫn có những quy định giao dịch chứng khoán có liên quan mà nhà đầu tư cần chú ý để quá trình giao dịch chứng khoán diễn ra đạt hiệu quả, tránh sai sót trong quá trình giao dịch như:

  • Quy định về thời gian giao dịch;
  • Quy định về phương thức giao dịch;
  • Quy định về nguyên tắc khớp lệnh giao dịch;
  • Quy định về lệnh giao dịch;
  • Quy định về đơn vị giao dịch;
  • Quy định về đơn vị yết giá;
  • Quy định về biên độ giao động giá;
  • Quy định về giao dịch lô lẻ;
  • Quy định về sửa, hủy lệnh giao dịch;
  • Quy định về thanh toán.

Tất cả những nội dung quy định trên đã được chúng tôi gửi đến quý độc giả tại bài Quy định giao dịch chứng khoán (cập nhật 2022).

5. Quy trình giao định chứng khoán cho nhà đầu tư như nào?

Dù chưa có quy định rõ về quy trình giao dịch chứng khoán cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, trên cơ sở các quy định giao dịch chứng khoán, chúng tôi xin gửi đến quý độc giả tham khảo quy trình giao dịch chứng khoán cho nhà đầu tư dưới đây:

Bước 1: Để thực hiện giao dịch chứng khoán, đầu tiên nhà đầu tư cần mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại công ty chứng khoán là thành viên giao dịch.

- Theo quy định tại Thông tư 120/2020/TT-BTC ngày 31/12/2020 của Bộ tài chính Quy định giao dịch cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch và chứng chỉ quỹ, trái phiếu doanh nghiệp, chứng quyền có bảo đảm niêm yết trên hệ thống giao dịch chứng khoán:

+ Nhà đầu tư phải mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại công ty chứng khoán là thành viên giao dịch để thực hiện giao dịch chứng khoán theo quy định tại Thông tư này; chịu trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin nhận biết khách hàng khi mở tài khoản giao dịch chứng khoán và tuân thủ các quy định sau:

a) Trong thời gian chưa triển khai hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo cơ chế đối tác bù trừ trung tâm, nhà đầu tư thực hiện giao dịch chứng khoán, thanh toán giao dịch chứng khoán thông qua tài khoản giao dịch chứng khoán và tài khoản lưu ký chứng khoán mà không phải mở tài khoản ký quỹ bù trừ.

b) Sau khi hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo cơ chế đối tác bù trừ trung tâm được triển khai thực hiện, nhà đầu tư phải có tài khoản ký quỹ bù trừ tại thành viên bù trừ trước khi thực hiện giao dịch chứng khoán. Trường hợp nhà đầu tư mở tài khoản ký quỹ bù trừ tại thành viên bù trừ là ngân hàng lưu ký thì nhà đầu tư chỉ được mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại thành viên giao dịch là thành viên bù trừ hoặc tại thành viên giao dịch không bù trừ có hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán với thành viên bù trừ chung là ngân hàng lưu ký nơi nhà đầu tư mở tài khoản ký quỹ bù trừ.”

+ Nhà đầu tư được mở nhiều tài khoản giao dịch chứng khoán theo nguyên tắc tại mỗi công ty chứng khoán nhà đầu tư chỉ được mở 01 tài khoản giao dịch chứng khoán, ngoại trừ các trường hợp công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, Chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, Công ty chứng khoán, Tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài, Doanh nghiệp bảo hiểm, giao dịch ký quỹ, giao dịch trong ngày và giao dịch bán khống có bảo đảm.

Bước 2: Nhà đầu tư đặt lệnh giao dịch chứng khoán (mua/ bán chứng khoán) theo phương thức quy định tại Hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán.

-Khi nhà đầu tư khi mở tài khoản chứng khoán sẽ có hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán với công ty chứng khoán. Nội dung hợp đồng thường có kèm những điều khoản cơ bản về phương thức đặt lênh giao dịch chứng khoán để nhà đầu tư lựa chọn thực hiện theo hướng dẫn của công ty chứng khoán. Thông thương sẽ có những phương thức đặt lệnh sau:

+ Đặt lệnh/ nhận lệnh bằng phiếu lệnh trực tiếp tại quầy giao dịch hoặc phiếu lệnh gửi đến CTCK;

+ Đặt lệnh/ nhận lệnh thông qua giao dịch điện tử, giao dịch trực tuyến (thông qua mạng internet, điện thoại, fax, email, chương trình/ phần mềm/ ứng dụng giao dịch chứng khoán, ứng dụng di động và phương tiện điện tử khác, đường truyền khác).

Bước 3: Chuyển lệnh giao dịch đến phòng giao dịch

Sau khi nhận được lệnh của nhà đầu tư, nhân viên môi giới chuyển lệnh đến phòng giao dịch để kiểm tra các thông tin phục vụ cho việc giao dịch: số hiệu tài khoản, mật khẩu, tình trạng tài khoản…

Lệnh giao dịch cần đáp ứng đủ các điều kiện giao dịch theo quy định hiện hành  để đảm bảo cho việc thực hiện giao dịch.

Bước 4: ĐDGD của CTCK nhập lệnh theo lệnh giao dịch của nhà đầu tư vào hệ thống giao dịch

- Quy trình này gồm các bước được mô tả như dưới sơ đồ sau:

(sơ đồ quy trình giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội)

*Lưu ý: Mô tả chi tiết quy trình được quy định tại Quyết định 350

- Quy trình giao dịch chứng khoán phái sinh trên hệ thống nhập lệnh của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội được mô tả chi tiết tại Quyết định 294.

Sau khi kiểm tra, nếu lệnh đủ điều kiện giao dịch thì phòng giao dịch chuyển lệnh giao dịch tới SGDCK. Việc chuyển lệnh có thể thực hiện bằng các phương tiện như điện thoại, internet… với các thông tin như: tên CTCK, ngân hàng ủy thác, lệnh mua/bán, lệnh số, loại chứng khoán, số lượng, giá cả…

Bước 5: In báo cáo giao dịch và làm thủ tục thanh toán

Sau khi hệ thống chuyển sang trạng thái Đóng cửa thị trường, ĐDGD tiến hành in các báo cáo giao dịch trong ngày, bao gồm:

- Báo cáo kết quả giao dịch thỏa thuận;

- Báo cáo danh sách lệnh sửa giao dịch thỏa thuận đã được chấp nhận;

- Danh sách lệnh sửa giao dịch khớp lệnh;

- Danh sách lệnh hủy giao dịch khớp lệnh;

- Danh sách lệnh được thực hiện;

- Danh sách lệnh không được thực hiện.

Các báo cáo trên phục vụ được chuyển kết quả đến Trung tâm lưu ký chứng khoán (TTLKCK) để tiến hành quá trình thanh toán. Đồng thời sau khi có kết quả giao dịch CTCK gửi cho khách hàng một phiếu xác nhận qua hệ thống điện thoại hoặc gửi phiếu xác nhận qua hệ thống bưu điện. Xác nhận này có giá trị như 1 hóa đơn hẹn ngày thanh toán với khách hàng.

Bước 6: Thanh toán và hoàn tất giao dịch

TTLKCK tiến hành so khớp kết quả giao dịch do SGDCK cung cấp và báo cáo kết quả giao dịch của các CTCK để tiến hành thanh toán bù trừ theo thời gian quy định. TTLKCK sẽ thực hiện việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán từ người bán sang người mua và Ngân hàng chỉ định thanh toán sẽ thanh toán bù trừ tiền từ người mua sang người bán thông qua hệ thống tài khoản của các CTCK tại ngân hàng. Việc bù trừ các kết quả giao dịch sẽ kết thúc bằng việc in ra các chứng từ thanh toán. Các chứng từ này được gửi cho các CTCK và là cơ sở để thực hiện thanh toán và giao nhận giữa các CTCK và với nhà đầu tư.

Bước 7: Sao kê tài khoản

Theo định kỳ quy định (thường là hàng tháng), CTCK  có trách nhiệm lập và gửi bản sao kê tài khoản cho các nhà đầu tư qua công ty. Nội dung bản sao kê tài khoản phải phản ánh mọi sự thay đổi của tài khoản liên quan tới các giao dịch. Nhà đầu tư kiểm tra tính chính xác của bản sao kê, nếu phát hiện hoặc nghi ngờ có sai sót thì thông báo ngay cho CTCK bằng văn bản.

Câu hỏi thường gặp

Sở giao dịch chứng khoán được hiểu là như thế nào?

SGD chứng khoán Việt Nam chính là một doanh nghiệp. Doanh nghiệp này được thành lập; và hoạt động theo pháp luật của Luật doanh nghiệp và Luật chứng khoán. Đặc điểm của SGD chứng khoán Việt Nam chính là Nhà nước có quyền nắm giữ 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết của doanh nghiệp.

Đối tượng nào là thành viên của SGD chứng khoán Việt Nam?

Thành viên giao dịch là công ty chứng khoán được SGD khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên giao dịch;
Thành viên giao dịch đặc biệt là ngân hàng thương mại; chi nhánh ngân hàng nước ngoài; và các tổ chức khác được SGD chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên giao dịch đặc biệt.

Niêm yết chứng khoán?

Tổ chức phát hành khi niêm yết chứng khoán tại SGD chứng khoán phải đáp ứng các điều kiện về vốn; hoạt động kinh doanh và khả năng tài chính; số cổ đông hoặc số người sở hữu chứng khoán.

Chứng khoán là gì?

Là tài sản, bao gồm các loại sau đây:

a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;

b) Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký;

c) Chứng khoán phái sinh;

d) Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.”

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về Quy trình giao dịch chứng khoán (cập nhật 2022) theo quy định mới nhất hiện hành để bạn đọc tham khảo. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề nêu trên hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi hãy liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo