Quy trình đăng kiểm phương tiện thủy nội địa

Đăng kiểm xe là một hình thức do cơ quan chuyên ngành kiểm định về chất lượng xe có đảm bảo chất lượng hay không. Hiện nay, mỗi tỉnh thành phố đều có 1 hoặc nhiều trung tâm đăng kiểm xe cơ giới. Công việc đăng kiểm sẽ gồm việc kiểm tra toàn bộ máy móc trong và ngoài của xe xem có đạt tiêu chuẩn như có chỗ nào chưa tốt, chưa ổn cần sửa chữa để đảm bảo an toàn cho người lái và cả những người tham gia giao thông khác. Hôm nay ACC sẽ giới thiệu đến các bạn nội dung về Quy trình đăng kiểm phương tiện thủy nội địa Cùng ACC tìm hiểu ngay sau đây bạn nhé !

Quá hạn đăng kiểm ô tô 1 ngày phạt bao nhiêu?

Quy trình đăng kiểm phương tiện thủy nội địa

1. Phương tiện thủy nội địa là gì ?

Phương tiện thuỷ nội địa (sau đây gọi là phương tiện) là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thuỷ nội địa.

2. Những điều kiện cần thiết để phương tiện thủy nội địa hoạt động

Cụ thể theo quy định chi tiết tại Điều 24 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014) quy định về điều kiện hoạt động của phương tiện như sau: 

(1) Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa, phương tiện có sức chở trên 12 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm các điều kiện sau:

- Đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 26 của Luật này;

- Có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; kẻ hoặc gắn số đăng ký, vạch dấu mớn nước an toàn, ghi số lượng người được phép chở trên phương tiện;

- Có đủ định biên thuyền viên và danh bạ thuyền viên theo quy định.

(2) Đối với phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 sức ngựa đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.

(3) Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 1 tấn đến 15 tấn hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 sức ngựa hoặc có sức chở dưới 5 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa và bảo đảm điều kiện an toàn như sau:

- Thân phương tiện phải chắc chắn, không bị rò nước vào bên trong; phương tiện phải thắp một đèn có ánh sáng trắng ở nơi dễ nhìn nếu hoạt động vào ban đêm; phương tiện chở người phải có đủ chỗ cho người ngồi cân bằng trên phương tiện và có đủ áo phao hoặc dụng cụ cứu sinh cho số người được phép chở trên phương tiện;

- Máy lắp trên phương tiện phải chắc chắn, an toàn, dễ khởi động và hoạt động ổn định;

- Phương tiện phải được kẻ hoặc gắn số đăng ký, ghi số lượng người được phép chở trên phương tiện;

- Phương tiện phải được sơn vạch dấu mớn nước an toàn và khi chở người, chở hàng không được ngập qua vạch dấu mớn nước an toàn. Dấu mớn nước an toàn của phương tiện được sơn một vạch có màu khác với màu sơn mạn phương tiện; vạch sơn có chiều rộng 25 milimét, chiều dài 250 milimét nằm ngang trên hai bên mạn tại vị trí giữa của chiều dài lớn nhất của phương tiện; mép trên của vạch sơn cách mép mạn 100 milimét đối với phương tiện chở hàng, cách mép mạn 200 milimét đối với phương tiện chở người.

(4) Đối với phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc sức chở dưới 5 người hoặc bè khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm điều kiện an toàn quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.

(5) Phương tiện phải bảo đảm còn niên hạn sử dụng theo quy định của Chính phủ.

3. Quy trình đăng kiểm phương tiện thủy nội địa

Quy trình tiếp nhận và giao kết quả

Cụ thể theo quy định chi tiết tại mục III của HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN THUỶ NỘI ĐỊA

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác đến đơn vị đăng kiểm.
- Đơn vị đăng kiểm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn hoàn thiện ngay trong ngày làm việc (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc hướng dẫn hoàn thiện trong 02 (hai) ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính và hình thức phù hợp khác; nếu hồ sơ đã đầy đủ thì hẹn thời gian, địa điểm kiểm tra.
- Đơn vị đăng kiểm tiến hành kiểm tra. Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc đối với việc kiểm tra phương tiện cách trụ sở làm việc dưới 70 km và 02 (hai) ngày làm việc đối với việc kiểm tra phương tiện cách trụ sở làm việc từ 70 km trở lên hoặc kiểm tra phương tiện ở vùng biển, đảo, kể từ khi kết thúc kiểm tra tại hiện trường.
Nếu kết quả kiểm tra phương tiện thỏa mãn các quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật thì đơn vị đăng kiểm in và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa.
Nếu kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị.
- Tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm tra phương tiện nộp phí, lệ phí theo quy định và có thể nhận kết quả trực tiếp tại đơn vị đăng kiểm hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác.

Thủy

4. Quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành áp dụng cho phương tiện thủy nội địa 

- Nghị định số 111/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 quy định niên hạn sử dụng của phương tiện thủy nội địa và niên hạn sử dụng của phương tiện thủy được phép nhập khẩu.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa sữa đổi lần 1:2015 QCVN 72:2013/BGTVT
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm giám sát kỹ thuật và đóng phương tiện thủy nội địa cở nhỏ - QCVN 25:2010/BGTVT.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy phạm ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện thủy nội địa - QCVN 17:2011/BGTVT sữa đổi lần 2: 2016.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa vỏ gỗ - QCVN 84:2013/BGTVT
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu bằng chất dẻo cốt sợi thủy tinh - QCVN 56:2013/BGTVT
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc - QCVN 54:2013/BGTVT,
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa vỏ xi măng lưới thép - QCVN 51:2012/BGTVT.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo và kiểm tra thiết bị cứu sinh dùng cho phương tiện thủy nội địa - QCVN 85:2015/BGTVT.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng ụ nổi - QCVN 55:2013/BGTVT.
- Quy tắc giao thông và tín hiệu của phương tiện quy định tại Chương V Luật Giao thông đường thủy nội địa.

5. Phí và lệ phí kiểm tra

1. Phí kiểm định: Theo Thông tư 237/2016 /TT-BTC, ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính; (Tuỳ thuộc kích thước, công suất máy, công dụng, năm sử dụng phương tiện ...)
2. Lệ phí cấp giấy chứng nhận An toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường thu theo thông tư 199/2016/TT-BTC ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Bộ tài chính.
Trên đây là những nội dung về Quy trình đăng kiểm phương tiện thủy nội địa do Công ty Luật ACC cung cấp kiến thức đến khác hàng. ACC hy vọng bài viết này sẽ là nguồn thông tin hữu ích gửi đến quý bạn đọc !

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo