Quy Trình Dán Nhãn Năng Lượng Máy Giặt Cập Nhật Mới 2024

Máy giặt là mặt hàng điện tử phải Dán nhãn năng năng lượng theo quy định của Bộ công thương, Công ty ACC xin tư vấn đến khách hàng quy trình dán nhãn năng lượng máy giặt cập nhật mới năm 2023 qua bài viết sau.

Quy Trình Dán Nhãn Năng Lượng Máy Giặt
Quy Trình Dán Nhãn Năng Lượng Máy Giặt

1. Các thông tin quy định thể hiện trên nhãn năng lượng máy giặt:

Hãng sản xuất: Là tên của tổ chức/doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đăng ký dán nhãn năng lượng. Thông tin hãng sản xuất giúp người tiêu dùng nhận biết rõ sản phẩm mình đang mua thuộc thương hiệu nào. Ví dụ: Toshiba, LG, Sharp…

Xuất xứ: Là nơi sản xuất ra máy giặt. Ví dụ: Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc. Hiện nay, rất nhiều người tiêu dùng tỏ ra e ngại khi biết các sản phẩm có xuất xứ Trung Quốc. Tuy nhiên, chúng ta không thể tránh hết tất cả các sản phẩm này. Cần phải hiểu rằng đa số những sản phẩm này được giữ nguyên công nghệ sản xuất tại nước phát triển ra nó như Mỹ, Nhật, Úc… tuy nhiên được lắp ráp tại Trung Quốc. Ưu điểm của việc này là sản phẩm vẫn đảm bảo chất lượng mà giá thành lại rẻ.

Mã sản phẩm: Là tên, mã sản phẩm được dán nhãn. Ví dụ: AW-DE1100GV.

hối lượng giặt: Là tổng khối lượng quần áo mà máy giặt có thể giặt được. Ví dụ: 10 KG

Tiêu chuẩn Việt Nam: Là mã số tiêu chuẩn đăng kí nhãn máy giặt theo quy định của Việt Nam, bao gồm mã số và năm đăng kí dán nhãn. Ví dụ: TCVN 8526:2013

Hiệu suất năng lượng: Là số điện năng hao tốn trên 1 kí quần áo giặt. Ví dụ: 6,9 WH/KG

Số chứng nhận: Là số chứng nhận đăng kí nhãn năng lượng của tủ giặt. Ví dụ: 09150067

Sao trên nhãn năng lượng

Có 5 mức xếp hạng hiệu suất năng lượng trên máy giặt tương ứng với 5 sao trên nhãn năng lượng. Nhãn 5 sao là nhãn có hiệu suất năng lượng tốt nhất, giúp tiết kiệm năng lượng hiệu quả.

2. Quy trình dán nhãn năng lượng máy giặt:

Bước 1: Thử nghiệm mẫu

1.1. Mẫu thử

Doanh nghiệp tự lấy mẫu đem thử tại các phòng thử nghiệm, mỗi loại máy giặt thử 01 mẫu, phương pháp lấy mẫu thử theo TCVN 8526:2010 về Máy giặt gia dụng – Hiệu suất năng lượng.

Thời gian thử nghiệm trung bình: 07 ngày /mẫu. Thời gian thử nghiệm thực tế nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào công việc thực tế của đơn vị thử nghiệm, thỏa thuận giữa giữa đơn vị thử nghiệm và khách hàng.

1.2. Phòng thử nghiệm:

Doanh nghiệp tự lựa chọn phòng thử nghiệm đã được Bộ Công Thương chỉ định để thử nghiệm mẫu điển hình.

Bước 2: Lập Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng

Doanh nghiệp đăng ký dán nhãn năng lượng cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gốc và sao 05 bộ như nhau gửi về Tổng cục Năng lượng theo địa chỉ trên, mỗi bộ hồ sơ bao gồm:

  •      Bản đăng ký chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng
  •      Hồ sơ giới thiệu về Doanh nghiệp, bao gồm:
  •      Giới thiệu chung về Doanh nghiệp.
  •      Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có công chứng).
  •      Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa (bản sao có đóng dấu xác nhận của Doanh nghiệp).
  •      Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hóa (bản sao có đóng dấu xác nhận của Doanh nghiệp).
  •      Danh mục các loại máy giặt đăng ký dán nhãn năng lượng.
  •      Bản sao của hợp đồng với các nhà cung cấp hàng hóa ở nước ngoài (đối với các nhà nhập khẩu) và Tờ khai hàng hóa nhập khẩu.
  •      Báo cáo thử nghiệm hiệu suất năng lượng do phòng thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định cấp, thời hạn không quá 06 tháng từ ngày cấp.
  •      Phiếu cung cấp thông tin năng lực sản xuất máy giặt.
  •      Các chứng chỉ khác về quản lý chất lượng liên quan (ISO 9001, nếu có).

Bước 3: Đánh giá chứng nhận

  •      Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ đăng ký chứng nhận dán nhãn năng lượng, Tổng cục Năng lượng xem xét hồ sơ, đánh giá năng lực doanh nghiệp, sự phù hợp của hồ sơ, kết quả thử nghiệm so với tiêu chuẩn đánh giá, xác định mức tiêu thụ năng lượng so với các tiêu chuẩn đã công bố. Tổng cục Năng lượng sẽ có công văn trả lời doanh nghiệp nếu hồ sơ phù hợp và ấn định thời gian đánh giá thực tế hoặc yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu chưa phù hợp.
  •      Trong trường hợp hồ sơ phù hợp, Tổng cục Năng lượng tiến hành đánh giá thực tế các doanh nghiệp đăng ký tham gia dán nhãn năng lượng và ra quyết định chứng nhận phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng. Thời điểm tiến hành đánh giá thực tế sau khi Tổng cục Năng lượng có công văn trả lời doanh nghiệp, tối đa là 10 ngày làm việc đối với doanh nghiệp sản xuất trong nước và 20 ngày làm việc đối với đánh giá tại nguồn doanh nghiệp nhập khẩu. Thời gian tiến hành đánh giá thực tế trong khoảng 01 ngày, nội dung đánh giá bao gồm:
  1. Đánh giá hoạt động đảm bảo chất lượng của phòng nghiên cứu, phát triển hoặc bộ phận có chức năng tương tự;
  2. Đánh giá hoạt động đảm bảo chất lượng của phòng vật tư hoặc bộ phận có chức năng tương tự;
  3. Đánh giá hoạt động đảm bảo chất lượng của phòng quản lý chất lượng (AQC);
  4. Thăm quan dây truyền sản xuất, phỏng vấn những người có trách nhiệm trên dây truyền sản xuất nhằm xác minh thêm nhận thức của người lao động và người quản lý sản xuất;
  5. Kết luận đánh giá.

Bước 4: Cấp giấy chứng nhận

Trường hợp kết quả hồ sơ đạt yêu cầu, tối đa 05 ngày làm việc sau khi đánh giá thực tế:

  •      Đối với doanh nghiệp nhập khẩu, Bộ Công Thương ra quyết định cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị được đăng ký.

Giấy chứng nhận chỉ có giá trị cho từng lô hàng nhập khẩu. Các lô nhập tiếp theo có cùng xuất xứ, cùng địa chỉ nhà máy sản xuất, không có thay đổi về kỹ thuật làm ảnh hưởng đến các yêu cầu chứng nhận, Doanh nghiệp nhập khẩu nộp hồ sơ báo cáo Tổng cục Năng lượng để Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận mới. Nếu có sự thay đổi về xuất xứ hàng hóa hoặc địa điểm nhà máy sản xuất hoặc model hoặc thiết kế kỹ thuật thì phải đánh giá, chứng nhận lại;

  •      Đối với nhà sản xuất, Bộ Công Thương quyết định cấp Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng. Giấy chứng nhận có thời hạn tối đa là 03 (ba) năm. Ba tháng trước khi hết hiệu lực của giấy chứng nhận, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ chứng nhận lại.

Trường hợp kết quả đánh giá không đạt, Tổng cục Năng lượng thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết và nêu rõ lý do.

Bước 5. Sử dụng nhãn năng lượng so sánh

  •      Sau khi được cấp giấy chứng nhận, doanh nghiệp có quyền sử dụng nhãn so sánh (Phụ lục 4) theo mức năng lượng xác định trong giấy chứng nhận được cấp trên máy giặt, bao bì và trên catalog, tờ rơi để quảng cáo…
  •      Nhãn năng lượng so sánh có thể phóng to hoặc thu nhỏ nhưng phải đảm bảo hình dáng và tỷ lệ kích thước cho trong phụ lục 4 nhưng không nhỏ hơn … mm (sẽ được quy định cụ thể khi có quyết định cấp giấy chứng nhận) khi gắn trên sản phẩm và bao bì.
  •      Việc dán nhãn trực tiếp hoặc in nhãn lên sản phẩm là bắt buộc, in hoặc dán nhãn lên các vị trí khác (thí dụ như bao bì…) là tùy theo sự lựa chọn của doanh nghiệp, nhưng không được gây nhầm lẫn, che lấp hoặc ảnh hưởng tới thông tin ghi trên nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.

Công ty ACC là một trong những đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn thủ tục dán nhãn năng lượng nói chung và dán nhãn năng lượng cho thiết bị điện gia dụng nói riêng trên toàn quốc, mọi thắc mắc liên quan hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (525 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo