Quy Trình Đăng Ký Chứng Nhận Sản Phẩm Tiêu Chuẩn Hữu Cơ Organic 2024

THIẾU MỞ BÀI

Quy Trình Đăng Ký Chứng Nhận Sản Phẩm Tiêu Chuẩn Hữu Cơ Organic
Quy Trình Đăng Ký Chứng Nhận Sản Phẩm Tiêu Chuẩn Hữu Cơ Organic

1. Có bao nhiêu tiêu chuẩn đăng ký chứng nhận sản phẩm tiêu chuẩn hữu cơ Organic

Trong canh tác hữu cơ, ba tiêu chuẩn phổ biến và được thế giới thừa nhận rộng rãi là USDA Organic của Hoa Kỳ, EU Organic Farming của châu Âu, và Organic JAS của Nhật.

Ba tiêu chuẩn trên giống nhau 95% về bộ tiêu chí kiểm định và mức độ khó của từng tiêu chí. Chính vì sự nghiêm ngặt này mà nhiều quốc gia khác trên thế giới sao chép ba bộ tiêu chuẩn hữu cơ trên, sau đó sửa lại cho dễ dàng và phù hợp hơn với nhu cầu riêng của quốc gia mình như Thái Lan, Ấn Độ, Hàn Quốc… Vì vậy, khi nói đến thực phẩm hữu cơ, các doanh nghiệp và người tiêu dùng cần phải tìm hiểu xem sản phẩm đó được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ của quốc gia nào.

Nguyên tắc chung của sản xuất hữu cơ là các đầu vào phải sạch (đất, nước, không khí), con/cây giống phải thuần, không được biến đổi gien (GMO), các chất sử dụng trong sản xuất phải hoàn toàn hữu cơ và được cho phép (nghĩa là phân bón và thuốc trừ sâu phải là chế phẩm sinh học hữu cơ), cuối cùng là sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn về dinh dưỡng.

Các loại hoá chất đều bị cấm trong canh tác hữu cơ. Theo tiêu chí của USDA Organic, hàm lượng của các độc tố và kim loại nặng trong đất, nước phải ở mức cực nhỏ (từ vài đơn vị đến dưới 100ppm tuỳ loại theo danh mục quy định). Với tỷ lệ nhỏ như vậy, hàm lượng các chất độc này gần như không đáng kể trong canh tác hữu cơ.

Tuy nhiên, đất sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam đã bị nhiễm độc cực nặng, do nông dân dùng phân bón hoá học và thuốc trừ sâu từ nhiều năm nay. Nguồn nước và không khí ở nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam cũng bị ô nhiễm hết sức trầm trọng, không đủ tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ nếu không được lọc lại. Do vậy, nếu muốn sản xuất hữu cơ phải bỏ tiền cải tạo đất hết sức tốn kém, quá trình này mất từ 3 – 5 năm.

Chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam – quy trình còn nhiều khó khăn, phức tạp và đòi hỏi chi phí cao

2. Dựa theo thủ tục đăng kí chứng nhận hữu cơ USDA, để được chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam cần nhiều quy trình:

Bước 1: Nhà sản xuất  để đăng ký chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam, bạn phải tải về bộ tiêu chuẩn hữu cơ và danh mục kiểm tra dưới đây từ các cơ sở dữ liệu của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ cho đến từng nhóm sản phẩm như rau củ quả, hoa, gia súc gia cầm…

Bước 2: Chọn một  đơn vị trung gian được cấp phép bởi Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ để được tư vấn, đăng ký kiểm định chất lượng nông trại và nông sản để được cấp chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam. Thời hạn thường là một năm, hết hạn bạn phải xin kiểm định lại.

Ở Việt Nam, hiện tại đã có tổ chức Control Union – trụ sở chính tại Hà Lan, Tổ chức BioAgriCert – trụ sở chính tại Ý và Tổ chức EcoCert S.A. có trụ sở chính tại Pháp đã được bộ nông nghiệp Hoa Kỳ cho phép, chỉ định là đơn vị trung gian được kiểm định và cấp chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam theo tiêu chuẩnUSDA, EU… Điều này cũng góp phần không nhỏ vào việc giúp cho quá trình cấp chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam được rút ngắn hơn.

Bước 3: Sau khi đã tìm hiểu kĩ và hoàn thành những bước trên, bước thứ 3 là tiến hành lấy mẫu đất, mẫu nước ngẫu nhiên trong nông trại (số lượng mẫu phải theo quy định và bao quát toàn nông trại) dưới sự giám sát của đơn vị trung gian và gửi sang các phòng lab có kĩ thuật và máy móc đủ khả năng phân tích thành phần chi tiết ở Hoa Kỳ, Châu Âu, hoặc Nhật để kết luận thêm về nồng độ các chất độc hại (bao gồm cả kim loại nặng) và các tỉ lệ chất dinh dưỡng trong đất có đạt yêu cầu để được sản xuất hữu cơ hay không. Chính công đoạn này mà nhiều người đánh giá để được chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam tương đối phức tạp và mất khá nhiều chi phí.

Hiện nay, các phòng lab của Việt Nam thật sự chưa đủ trình độ và cũng không có nhiều máy móc để phân tích được thành phần chi tiết của đất và nông sản. Như vậy, đây là một trong số những điều gây trở ngại đối với quy trình cấp chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam.

Bước 4: Sau khi thu hoạch, các nhà sản xuất cũng phải lấy mẫu nông sản để gửi sang kiểm định các thành phần độc tố và các thành phần dinh dưỡng xem có đạt đúng tiêu chuẩn hay không. Như vậy, có thể thấy rằng, khi làm các chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam bạn cũng cần  tuân thủ đúng tiêu chí quan trọng của các tiêu chuẩn của thế giới.

Khắc phục những điểm chưa đạt yêu cầu theo tư vấn của đơn vị trung gian và phải báo cáo sau khi hoàn thành để đơn vị này có thể tới nghiệm thu – lấy các mẫu xét nghiệm lại yếu tố chưa đạt. Điều này cho thấy thêm rằng, chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam luôn nghiêm ngặt các tiêu chuẩn.

Khi nhà sản xuất đáp ứng toàn bộ những yêu cầu của bộ quy chuẩn chứng nhận hữu cơ ví dụ như chứng nhận hữu cơ USDA ) thì sẽ được đơn vị trung gian cấp chứng nhận hữu cơ tiêu chuẩn USDA cho nông sản đã đăng ký, có thời hạn một năm. Khi đó, nhà sản xuất mới có thể được sử dụng logo chứng nhận hữu cơ USDA trên nhãn sản phẩm và phải ghi rõ số chứng nhận do đơn vị trung gian cấp (ngoài ra, còn phải ghi rõ thời gian hiệu lực của chứng nhận này).

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (292 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (1)

    Huynh Manh Hung
    Toi muon đang ky buoi va Na huu co
    TRẢ LỜI
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo