Hiện nay có khá nhiều người thắc mắc về thủ tục dán nhãn năng lượng cho quạt điện, quạt thông gió. Để giải đáp vướng trên, ACC xin giới thiệu chủ đề Quạt thông gió, quạt điện có phải dán nhãn năng lượng không?
Dán nhãn năng lượng là việc làm cần thiết buộc các đơn vị kinh doanh phải thực hiện trước khi đưa sản phẩm của mình ra thị trường. Nhãn năng lượng được dán trực tiếp trên các thiết bị, sản phẩm của doanh nghiệp với mục đích cung cấp cho người tiêu dùng thông tin về định mức tiêu thụ năng lượng của mỗi sản phẩm. Với thế mạnh là tư vấn và hỗ trợ đăng ký nhãn dán năng lượng, ACC xin được giới thiệu một số vấn đề liên quan thông qua bài viết Quạt thông gió, quạt điện có phải dán nhãn năng lượng không?
1. Quạt thông gió, quạt điện có phải dán nhãn năng lượng không?
Tại Việt Nam, những phương tiện, thiết bị được quy định tại Thông tư 36/2016/TT-BTC phải dán nhãn năng lượng trước khi đưa ra thị trường. Quạt điện thuộc nhóm thiết bị gia dụng cần phải kiểm tra hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng.
Theo TCVN 7826:2015 Quạt điện – Hiệu suất năng lượng, các loại quạt điện PHẢI thực hiện kiểm tra Hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng bao gồm: các loại quạt bàn, quạt trần, quạt đứng, quạt treo tường dùng trong gia đình và các mục đích tương tự .
Những loại quạt điện KHÔNG phải thử nghiệm hiệu suất năng lượn và dán nhãn năng lượng:
- Quạt hút mùi trong gia đình, quạt hút công nghiệp, Quạt công nghiệp trong nhà xưởng
- Quạt thông gió, Quạt cắt gió
- Quạt phun sương, Quạt làm mát
Như vậy, quạt điện phải dán nhãn năng lượng, còn quạt thông gió thì không cần.
2. Quy trình đăng ký nhãn dán năng lượng cho quạt điện
Căn cứ theo 36/2016/TT-BCT ngày 28/12/2016 của Bộ công thương, doanh nghiệp kinh doanh quạt điện cần phải làm hồ sơ đăng ký công bố hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng sau khi thông quan tờ khai và trước khi đưa hàng hóa ra bày bán trên thị trường sau đó tự dán nhãn năng lượng lên sản phẩm và chịu trách nhiệm với những thông tin đã đăng ký.
Như vây, để đăng ký nhãn dán năng lượng, trước tiên phải thử nghiệm hiệu suất năng lượng. Tổ chức thử nghiệm dán nhãn năng lượng có thể là tổ chức thử nghiệm trong nước (tổ chức thử nghiệm độc lập hoặc phòng thử nghiệm của nhà sản xuất) hoặc tổ chức thử nghiệm nước ngoài (tổ chức thử nghiệm độc lập hoặc phòng thử nghiệm của nhà sản xuất). Các tổ chức này phải đảm bảo điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 36/2016/TT-BTC.
Để thử nghiệm hiệu suất năng lượng, doanh nghiệp tự lấy mẫu phương tiện, thiết bị, số lượng và phương pháp lấy mẫu thử theo tiêu chuẩn tương ứng hoặc theo quy định của Bộ Công Thương và gửi tới tổ chức thử nghiệm để được thử nghiệm và cấp phiếu kết quả thử nghiệm. Kết quả thử nghiệm có hiệu lực vô thời hạn, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện có sai phạm trong kết quả thử nghiệm hoặc có sai phạm, vi phạm của tổ chức thử nghiệm.
Kết quả thử nghiệm là cơ sở để dán nhãn năng lượng cho sản phẩm có cùng model cùng thông số kỹ thuật, cùng xuất xứ và cùng cơ sở sản xuất. Sau khi có kết quả thử nghiệm thì có thể thực hiện đăng ký nhãn dán năng lượng theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đăng ký nhãn dán năng lượng bao gồm:
- Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng, trong đó nêu rõ doanh nghiệp đăng ký dán nhãn so sánh hay nhãn xác nhận theo mẫu tại Phụ lục 1 Thông tư 36/2016/TT-BTC;
- Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cấp cho model sản phẩm;
- Tài liệu chứng minh phòng thử nghiệm nước ngoài đã đáp ứng đủ điều kiện (Đối với trường hợp việc thử nghiệm dán nhãn năng lượng được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm nước ngoài);
- Mẫu nhãn năng lượng dự kiến.
Trường hợp các hồ sơ, tài liệu trên bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và có công chứng.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Hồ sơ đăng ký nhãn dán năng lượng có thể nộp thông qua mạng internet tại Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương hoặc gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Bộ Công thương.
Bước 3: Nhận kết quả
Sau khi nộp hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng đến Bộ Công Thương doanh nghiệp được tự thực hiện việc dán nhãn năng lượng phù hợp với thông tin trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho sản phẩm đã đăng ký. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực đối với các thông tin đã công bố trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng và thông tin hiển thị trên nhãn năng lượng.
3. Những thông tin cơ bản của nhãn dán năng lượng
Nhãn năng lượng phải có các thông tin cơ bản sau:
- Tên nhà sản xuất/nhập khẩu đầy đủ hoặc viết tắt;
- Mã hiệu phương tiện, thiết bị;
- Thông tin về mức tiêu thụ năng lượng;
- Tiêu chuẩn hoặc quy định áp dụng.
Về hình thức của nhãn dán năng lượng, doanh nghiệp có quyền lựa chọn nhãn năng lượng điện tử đối với các phương tiện, thiết bị phù hợp cho việc sử dụng nhãn năng lượng điện tử hoặc sử dụng nhãn năng lượng khác để thực hiện việc dán nhãn năng lượng.
Ngoài ra, nhãn năng lượng có thể được thay đổi kích thước tăng, giảm theo tỉ lệ của nhãn để phù hợp với phương tiện, thiết bị nhưng không được gây nhầm lẫn, che lấp hoặc ảnh hưởng tới thông tin ghi trên nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.
4. Đăng ký dán nhãn năng lượng lại
Doanh nghiệp phải đăng ký dán nhãn năng lượng lại khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Tiêu chuẩn đánh giá thay đổi;
- Phương tiện, thiết bị đã được đăng ký dán nhãn năng lượng có những thay đổi về mức tiêu thụ năng lượng;
Nội dung và thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng lại được thực hiện như quy trình đã nói trên.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Quạt thông gió, quạt điện có phải dán nhãn năng lượng không do ACC cung cấp.
Nội dung bài viết:
Bình luận