Quy trình công bố nhãn mô tơ/motor mới nhất [2024]

Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành, các phương tiện thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện, trong đó bao gồm một số sản phẩm mô tơ/ motor.

Điều 39 Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả quy định về dán nhãn năng lượng đối với các phương tiện, thiết bị trong đó bao gồm thiết bị mô tơ/ motor như sau:

  1. Phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng phải được dán nhãn trước khi đưa ra thị trường.
  2. Cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu phương tiện, thiết bị thực hiện việc dán nhãn năng lượng đối với phương tiện, thiết bị sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng.
  3. Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng được cấp sau khi phương tiện, thiết bị đã được thử nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tại phòng thử nghiệm.
  4. Bộ Công thương có trách nhiệm:
    • Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và lộ trình thực hiện;
    • Quy định nội dung, quy cách nhãn năng lượng;
    • Quy định phòng thử nghiệm có đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận thử nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng;
    • Quy định trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng đối với phương tiện, thiết bị;
    • Quy định việc công nhận nhãn năng lượng của phương tiện, thiết bị nhập khẩu
Quy trình dán nhãn năng lượng mô tơ/motor
Quy trình dán nhãn năng lượng mô tơ/motor.

1. Một số quy định pháp luật hướng dẫn quy trình dán nhãn năng lượng mô tơ/motor:

  • Luật số 50/2010/QH12 ngày 17/06/2010 về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010;
  • Quyết định số 04/2017/QĐ-Ttg ngày 09/3/2017 của Thủ tướng chính phủ (thay thế Quyết định 51/2011/TTg ngày 12/9/2011) phê duyệt danh mục các mặt hàng phải kiểm tra hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng theo lộ trình;
  • Công văn số 1786/TCHQ-GSQL ngày 11/3/2016 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn quy trình thực hiện dán nhãn năng lượng và kiểm tra HSNL tối thiểu;
  • Thông tư 36/2016/TT-BCT ngày 28/12/2016 của Bộ công thương hướng dẫn thực hiện dán nhãn năng lượng  đối với 1 số mặt hàng.

2. Một số khái niệm:

  • Dán nhãn năng lượng là việc dán, gắn, in, khắc nhãn năng lượng lên sản phẩm, bao bì, hoặc hiển thị nhãn năng lượng điện tử trên sản phẩm. Gồm 02 loại:
    • Nhãn so sánh là nhãn cung cấp thông tin về mức tiêu thụ năng lượng, loại năng lượng sử dụng, hiệu suất năng lượng và các thông tin khác giúp người tiêu dùng so sánh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường để nhận biết và lựa chọn phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng.
    • Nhãn xác nhận là nhãn chứng nhận phương tiện, thiết bị có hiệu suất năng lượng cao nhất so với phương tiện, thiết bị khác cùng loại.

3. Đối tượng áp dụng:

  • Điều 2 Thông tư 36/2016/TT-BTC của Bộ công thương hướng dẫn dán nhãn năng lượng đối với một số mặt hàng. Thì tất cả các doanh nghiệp sản xuất phương tiện, thiết bị dán nhãn năng lượng, các tổ chức thử nghiệm tham gia thử nghiệm phương tiện, thiết bị dán nhãn năng lượng. Các cơ quan quản lý hoạt động dán nhãn năng lượng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, trong đó bao gồm nhãn dán năng lượng mô tơ/ motor.
Quy trình dán nhãn năng lượng mô tơ/motor
Quy trình dán nhãn năng lượng mô tơ/motor
  • Theo TCVN 7540:2013 dán nhãn năng lượng motor cho các chủng loại sau:
    • Động cơ điện không đồng bộ ba pha roto lồng sóc một tốc độ sử dụng nguồn điện tần số 50 Hz và/hoặc 60 Hz và có điện áp danh định UNđến 1 000 V; Có công suất ra danh định PN từ 0,75 kW đến 150 kW; Có 2, 4 hoặc 6 cực; Hoạt động ở kiểu chế độ S1 (chế độ liên tục); Làm việc trực tiếp trên lưới; Có khả năng vận hành trong các điều kiện làm việc nêu trong Điều 6 của TCVN 6627-1 (IEC 60034-1).
    • Động cơ có mặt bích, đế và/hoặc trục có kích thước cơ khí khác với TCVN 7862-1 (IEC 60072-1) cũng thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này.
    • Động cơ có trang bị hộp số có thể tháo rời hoặc cơ cấu hãm cũng thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này mặc dù trong các động cơ này có thể sử dụng các trục và mặt bích đặc biệt.
  • Tuy nhiên không phải mọi trường hợp đều phải dán nhãn năng lượng motor, cụ thể có những trường hợp không phải thử nghiệm hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng motor dưới đây:
    • Động cơ có hộp số lắp liền (không thể tháo rời mà không bị hỏng động cơ);
    • Động cơ được chế tạo riêng để sử dụng với bộ biến đổi điện theo IEC 60034-25;
    • Động cơ được tích hợp hoàn toàn trong một máy (ví dụ máy bơm, quạt và máy nén) mà không thể thử nghiệm riêng rẽ với máy đó;
    • Động cơ được chế tạo riêng để vận hành trong môi trường có khí nổ theo IEC 60079-0;
    • Động cơ được thiết kế riêng dùng cho các yêu cầu đặc biệt của máy được truyền động (chế độ khởi động nặng nề, số lượng lớn các chu kỳ khởi động/dừng, quán tính của rôto rất nhỏ);
    • Động cơ được thiết kế riêng dùng cho một số đặc tính đặc biệt của nguồn lưới (ví dụ dòng khởi động hạn chế, dung sai lớn về điện áp và/hoặc tần số);
    • Động cơ được thiết kế riêng dùng cho các điều kiện môi trường đặc biệt (không thuộc các điều kiện làm việc qui định trong Điều 6 của TCVN 6627-1 (IEC 60034-1)).

4. Quy trình công bố dán nhãn mô tơ/motor.

Bước 1 Thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu mô tơ/motor:

  • Mặt hàng motor điện thử nghiệm hiệu suất năng lượng theo TCVN7540-1-2013 – Hiệu suất năng lượng tối thiểu .
  • Trường hợp có mẫu sẵn tại Việt Nam có thể mang mẫu đi thử nghiệm HSNL tối thiểu trước khi hàng về.
  • Kết quả thử nghiệm Hiệu suất năng lượng được dùng để thông quan tờ khai và làm hồ sơ đăng ký công bố dán nhãn năng lượng.
  • Điều 4 Thông tư 36/2016/TT-BTC của Bộ công thương hướng dẫn Thử nghiệm hiệu suất năng lượng đối với một số phương tiện, thiết bị trong đó bao gồm mô tơ/ motor như sau:
    • Tổ chức thử nghiệm dán nhãn năng lượng mô tơ/ motor bao gồm:
      • Tổ chức thử nghiệm trong nước (tổ chức thử nghiệm độc lập hoặc phòng thử nghiệm của nhà sản xuất);
      • Tổ chức thử nghiệm nước ngoài (tổ chức thử nghiệm độc lập hoặc phòng thử nghiệm của nhà sản xuất).
    • Tổ chức thử nghiệm dán nhãn năng lượng mô tơ/motor phải đáp ứng Điều kiện sau:
      • Tổ chức thử nghiệm trong nước là tổ chức thử nghiệm đáp ứng điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp;
      • Tổ chức thử nghiệm nước ngoài là tổ chức thử nghiệm được công nhận theo Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 (hoặc tương đương) bởi các tổ chức công nhận đã ký kết thỏa ước thừa nhận lẫn nhau (ILAC hoặc APLAC).
    • Căn cứ để thử nghiệm, đánh giá hiệu suất năng lượng của mô tơ/motor là các TCVN hoặc các quy định của Bộ Công Thương tương ứng.
    • Thử nghiệm mẫu điển hình: Doanh nghiệp tự lấy mẫu mô tơ/motor, số lượng và phương pháp lấy mẫu thử theo tiêu chuẩn tương ứng hoặc theo quy định của Bộ Công Thương và gửi tới tổ chức thử nghiệm để được thử nghiệm và cấp phiếu kết quả thử nghiệm.
    • Kết quả thử nghiệm là cơ sở để dán nhãn năng lượng mô tơ/motor có cùng model cùng thông số kỹ thuật, cùng xuất xứ và cùng cơ sở sản xuất. Kết quả thử nghiệm có hiệu lực vô thời hạn, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện có sai phạm trong kết quả thử nghiệm hoặc có sai phạm, vi phạm của tổ chức thử nghiệm.

Bước 2 Đăng ký dán nhãn năng lượng mô tơ/motor:

  • Khoản 1 Điều 5 Thông tư 36/2016/TT-BCT hướng dẫn: Trước khi đưa phương tiện, thiết bị là mô tơ/motor ra thị trường, doanh nghiệp sản xuất nhập khẩu phương tiện, thiết bị đó phải lập 01 bộ hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng và gửi về Bộ Công Thương.
  • Hồ sơ Đăng ký dán nhãn năng lượng motor bao gồm:
    • Giấy đăng ký công bố dán nhãn năng lượng motor
    • Kết quả thử nghiệm Hiệu suất năng lượng do tổ chức thử nghiệm cấp cho từng model Động cơ điện
    • Mẫu nhãn năng lượng dự kiến (Mặt hàng Động cơ điện chỉ được phép dán nhãn năng lượng xác nhận)
    • Các giấy tờ liên quan khác….
  • Sau đó doanh nghiệp tự dán nhãn năng lượng lên motor và chịu trách nhiệm với những thông tin đã đăng ký.
  • Lưu ý: Doanh nghiệp đăng ký dán nhãn năng lượng mô tơ/motor được lựa chọn hình thức gửi hồ sơ qua mạng internet tại Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương hoặc gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Bộ Công thương. Trường hợp các hồ sơ, tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng việt và có công chứng.
  • Để phục vụ kiểm tra sau thông quan, cần làm công văn xin xác nhận của Bộ Công thương xác nhận Doanh nghiệp đã thực hiện công bố dán nhãn năng lượng.

Bước 3 Thực hiện dán nhãn năng lượng mô tơ/motor:

  • Sau khi nộp hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng mô tơ/motor đến Bộ Công Thương, doanh nghiệp được tự thực hiện việc dán nhãn năng lượng phù hợp với thông tin trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho sản phẩm đã đăng ký. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực đối với các thông tin đã công bố trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng và thông tin hiển thị trên nhãn năng lượng.
  • Nhãn năng lượng mô tơ/motor được sử dụng thống nhất theo quy định của Bộ Công Thương, hình thức, quy cách nhãn năng lượng theo quy định của pháp luật.
  • Nhãn năng lượng phải có các thông tin cơ bản sau:
    • Tên nhà sản xuất/nhập khẩu đầy đủ hoặc viết tắt;
    • Mã hiệu;
    • Thông tin về mức tiêu thụ năng lượng;
    • Tiêu chuẩn hoặc quy định áp dụng.
  • Doanh nghiệp có quyền lựa chọn nhãn năng lượng điện tử đối với mô tơ/motor phù hợp cho việc sử dụng nhãn năng lượng điện tử hoặc sử dụng nhãn năng lượng khác để thực hiện việc dán nhãn năng lượng.
  • Nhãn năng lượng có thể được thay đổi kích thước tăng, giảm theo tỉ lệ của nhãn để phù hợp với mô tơ/motor nhưng không được gây nhầm lẫn, che lấp hoặc ảnh hưởng tới thông tin ghi trên nhãn hàng hóa theo quy định của pháp Luật.

5. Những câu hỏi thường gặp

5.1 Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng motor bao gồm những giấy tờ nào?

  • Giấy đăng ký công bố dán nhãn năng lượng motor
  • Kết quả thử nghiệm Hiệu suất năng lượng do tổ chức thử nghiệm cấp cho từng model Động cơ điện
  • Mẫu nhãn năng lượng dự kiến ( Mặt hàng Động cơ điện CHỈ được phép dán nhãn năng lượng XÁC NHẬN)
  • Các giấy tờ liên quan khác….?

5.2 Khi nào cần làm hồ sơ công bố hiệu suất năng lượng motor?

Hồ sơ đăng ký công bố Hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng motor sau khi thông quan tờ khai và trước khi lưu thông hàng hóa trên thị trường.

5.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về Thủ Tục dán nhãn năng lượng mô tơ/motor/Động cơ điện không?

Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về Thủ Tục dán nhãn năng lượng mô tơ/motor/Động cơ điện (Cập Nhật 2022) uy tín, trọn gói cho khách hàng.

5.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về Thủ Tục dán nhãn năng lượng mô tơ/motor/Động cơ điện của công ty Luật ACC là bao nhiêu?

Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (766 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo