Hiện nay, nền kinh tế của nước ta đang phát triển mạnh đồng nghĩa với sự cạnh tranh trong thị trường ngày càng lớn, đòi hỏi các nhà đầu tư phải luôn tích cực đổi mới, sáng tạo, chủ động tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Theo đó, hoạt động đầu thầu đã tạo điều kiện cho nhà thầu đẩy mạnh tiềm năng, tiềm lực vốn có để dành lấy cơ hội thắng thầu, thúc đẩy nâng cao hiệu quả kinh tế khi giá bỏ thầu thấp nhưng vẫn thu được lợi nhuận đồng thời tạo công ăn việc làm cho người lao động. Trong các hình thức đầu thầu hiện nay thì chỉ định thầu thông thường đang được áp dụng phổ biến. Vậy chỉ định thầu thông thường là gì? Các điều kiện để chỉ định thầu thông thường? Quy trình chỉ định thầu thông thường diễn ra như thế nào?...Cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn về các vấn đề này nhé.
Quy trình chỉ định thầu thông thường (cập nhật 2023)
1. Chỉ định thầu là gì?
Chỉ định thầu là hình thức lựa chọn nhà thầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện các công việc: mua sắm hàng hóa, xây lắp, cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn…Theo đó, phải đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật để áp dụng hình thức này. Chỉ định thầu có hai dạng là chỉ định thầu thông thường và chỉ định thầu rút gọn.
Vậy chỉ định thầu thông thường có thể hiểu là một hình thức chỉ định thầu mà quy trình diễn ra theo thủ tục thông thường gồm các bước sau: chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu; đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu; trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
Không phải trong tất cả các trường hợp đều áp dụng chỉ định thầu mà việc áp dụng chỉ định thầu nói chung và chỉ định thầu thông thường nói riêng trong các trường hợp theo quy định tại Điều 22 Luật Đấu thầu năm 2013, cụ thể như: “Gói thầu cần
thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách; Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo;…”
2. Điều kiện chỉ định thầu thông thường
Việc chỉ định thầu thông thường phải đáp ứng các điều kiện bắt buộc theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật Đấu thầu năm 2013 thì mới được áp dụng hình thức này. Hơn nữa, chỉ định thầu đối với nhà đầu tư khi chỉ có một nhà đầu tư đăng ký; một nhà đầu tư có đủ khả năng theo quy định pháp luật để thực hiện bởi có liên quan đến vấn đề sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí mật thương mại và dự án mà nhà đầu tư đề xuất đáp ứng yêu cầu, tính khả thi khi được thực hiện dự án.
3. Quy trình chỉ định thầu thông thường
Khác với chỉ định thầu rút gọn, chỉ định thầu thông thường diễn ra với một quy trình gồm 5 bước:
3.1. Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu
Lập hồ sơ mời thầu: hồ sơ mời thầu phải đáp ứng các căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ và nhà đầu tư phải chứng minh được kinh nghiệm (đã từng thực hiện một số gói thầu tương tự, là lĩnh vực đã có kinh nghiệm, thời gian hoạt động); năng lực (năng lực về chuyên môn, kỹ thuật, cơ sở vật chất và năng lực về tài chính); kỹ thuật (dựa trên các yếu tố về khả năng đáp ứng các yêu cầu về số lượng, chất lượng, thời hạn giao hàng, vận chuyển, lắp đặt, bảo hành, uy tín của nhà thầu thông qua việc thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó và các yêu cầu khác nêu trong hồ sơ mời thầu).
Thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu và xác định nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu: căn cứ hồ sơ mời thầu hoàn chỉnh cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thẩm định và trình phê duyệt.
3.2. Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu
Sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, sẽ gửi nhà thầu hồ sơ yêu cầu để nhà thầu chuẩn bị
3.3. Bước 3: Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu
Trong quá trình đánh giá phải dựa vào tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ yêu cầu để đánh giá hồ sơ đề xuất. Đồng thời, mời nhà thầu tới thương thảo làm rõ các nội dung trong hồ sơ đề xuất.
Xét các điều kiện: hồ sơ đề xuất hợp lệ, có năng lực, kinh nghiệm và kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu; giá đề nghị chỉ định thầu không vượt dự toán gói thầu được duyệt thì được đề nghị chỉ định thầu.
3.4. Bước 4: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu
Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, việc trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả được thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
3.5. Bước 5: Hoàn thiện và ký hợp đồng
Căn cứ vào Quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì hợp đồng được ký kết.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về Quy trình chỉ định thầu thông thường theo quy định pháp luật hiện hành để bạn đọc tham khảo, qua đó bạn đọc có thể nắm được khái niệm, các trường hợp áp dụng, quy trình, thủ tục của chỉ định thầu thông thường. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề nêu trên hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi hãy liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận