Trước khi đưa phương tiện, thiết bị ra thị trường, doanh nghiệp chịu trách nhiệm phải thực hiện thủ tục dán nhãn năng lượng. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin về quy trình dãn nhãn năng lượng hàng nhập khẩu.

1. Dán nhãn năng lượng hàng nhập khẩu là gì?
Nhãn năng lượng là nhãn cung cấp thông tin về loại năng lượng sử dụng, mức tiêu thụ năng lượng, hiệu suất năng lượng và các thông tin khác giúp người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng. Khi đó, dán nhãn năng lượng là việc dán, gắn, in, khắc nhãn năng lượng lên sản phẩm, bao bì, hoặc hiển thị nhãn năng lượng điện tử trên sản phẩm, trong đó phương tiện, thiết bị được dán nhãn là hàng nhập khẩu. Theo quy định hiện hành, trước khi đưa phương tiện, thiết bị thuộc danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng ra thị trường, doanh nghiệp sản xuất nhập khẩu phương tiện, thiết bị đó phải thực hiện thủ tục dán nhãn năng lượng.
Có hai loại nhãn năng lượng là:
- Nhãn so sánhlà nhãn cung cấp thông tin về mức tiêu thụ năng lượng, loại năng lượng sử dụng, hiệu suất năng lượng và các thông tin khác giúp người tiêu dùng so sánh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường để nhận biết và lựa chọn phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng.
- Nhãn xác nhậnlà nhãn chứng nhận phương tiện, thiết bị có hiệu suất năng lượng cao nhất so với phương tiện, thiết bị khác cùng loại.
2. Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng
- Nhóm thiết bị gia dụng gồm: Đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt sử dụng trong gia đình, nồi cơm điện, quạt điện, máy thu hình, đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ.
- Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại gồm: Máy phôtô copy, màn hình máy tính, máy in, tủ giữ lạnh thương mại, máy tính xách tay.
- Nhóm thiết bị công nghiệp gồm: Máy biến áp phân phối, động cơ điện.
- Nhóm phương tiện giao thông vận tải gồm: Xe ô tô con loại 9 chỗ trở xuống, xe mô tô, xe gắn máy.

3. Lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng
- Đối với nhóm thiết bị gia dụng và nhóm thiết bị công nghiệp
- Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với các thiết bị gia dụng và nhóm thiết bị công nghiệp sau: Đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, nồi cơm điện, quạt điện, tủ lạnh, máy giặt lồng ngang, máy giặt lồng đứng, máy thu hình, máy biến áp phân phối ba pha, động cơ điện;
- Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đến hết ngày 31/12/2019 đối với: Sản phẩm đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ;
- Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc từ ngày 01/01/2020 đối với: Sản phẩm đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ.
- Đối với nhóm thiết bị văn phòng và thương mại
- Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với tủ giữ lạnh thương mại;
- Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với: Máy phôtô copy, màn hình máy tính, máy in;
- Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với máy tính xách tay đến hết ngày 31/12/2019;
- Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với máy tính xách tay từ ngày 01/01/
- Đối với nhóm phương tiện giao thông vận tải (sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới):
- Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với xe ô tô con loại 7 chỗ trở xuống;
- Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với xe ô tô con loại trên 7 chỗ đến 9 chỗ đến hết ngày 31/12//2017; xe mô tô, xe gắn máy đến hết ngày 31/12/2019;
- Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với: Xe ô tô con loại trên 07 chỗ đến 09 chỗ từ ngày 01/01/2018; xe mô tô, xe gắn máy từ ngày 01/01/2020.
Như vậy, đến nay, đây là một thủ tục bắt buộc đối với các phương tiện, thiết bị thuộc danh mục do Nhà nước quy định.
4. Quy trình dán nhãn năng lượng hàng nhập khẩu
Quy định về thủ tục dán nhãn năng lượng hàng nhập khẩu được quy định cụ thể tại Thông tư 36/2016/TT-BCT, theo đó quy trình dán nhãn năng lượng hàng nhập khẩu bao gồm:
Bước 1: Thử nghiệm hiệu suất năng lượng
Doanh nghiệp đăng ký dán nhãn tiến hành thử nghiệm hiệu suất năng lượng tại các đơn vị cung cấp dịch vụ thử nghiệm và so sánh mức độ phù hợp với tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp đăng ký dán nhãn năng lượng nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng về Bộ Công thương dưới hình thức gửi hồ sơ qua mạng internet tại Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương hoặc gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng bao gồm:
- Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng, trong đó nêu rõ doanh nghiệp đăng ký dán nhãn so sánh hay nhãn xác nhận theo mẫu;
- Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cấp cho model sản phẩm;
- Tài liệu chứng minh phòng thử nghiệm nước ngoài đã đáp ứng đủ Điều kiện (Đối với trường hợp việc thử nghiệm dán nhãn năng lượng được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm nước ngoài);
- Mẫu nhãn năng lượng dự kiến.
Nhãn năng lượng phải có các thông tin cơ bản sau:
- Tên nhà sản xuất/nhập khẩu đầy đủ hoặc viết tắt;
- Mã hiệu phương tiện, thiết bị;
- Thông tin về mức tiêu thụ năng lượng;
- Tiêu chuẩn hoặc quy định áp dụng.
Bước 3: Tiến hành dán nhãn
Sau khi nộp hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng đến Bộ Công Thương doanh nghiệp được tự thực hiện việc dán nhãn năng lượng phù hợp với thông tin trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho sản phẩm đã đăng ký. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực đối với các thông tin đã công bố trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng và thông tin hiển thị trên nhãn năng lượng. Nhãn năng lượng có thể được thay đổi kích thước tăng, giảm theo tỉ lệ của nhãn để phù hợp với phương tiện, thiết bị nhưng không được gây nhầm lẫn, che lấp hoặc ảnh hưởng tới thông tin ghi trên nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến quy trình, thủ tục dán nhãn năng lượng cho hàng nhập khẩu. Nhìn chung, khi thực hiện thủ tục này, các cá nhân, tổ chức nên sử dụng dịch vụ của các công ty chuyên nghiệp. Với thành tích đã đạt được của mình, ACC luôn đảm bảo đem lại cho Quý khách hàng chất lượng dịch vụ cao với chi phí hợp lý.
Mọi thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN TÀI CHÍNH ACC
Tp Hồ Chí Minh: ACC Building, Lầu 3, 520-526 Cách Mạng Tháng 8, Phường 11, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Hà Nội: Tầng 11, Số 9 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
Bình Dương: 30/10 Hoàng Hoa Thám, Phường Phú Lợi, TP. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
Cần Thơ: 27 Mậu Thân, Xuân Khánh, Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Đà Nẵng: 23 Đào Duy Anh, Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Hotline: 0846967979 (Zalo)
Văn phòng: 028.77700888
Tổng đài: 1800.0006
Mail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!