Quy trình dán nhãn năng lượng đèn led (Thủ tục 2024)

Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg ngày 09/03/2017 của Thủ tướng chính phủ quy định

Thì kể từ ngày 01/01/2022, tất cả đèn led bắt buộc đều phải dán nhãn dán năng lượng đèn led theo quy định.

Quy trình dán nhãn năng lượng đèn led
Quy trình dán nhãn năng lượng đèn led

1. Cơ sở pháp lý (Một số văn bản hướng dẫn dán nhãn dán năng lượng đèn led):

  • Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2022;
  • Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg ngày 09/03/2017 của Chính Phủ. Từ ngày 01/01/2020 áp dụng dán nhãn năng lượng bắt buộc với đèn Led.
  • Công văn 1786/TCHQ-GSQL ngày 11/03/2016 Của tổng cục hải quan hướng dẫn quy trình thực hiện dán nhãn năng lượng và kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu.
  • Thông tư 36/2016/TT-BTC ngày 28/12/2016 của Bộ Công thương hướng dẫn thực hiện dán nhãn năng lượng đối với một số mặt hàng.
  • Quyết định 4889/QĐ-BCT ngày 27/12/2018 của Bộ Công thương công bố tiêu chuẩn Việt Nam và hướng dẫn công bố hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng đèn led.

2. Một số khái niệm:

  • Đèn led là gì? Đèn LED là thiết bị chiếu sáng mang công nghệ LED, trong đó từ khóa “LED” được viết tắt từ cụm tiếng Anh Light-Emitting-Diode nghĩa là đi ốt phát quang. Các đi ốt này được chứa trong con chip bán dẫn, các điện tử trong chíp sẽ hoạt động khi có nguồn điện chạy qua lấp đầy chỗ trống sinh ra các bức xa ánh sáng.
  • Dán nhãn năng lượng là việc dán, gắn, in, khắc nhãn năng lượng lên sản phẩm, bao bì, hoặc hiển thị nhãn năng lượng điện tử trên sản phẩm.
  • Nhãn so sánh là nhãn cung cấp thông tin về mức tiêu thụ năng lượng, loại năng lượng sử dụng, hiệu suất năng lượng và các thông tin khác giúp người tiêu dùng so sánh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường để nhận biết và lựa chọn phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng.
  • Nhãn xác nhận là nhãn chứng nhận phương tiện, thiết bị có hiệu suất năng lượng cao nhất so với phương tiện, thiết bị khác cùng loại.

3. Đối tượng áp dụng

  • Điều 2 Thông tư 36/2016/TT-BTC của Bộ công thương hướng dẫn dán nhãn năng lượng đối với một số mặt hàng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với

  1. Các nhà sản xuất, nhập khẩu (sau đây gọi là doanh nghiệp) phương tiện, thiết bị dán nhãn năng lượng.
  2. Các tổ chức thử nghiệm tham gia thử nghiệm phương tiện, thiết bị dán nhãn năng lượng.
  3. Các cơ quan quản lý hoạt động dán nhãn năng lượng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.”
Quy trình dán nhãn năng lượng đèn led
Quy trình dán nhãn năng lượng đèn led
  • Theo đó, tất cả các doanh nghiệp sản xuất phương tiện, thiết bị dán nhãn năng lượng, Các tổ chức thử nghiệm tham gia thử nghiệm phương tiện, thiết bị dán nhãn năng lượng. Các cơ quan quản lý hoạt động dán nhãn năng lượng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, trong đó bao gồm nhãn dán năng lượng đèn led.

4. Quy trình công bố dán nhãn đèn led

4.1 Thử nghiệm hiệu suất năng lượng đèn led (giai đoạn 1)

Điều 4 Thông tư 36/2016/TT-BTC của Bộ công thương hướng dẫn Thử nghiệm hiệu suất năng lượng đèn led như sau:

  • Tổ chức thử nghiệm dán nhãn năng lượng đèn led bao gồm: Tổ chức thử nghiệm trong nước (tổ chức thử nghiệm độc lập hoặc phòng thử nghiệm của nhà sản xuất); tổ chức thử nghiệm nước ngoài (tổ chức thử nghiệm độc lập hoặc phòng thử nghiệm của nhà sản xuất).
  • Tổ chức thử nghiệm dán nhãn năng lượng đèn led phải đáp ứng Điều kiện sau:
    • Tổ chức thử nghiệm trong nước là tổ chức thử nghiệm đáp ứng điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp;
    • Tổ chức thử nghiệm nước ngoài là tổ chức thử nghiệm được công nhận theo Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 (hoặc tương đương) bởi các tổ chức công nhận đã ký kết thỏa ước thừa nhận lẫn nhau (ILAC hoặc APLAC).
  • Căn cứ để thử nghiệm, đánh giá hiệu suất năng lượng của đèn led là các TCVN hoặc các quy định của Bộ Công Thương tương ứng.
  • Thử nghiệm mẫu điển hình: Doanh nghiệp tự lấy mẫu đèn led, số lượng và phương pháp lấy mẫu thử theo tiêu chuẩn tương ứng hoặc theo quy định của Bộ Công Thương và gửi tới tổ chức thử nghiệm để được thử nghiệm và cấp phiếu kết quả thử nghiệm.
  • Kết quả thử nghiệm là cơ sở để dán nhãn năng lượng đèn led có cùng model cùng thông số kỹ thuật, cùng xuất xứ và cùng cơ sở sản xuất. Kết quả thử nghiệm có hiệu lực vô thời hạn, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện có sai phạm trong kết quả thử nghiệm hoặc có sai phạm, vi phạm của tổ chức thử nghiệm.

4.2 Đăng ký dán nhãn năng lượng đèn led (giai đoạn 2)

  • Khoản 1 Điều 5 Thông tư 36/2016/TT-BCT hướng dẫn: Trước khi đưa phương tiện, thiết bị là đèn led ra thị trường, doanh nghiệp sản xuất nhập khẩu phương tiện, thiết bị đó phải lập 01 bộ hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng và gửi về Bộ Công Thương.
  • Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng bao gồm (được hướng dẫn cụ thể tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 36/2016/TT-BCT):
    • Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho đền led sử dụng năng lượng, trong đó nêu rõ doanh nghiệp đăng ký dán nhãn so sánh hay nhãn xác nhận theo mẫu quy định;
    • Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cấp cho model sản phẩm;
    • Tài liệu chứng minh phòng thử nghiệm nước ngoài đã đáp ứng đủ Điều kiện (Đối với trường hợp việc thử nghiệm dán nhãn năng lượng đèn led được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm nước ngoài);
    • Mẫu nhãn năng lượng đèn led dự kiến.
  • Lưu ý: Doanh nghiệp đăng ký dán nhãn năng lượng đèn led được lựa chọn hình thức gửi hồ sơ qua mạng internet tại Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương hoặc gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Bộ Công thương. Trường hợp các hồ sơ, tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và có công chứng.

4.3 Thực hiện dán nhãn (giai đoạn 3):

  • Sau khi nộp hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng đèn led đến Bộ Công Thương doanh nghiệp được tự thực hiện việc dán nhãn năng lượng phù hợp với thông tin trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho sản phẩm đã đăng ký. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực đối với các thông tin đã công bố trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng và thông tin hiển thị trên nhãn năng lượng.
  • Nhãn năng lượng đèn led được sử dụng thống nhất theo quy định của Bộ Công Thương, hình thức, quy cách nhãn năng lượng theo quy định của pháp luật.
  • Nhãn năng lượng phải có các thông tin cơ bản sau:
    • Tên nhà sản xuất/nhập khẩu đầy đủ hoặc viết tắt;
    • Mã hiệu;
    • Thông tin về mức tiêu thụ năng lượng;
    • Tiêu chuẩn hoặc quy định áp dụng.
  • Doanh nghiệp có quyền lựa chọn nhãn năng lượng điện tử đối với các phương tiện, thiết bị phù hợp cho việc sử dụng nhãn năng lượng điện tử hoặc sử dụng nhãn năng lượng khác để thực hiện việc dán nhãn năng lượng.
  • Nhãn năng lượng có thể được thay đổi kích thước tăng, giảm theo tỉ lệ của nhãn để phù hợp với đèn led nhưng không được gây nhầm lẫn, che lấp hoặc ảnh hưởng tới thông tin ghi trên nhãn hàng hóa theo quy định của pháp Luật.

5. Một số lưu ý khi thực hiện thử nghiệm và Công bố nhãn năng lượng cho đèn LED

  • Đèn LED phải có tuổi thọ công bố tối thiểu là 12.000 giờ
  • Nhà sản xuất hoặc doanh nghiệp phân phối phải công bố thời hạn bảo hành
  • Cùng một mã / dòng sản phẩm nhưng có nhiệt độ màu khác nhau thì phải thử nghiệm và công bố nhãn năng lượng cho từng nhiệt độ màu
  • Những trường hợp đăng ký dán nhãn năng lượng lại
    • Tiêu chuẩn đánh giá thay đổi;
    • Phương tiện, thiết bị đã được đăng ký dán nhãn năng lượng có những thay đổi về mức tiêu thụ năng lượng.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (646 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo