Giải quyết tranh chấp trong hợp đồng độc quyền là vấn đề phức tạp. ACC xin giới thiệu cụ thể vấn đề trên thông qua bài viết Quy trình giải quyết tranh chấp hợp đồng độc quyền 2020.
Trong hoạt động kinh doanh, việc xác lập hợp đồng là nhằm mục đích các bên thực hiện các nghĩa vụ của mình, cũng như được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Các rủi ro hoặc tranh chấp pháp lý đều không ai muốn cả. Tuy nhiên, một khi xảy ra, các bên trong hợp đồng luôn mong muốn giải quyết nhanh gọn, hợp lý, đảm bảo quyền lợi của bản thân. Nắm được tâm lý đó, ACC luôn cố gắng nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn để sẵn sàng hỗ trợ khi khách hàng có nhu cầu. Sau đây, ACC sẽ giới thiệu cụ thể Quy trình giải quyết tranh chấp hợp đồng độc quyền 2020.

1. Hợp đồng độc quyền là gì?
Trước tiên, chúng ta cần hiểu về hợp đồng độc quyền và những yếu tố cơ bản của hợp đồng độc quyền. Hợp đồng là sự thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ phát sinh giữa các bên trong hợp đồng. Thời điểm hợp đồng được xác lập và có hiệu lực cũng chính là lúc các bên trong hợp đồng ràng buộc nhau bởi các nghĩa vụ pháp lý đã thỏa thuận. Hợp đồng độc quyền cũng là một dạng của hợp đồng, trong đó, các bên thỏa thuận với nhau về việc chỉ giao quyền/nghĩa vụ nào đó cho một bên trong hợp đồng mà không có bên thứ ba nào khác. Lấy ví dụ dễ hiểu là một dạng hợp đồng độc quyền phổ biến hiện nay là Hợp đồng đại lý phân phối độc quyền (là loại hợp đồng xác lập sự thỏa thuận giữa các bên để bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng nhất định tại một khu vực địa lý nhất định).
2. Các điều khoản cơ bản của hợp đồng
2.1. Chủ thể của hợp đồng
Chủ thể của hợp đồng (các bên trong hợp đồng) là điều cơ bản đầu tiên cần lưu ý. Thông tin về chủ thể, các giấy tờ chứng minh nhân thân, giấy đăng ký thành lập/hoạt động, thông tin liên lạc, địa chỉ trụ sở, người đại diện theo pháp luật/người được ủy quyền... là những nội dung tối thiểu cần có của các bên giao kết hợp đồng.
2.2. Đối tượng của hợp đồng
Trong hợp đồng độc quyền, đối tượng của hợp đồng chính là hàng hóa hoặc dịch vụ mà các bên hướng tới. Ví dụ như trong hợp đồng đại lý phân phối độc quyền thường là một hoặc một số hàng hóa mà bên giao đại lý là chủ sở hữu. Khi soạn thảo điều khoản này, các bên phải xác định rõ tên hàng hóa, số lượng hàng hóa được giao đại lý, chất lượng hàng hóa…
2.3. Quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia hợp đồng
Đây là điều khoản cơ bản mà các bên cần phải thỏa thuận cụ thể, chính xác. Thông thường, khó khăn khi giải quyết tranh chấp hoặc rủi ro pháp lý xảy ra là do lỗi phát sinh từ việc thỏa thuận không đầy đủ, hoặc không phù hợp giữa các bên trong hợp đồng.
2.4. Giá cả, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán:
Giá cả có thể là giá cố định hoặc nếu không có giá cố định thì phải đưa ra cách xác định giá cả một cách thống nhất (nội dung này thường phụ thuộc vào thời hạn thực hiện hợp đồng và tính ổn định của hàng hóa trên thị trường).
Phương thức thanh toán có thể là trực tiếp, gián tiếp, bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
Việc sử dụng các phương thức thanh toán phụ thuộc vào giá trị hợp đồng, độ tin tưởng của các bên và các công tác nghiệp vụ của tổ chức tín dụng, ngân hàng... Các bên có thể sử dụng một số phương thức thanh toán phổ biến hiện nay như nhờ thu, tín dụng chứng từ...
3. Quy trình giải quyết tranh chấp hợp đồng độc quyền
Tùy vào các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng độc quyền, ta có những phương thức khác nhau để giải quyết tranh chấp. Cụ thể:
Thứ nhất: phương thức thương lượng, hòa giải
Đây là cách thức đầu tiên xuất hiện khi có bất kỳ vấn đề xung đột nào xảy ra, trong tất cả lĩnh vực và đương nhiên giải quyết tranh chấp hợp đồng cũng nên ưu tiên sử dụng đến phương thức này. Việc thương lượng, hòa giải diễn ra giữa các bên tranh chấp, cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến cách hiểu thống nhất nội dung hợp đồng và đưa ra được phương án có lợi nhất, giảm thiểu nhiều thiệt hại nhất cho cả hai bên. Tức là để hai bên đều có lợi và đều tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận hòa giải.
Hai bên tự tổ chức các buổi đàm phán thiện chí để thương lượng, trao đổi với nhau. Đây là cách thức giải quyết tranh chấp được coi trọng tại Việt Nam. Nếu hai bên không thể đi đến kết luận khi hòa giải thì mới phải lựa chọn những phương thức hòa giải khác. Tại Việt Nam, số lượng các vụ việc kinh tế được giải quyết bằng phương thức hòa giải tính bình quân phải chiếm khoảng 50% so với tổng số vụ việc được giải quyết tại Tòa án.
Trong trường hợp hòa giải không thành công, các bên có thể giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc giải quyết bằng Trọng tài thương mại (nếu là hợp đồng gia công thương mại).
Thứ hai: phương thức giải quyết bởi Trọng tài thương mại
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại chỉ áp dụng đối với những hợp đồng có liên quan đến thương mại, nếu chỉ liên quan đến những vấn đề dân sự thông thường thì không thể lựa chọn cách thức này để giải quyết. Các bên có tranh chấp hợp đồng có thể thỏa thuận và ghi nhận bằng văn bản về việc khi phát sinh tranh chấp thì lựa chọn giải quyết bởi Trọng tài thương mại. Đây là cách thức giải quyết tranh chấp qua Trọng tài viên – bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt mâu thuẫn đưa ra phán quyết yêu cầu các bên phải thi hành theo.
Thứ ba: phương thức giải quyết tranh chấp qua Tòa án
Khi tranh chấp Hợp đồng phát sinh, nếu các bên không tự thương lượng, hòa giải với nhau thì có thể được giải quyết tại Tòa án. Tùy theo tính chất của Hợp đồng là kinh tế hay dân sự mà các tranh chấp phát sinh có thể được Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng kinh tế hay thủ tục tố tụng dân sự.
4. Quy trình giải quyết tranh chấp hợp đồng độc quyền do ACC thực hiện
Với thế mạnh về hoạt động hỗ trợ tư vấn, tố tụng, ACC luôn sẵn sàng lắng nghe và giải quyết khi khách hàng có nhu cầu. Trong trường hợp khách hàng có vướng mắc về tranh chấp hợp đồng độc quyền, vui lòng liên hệ để ACC hỗ trợ giải quyết. Trong thời gian sớm nhất có thể, kể từ thời điểm được cung cấp đầy đủ tài liệu, giấy tờ, thông tin cần thiết; ACC sẽ hoàn thành công việc và giao nhận kết quả cho khách hàng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về tranh chấp hợp đồng độc quyền và Quy trình giải quyết tranh chấp hợp đồng độc quyền 2020 do ACC cung cấp.
Nội dung bài viết:
Bình luận