Quy trình chấm dứt hiệu lực hợp đồng chuyển QSD đối tượng SHCN (Cập nhật 2023)

Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là một loại hợp đồng phải đăng ký. Vậy quy trình chấm dứt hợp đồng này như thế nào? Bài viết dưới đây thông tin về quy trình chấm dứt hiệu lực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.

Quy Trình Chấm Dứt Hiệu Lực Hợp Đồng Chuyển QSD Đối Tượng SHCN
Quy Trình Chấm Dứt Hiệu Lực Hợp Đồng Chuyển QSD Đối Tượng SHCN

1. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là gì?

Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là hợp đồng, theo đó, tổ chức, cá nhân nắm độc quyền sử dụng một đối tượng sở hữu công nghiệp (Bên chuyển quyền sử dụng – thường được gọi là bên giao) cho phép tổ chức, cá nhân khác (Bên nhận quyền sử dụng – thường được gọi là bên nhận) sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó.

2. Quy trình chấm dứt hiệu lực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

Chấm dứt hiệu lực hợp đồng lực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp chính là việc chấm dứt hợp đồng, hay nói cách khác, quy trình chấm dứt hiệu lực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp chính là quy trình chấm dứt hợp đồng. Mặc dù đây là hợp đồng có nội dung được quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ, tuy nhiên, Luật này và các văn bản khác có liên quan không đề cập đến các hình thức chấm dứt hợp đồng, do đó, việc chấm dứt hợp đồng phải tuân theo các quy định của Bộ luật Dân sự. Theo đó, có thể xảy ra các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Hợp đồng đã được hoàn thành;

Đối với trường hợp này, khi các bên hoàn thành quyền và nghĩa vụ của mình trong thời hạn được ghi nhận trong hợp đồng, các bên không tiến hành gia hạn hợp đồng, hợp đồng đã được hoàn thành thì hợp đồng đương nhiên được chấm dứt.

Trường hợp 2: Theo thỏa thuận của các bên;

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên có thể tiến hành thỏa thuận chấm dứt hợp đồng. Khi đó, các bên cần có văn bản ghi nhận ý chí và thời điểm chấm dứt hợp đồng.

Trường hợp 3: Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;

Nếu một trong hai chủ thể của hợp đồng là cá nhân, cá nhân đó chết hoặc bị tuyên bố chết; là tổ chức, tổ chức đó bị chấm dứt tổn tại thì hợp đồng được chấm dứt.

Trường hợp 4: Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;

Đối với hủy bỏ, hợp đồng có thể bị hủy bỏ trong các trường hợp sau:

  • Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;
  • Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng
  • Bên kia không có khả năng thực hiện hợp đồng
  • Bên kia chậm thực hiện nghĩa vụ
  • Các trường hợp khác theo luật định

Đối với đơn phương chấm dứt thực hiện, một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.

Trường hợp 5: Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;

Đây là trường hợp quyền sở hữu công nghiệp của bên giao bị chấm dứt (hết thời hạn bảo hộ)

Trường hợp 6: Hợp đồng chấm dứt do quyền lợi của ít nhất một bên bị ảnh hưởng do hoàn cảnh thay đổi cơ bản và hai bên không thể đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý

Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;
  • Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh;
  • Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;
  • Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;
  • Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.

Nếu các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định. Khi đó, quy trình này chính là quy trình tố tụng tại Tòa án được quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Nhìn chung, đa số các trường hợp chấm dứt hiệu lực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp được thực hiện bằng việc thỏa thuận và ghi nhận bằng văn bản giữa các bên, đối với trường hợp ngoại lệ, hợp đồng được chấm dứt do có quyết định của Tòa án.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (294 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo