Quy trình dán nhãn năng lượng tủ lạnh (Thủ tục 2024)

Căn cứ theo Quyết định số 04/2017/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ thì sẽ bắt buộc dán nhãn năng lượng đối với các sản phẩm đồ gia dụng gồm: Đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt sử dụng trong gia đình, nồi cơm điện, quạt điện, máy thu hình, đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ.

Tủ lạnh là một sản phẩm thuộc danh mục cần dán nhãn năng lượng cho thiết bị điện gia dụng nên ngoài việc chứng nhận hợp quy tủ lạnh thì còn phải thực hiện dán nhãn năng lượng mới có thể lưu thông tiêu thụ trên thị trường. Tuy nhiên, trên thực tế khi kinh doanh các sản phẩm đồ điện gia dụng không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu rõ quy định này.

Vậy thì quy trình dán nhãn năng lượng tủ lạnh diễn ra như thế nào thì hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Quy trình dán nhãn năng lượng tủ lạnh
Quy trình dán nhãn năng lượng tủ lạnh

1. Quy định dán nhãn năng lượng cho Tủ lạnh

Cơ sở pháp lý

Quyết định QĐ 04_2017_QĐ-Ttg ngày 09/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ (thay thế Quyết định 51/2011/TTg ngày 12/9/2011) phủ phê duyệt danh mục các mặt hàng phải kiểm tra Hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng theo lộ trình

Công văn Cong-van-1786-TCHQ-GSQL ngày 11/3/2016 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn quy trình thực hiện dán nhãn năng lượng và kiểm tra HSNL tối thiểu.

Thông tư 36/2016/TT-BCT ngày 28/12/2016 của Bộ công thương hướng dẫn thực hiện dán nhãn năng lượng  đối với 1 số mặt hàng

Tiêu chuẩn Việt Nam

Để xác định loại Tủ lạnh - Tủ đông có phải dán nhãn năng lượng hay không, Chúng tôi sẽ xem xét hồ sơ sản phẩm của Quý khách có phải dán nhãn năng lượng hay không theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7828:2016 về Tủ mát, tủ lạnh và tủ đông - Hiệu suất năng lượng.

Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho tủ lạnh, tủ kết đông lạnh có dung tích đến 1000 L sử dụng máy làm lạnh kiểu nén chạy điện.

Loại Tủ lạnh phải dán nhãn năng lượng

Thiết bị được làm lạnh bằng máy làm lạnh kiểu nén chạy điện có một hoặc nhiều ngăn để bảo quản thực phẩm tươi trong điều kiện nhiệt độ cần thiết. Các ngăn này được gọi là ngăn thực phẩm tươi.

Loại Tủ đông phải dán nhãn năng lượng

Thiết bị được làm lạnh bằng máy làm lạnh kiểu nén chạy điện có một hoặc nhiều ngăn để bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ qui định trong đó có ít nhất một ngăn thực phẩm tươi và một ngăn có thể duy trì nhiệt độ cần thiết để bảo quản thực phẩm đông lạnh, ngăn này được gọi là ngăn kết đông.

2. Quy trình dán nhãn năng lượng tủ lạnh

2.1. Thử nghiệm hiệu suất năng lượng

Mẫu thử

Doanh nghiệp lấy mẫu đem thử tới các phòng thử nghiệm được Bộ công thương chỉ định, mỗi loại tủ lạnh thử 01 mẫu, phương pháp lấy mẫu thử theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7828:2016 về Tủ mát, tủ lạnh và tủ đông - Hiệu suất năng lượng.

Thời gian thử nghiệm trung bình: 07 ngày /mẫu. Thời gian thử nghiệm thực tế nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào công việc thực tế của đơn vị thử nghiệm, thỏa thuận giữa giữa đơn vị thử nghiệm và khách hàng.

Phòng thử nghiệm

Doanh nghiệp tự lựa chọn phòng thử nghiệm đã được Bộ Công Thương chỉ định để thử nghiệm mẫu điển hình.

Phòng thử nghiệm tủ lạnh được Bộ Công Thương chỉ định. Thông tin về các phòng thử nghiệm được chỉ định sẽ liên tục được cập nhật trên website: www.nhannangluong.com. 

Quy trình dán nhãn năng lượng tủ lạnh
Quy trình dán nhãn năng lượng tủ lạnh

2.2. Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng

Doanh nghiệp đăng ký dán nhãn năng lượng cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm:

  • Bản đăng ký chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng
  • Bản đăng ký chứng nhận dán nhãn năng lượng;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có công chứng);
  • Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa (bản sao có đóng dấu xác nhận của Doanh nghiệp);
  • Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hóa (bản sao có đóng dấu xác nhận của Doanh nghiệp);
  • Danh mục các loại tủ lạnh đăng ký dán nhãn năng lượng;
  • Bản sao của hợp đồng với các nhà cung cấp hàng hóa ở nước ngoài (đối với các nhà nhập khẩu) và Tờ khai hàng hóa nhập khẩu;
  • Báo cáo thử nghiệm hiệu suất năng lượng do phòng thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định cấp;
  • Phiếu cung cấp thông tin năng lực sản xuất tủ lạnh;
  • Các chứng chỉ khác về quản lý chất lượng liên quan (ISO 9001, nếu có).

2.3. Đánh giá chứng nhận

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ đăng ký chứng nhận dán nhãn năng lượng, Tổng cục Năng lượng xem xét hồ sơ, đánh giá năng lực doanh nghiệp, sự phù hợp của hồ sơ, kết quả thử nghiệm so với tiêu chuẩn đánh giá, xác định mức tiêu thụ năng lượng so với các tiêu chuẩn đã công bố. Tổng cục Năng lượng sẽ có công văn trả lời doanh nghiệp nếu hồ sơ phù hợp và ấn định thời gian đánh giá thực tế hoặc yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu chưa phù hợp.

Trong trường hợp hồ sơ phù hợp, Tổng cục Năng lượng tiến hành đánh giá thực tế các doanh nghiệp đăng ký tham gia dán nhãn năng lượng và ra quyết định chứng nhận phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng. Thời điểm tiến hành đánh giá thực tế sau khi Tổng cục Năng lượng có công văn trả lời doanh nghiệp, tối đa là 10 ngày làm việc đối với doanh nghiệp sản xuất trong nước và 20 ngày làm việc đối với đánh giá tại nguồn doanh nghiệp nhập khẩu.

Thời gian tiến hành đánh giá thực tế trong khoảng 01 ngày, nội dung đánh giá bao gồm:

  1. Đánh giá hoạt động đảm bảo chất lượng của phòng nghiên cứu, phát triển hoặc bộ phận có chức năng tương tự.
  2. Đánh giá hoạt động đảm bảo chất lượng của phòng vật tư hoặc bộ phận có chức năng tương tự.
  3. Đánh giá hoạt động đảm bảo chất lượng của phòng quản lý chất lượng (AQC).
  4. Thăm quan dây truyền sản xuất, phỏng vấn những người có trách nhiệm trên dây truyền sản xuất nhằm xác minh thêm nhận thức của người lao động và người quản lý sản xuất.
  5. Kết luận đánh giá.

2.4. Cấp giấy chứng nhận

  • Trường hợp kết quả hồ sơ đạt yêu cầu, tối đa 05 ngày làm việc sau khi đánh giá thực tế:
  • Đối với doanh nghiệp nhập khẩu, Bộ Công Thương ra quyết định cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị được đăng ký.
  • Giấy chứng nhận chỉ có giá trị cho từng lô hàng nhập khẩu. Các lô nhập tiếp theo có cùng xuất xứ, cùng địa chỉ nhà máy sản xuất, không có thay đổi về kỹ thuật làm ảnh hưởng đến các yêu cầu chứng nhận, Doanh nghiệp nhập khẩu nộp hồ sơ báo cáo Tổng cục Năng lượng để Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận mới. Nếu có sự thay đổi về xuất xứ hàng hóa hoặc địa điểm nhà máy sản xuất hoặc model hoặc thiết kế kỹ thuật thì phải đánh giá, chứng nhận lại.
  • Đối với nhà sản xuất, Giấy chứng nhận có thời hạn tối đa là 03 (ba) năm. Ba tháng trước khi hết hiệu lực của giấy chứng nhận, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ chứng nhận lại.
  • Trường hợp kết quả đánh giá không đạt, Tổng cục Năng lượng thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết và nêu rõ lý do.

2.5. Sử dụng nhãn năng lượng so sánh

  • Sau khi được cấp giấy chứng nhận, doanh nghiệp có quyền sử dụng nhãn so sánh theo mức năng lượng xác định trong giấy chứng nhận được cấp trên tủ lạnh, bao bì và trên catalog, tờ rơi để quảng cáo…
  • Nhãn năng lượng so sánh có thể phóng to hoặc thu nhỏ nhưng phải đảm bảo hình dáng và tỷ lệ kích thước nhưng không nhỏ hơn 5cm x 7cm khi gắn trên sản phẩm và bao bì. Việc dán nhãn trực tiếp hoặc in nhãn lên sản phẩm là bắt buộc, in hoặc dán nhãn lên các vị trí khác (thí dụ như bao bì…) là tùy theo sự lựa chọn của doanh nghiệp, nhưng không được gây nhầm lẫn, che lấp hoặc ảnh hưởng tới thông tin ghi trên nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.

Trên đây là những tư vấn của ACC về quy trình dán nhãn năng lượng tủ lạnh. Nếu các bạn còn điều gì thắc mắc thì hãy liên hệ với chúng tôi, ACC cam kết mang lại cho bạn chất lượng dịch vụ tốt nhất!

Chúc các bạn kinh doanh thuận lợi!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo