Quy trình dán nhãn năng lượng nồi hơi (Thủ tục 2024)

Dán nhãn năng lượng nồi hơi là thủ tục phức tạp và rất được quan tâm hiện nay. ACC xin được giới thiệu thủ tục trên thông qua bài viết Quy trình dán nhãn năng lượng nồi hơi (Thủ tục 2023).

Dán nhãn năng lượng là việc dán, gắn, in, khắc nhãn năng lượng lên sản phẩm, bao bì, hoặc hiển thị nhãn năng lượng điện tử trên sản phẩm. Theo Quyết định 04/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nồi hơi (lò hơi) là thiết bị công nghiệp thuộc danh mục  phương tiện, thiết bị  bắt buộc phải dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu. Như vậy, các cơ sở và chủ kinh có nhu cầu sản xuất, kinh doanh nồi hơi buộc phải thực hiện hoạt động dán nhãn nồi hơi theo quy định pháp luật.

Với thế mạnh về tư vấn và thực hiện các thủ tục pháp lý, ACC xin được giới thiệu chi tiết cho khách hàng có nhu cầu thông qua bài viết Quy trình dán nhãn năng lượng nồi hơi (Thủ tục 2023).

Quy trình dán nhãn năng lượng nồi hơi
Quy trình dán nhãn năng lượng nồi hơi

1. Nồi hơi là gì?

Nồi hơi (Lò hơi) Tiếng anh là steam boiler: là thiết bị sử dụng các nhiên liệu như (than, củi, trấu, giấy vụn…) để có thể đun sôi nước tạo thành hơi nước mang nhiệt để có thể phục vụ cho nhu cầu về nhiệt trong lĩnh vực công nghiệp như giặt là khô, sấy gỗ, sấy quần áo … Tùy theo mục đích sử dụng mà tạo ra nguồn hơi có nhiệt độ và áp suất phù hợp đủ để đáp ứng nhu cầu. Để vận chuyển nguồn năng lượng có nhiệt độ và áp suất cao này người ta sử dụng các ống chịu được nhiệt và chịu được áp suất cao chuyên dùng cho nồi hơi.

Nồi hơi được sử dụng rất nhiều trong công nghiệp như tạo ra hơi để vận hành đầu máy xe lửa hơi nước, vận hành turbine máy phát điện… Đối với các nhà máy công nghiệp có sử dụng nhiệt thì sử dụng thiết bị nồi hơi công nghiệp để làm nguồn cung cấp nhiệt và cung cấp hơi, dẫn nguồn nhiệt, nguồn hơi đến với các hệ thống máy móc cần sử dụng tới hơi, nhiệt.

2. Danh mục lò hơi phải dán nhãn năng lượng

Danh mục các loại lò hơi bao gồm:

  • Lò hơi đốt than;
  • Lò hơi đốt dầu;
  • Lò hơi đốt khí;
  • Lò hơi tận dụng nhiệt.

Trước khi thực hiên dán nhãn năng lượng cần phải có kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng. Nhiều người thường nhầm lẫn loại lò hơi nào nằm trong danh mục dán nhãn năng lượng cũng phải thử nghiệm hiệu suất năng lượng xong rồi đi công bố dán nhãn năng lượng. Tuy nhiên, không phải trường hợp lò hơi nào cũng vậy. Trên thực tế, mỗi một loại lò hơi đều có Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) làm căn cứ để xác định phạm vi áp dụng xem loại nào phải kiểm tra Hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng bắt buộc, loại nào thì không phải làm. Theo Danh mục các TCVN đang áp dụng đối với các mặt hàng dán nhãn năng lượng, loại lò hơi có TCVN 8630:2010 mới phải thực hiện thử nghiệm hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng.

Quy trình dán nhãn năng lượng nồi hơi
Quy trình dán nhãn năng lượng nồi hơi

3. Quy trình dán nhãn năng lượng nồi hơi (Thủ tục 2023)

Để dán nhãn năng lượng nồi hơi, trước tiên cần phải thử nghiệm hiệu suất năng lượng. Tổ chức thử nghiệm dán nhãn năng lượng có thể là tổ chức thử nghiệm trong nước (tổ chức thử nghiệm độc lập hoặc phòng thử nghiệm của nhà sản xuất) hoặc tổ chức thử nghiệm nước ngoài (tổ chức thử nghiệm độc lập hoặc phòng thử nghiệm của nhà sản xuất). Các tổ chức này phải đảm bảo điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 36/2016/TT-BTC.

Để thử nghiệm hiệu suất năng lượng, doanh nghiệp tự lấy mẫu phương tiện, thiết bị, số lượng và phương pháp lấy mẫu thử theo tiêu chuẩn tương ứng hoặc theo quy định của Bộ Công Thương và gửi tới tổ chức thử nghiệm để được thử nghiệm và cấp phiếu kết quả thử nghiệm. Kết quả thử nghiệm có hiệu lực vô thời hạn, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện có sai phạm trong kết quả thử nghiệm hoặc có sai phạm, vi phạm của tổ chức thử nghiệm.

Kết quả thử nghiệm là cơ sở để dán nhãn năng lượng cho sản phẩm có cùng model cùng thông số kỹ thuật, cùng xuất xứ và cùng cơ sở sản xuất. Quy trình dán nhãn năng lượng nồi hơi gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ đăng ký nhãn dán năng lượng bao gồm:

  • Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng, trong đó nêu rõ doanh nghiệp đăng ký dán nhãn so sánh hay nhãn xác nhận theo mẫu tại Phụ lục 1 Thông tư 36/2016/TT-BTC;
  • Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cấp cho model sản phẩm;
  • Tài liệu chứng minh phòng thử nghiệm nước ngoài đã đáp ứng đủ Điều kiện (Đối với trường hợp việc thử nghiệm dán nhãn năng lượng được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm nước ngoài);
  • Mẫu nhãn năng lượng dự kiến.

Trường hợp các hồ sơ, tài liệu trên bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và có công chứng.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Hồ sơ đăng ký nhãn dán năng lượng có thể nộp thông qua mạng internet tại Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương hoặc gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Bộ Công thương.

Bước 3: Nhận kết quả

Sau khi nộp hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng đến Bộ Công Thương doanh nghiệp được tự thực hiện việc dán nhãn năng lượng phù hợp với thông tin trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho sản phẩm đã đăng ký. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực đối với các thông tin đã công bố trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng và thông tin hiển thị trên nhãn năng lượng.

4. Những thông tin cơ bản của nhãn dán năng lượng

Nhãn năng lượng phải có các thông tin cơ bản sau:

  • Tên nhà sản xuất/nhập khẩu đầy đủ hoặc viết tắt;
  • Mã hiệu phương tiện, thiết bị;
  • Thông tin về mức tiêu thụ năng lượng;
  • Tiêu chuẩn hoặc quy định áp dụng.

Về hình thức của nhãn dán năng lượng, doanh nghiệp có quyền lựa chọn nhãn năng lượng điện tử đối với các phương tiện, thiết bị phù hợp cho việc sử dụng nhãn năng lượng điện tử hoặc sử dụng nhãn năng lượng khác để thực hiện việc dán nhãn năng lượng.

Ngoài ra, nhãn năng lượng có thể được thay đổi kích thước tăng, giảm theo tỉ lệ của nhãn để phù hợp với phương tiện, thiết bị nhưng không được gây nhầm lẫn, che lấp hoặc ảnh hưởng tới thông tin ghi trên nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.

5. Đăng ký dán nhãn năng lượng lại

Doanh nghiệp phải đăng ký dán nhãn năng lượng lại khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Tiêu chuẩn đánh giá thay đổi;
  • Phương tiện, thiết bị đã được đăng ký dán nhãn năng lượng có những thay đổi về mức tiêu thụ năng lượng;

Nội dung và thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng lại được thực hiện như quy trình đã nói trên.

Trên đây là toàn bộ thông tin về dán nhãn năng lượng nồi hơi và Quy trình dán nhãn năng lượng nồi hơi (Thủ tục 2022) do ACC cung cấp.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (677 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo