Quy Trình Cấp Chứng Nhận Thực Phẩm Hữu Cơ PGS 2024

PGS là tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ đầu tiên của Việt Nam, được thực hiện dựa trên sự tham khảo các tiêu chuẩn của các nước có nền nông nghiệp phát triển trên thế giới. PGS cung cấp chứng nhận cho các sản phẩm hữu cơ như: rau hữu cơ và thịt hữu cơ. Quy trình để người nông dân được cấp chứng nhận PGS thông thường sẽ gồm 8 bước cơ bản theo tiêu chuẩn quy định. Cụ thể sẽ được nêu trong bài viết dưới đây.

Quy Trình Cấp Chứng Nhận Thực Phẩm Hữu Cơ PGS 2020
Quy Trình Cấp Chứng Nhận Thực Phẩm Hữu Cơ PGS 2022

Trong bài viết này, ACC Group hướng dẫn chi tiết Quy trình cấp chứng nhận thực phẩm hữu cơ PGS theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

1. Tiêu chuẩn chứng nhận thực phẩm hữu cơ PGS Việt Nam

Áp dụng cho các nhà sản xuất là bộ tiêu chuẩn do Ban điều phối PGS soạn thảo tham chiếu theo các Tiêu chuẩn cơ bản của IFOAM và Tiêu chuẩn Quốc Gia về sản xuất và chế biến sản phẩm hữu cơ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng. Bộ tiêu chuẩn PGS này áp dụng cho người sản xuất bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi. Những tiêu chuẩn này tạo điều kiện cho PGS Việt Nam cung cấp dịch vụ chứng nhận cho các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi hữu cơ từ sản xuất đến bán hàng cho tới người tiêu dùng.

            Tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ PGS cơ bản:

  1. Nguồn nước được sử dụng trong canh tác hữu cơ phải là nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm;
  2. Khu vực sản xuất hữu cơ phải được cách ly tốt khỏi các nguồn ô nhiễm như nhà máy, khu sản xuất công nghiệp, khu vực đang xây dựng, các trục đường giao thông chính,…;
  3. Cấm sử dụng tất cả các đầu vào hóa học tổng hợp như phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn công nghiệp hoặc kháng sinh trong sản xuất hữu cơ;
  4. Cấm sử dụng các loại thuốc trừ cỏ và các chất tổng hợp kích thích sinh trưởng;
  5. Các thiết bị phun thuốc đã được sử dụng trong canh tác thông thường không được sử dụng trong canh tác hữu cơ;
  6. Các dụng cụ đã dùng trong canh tác thông thường phải được làm sạch trước khi đưa vào sử dụng trong canh tác hữu cơ;
  7. Nông dân phải duy trì việc ghi chép vào sổ tất cả vật tư đầu vào;
  8. Không được phép sản xuất song song giữa cây trồng, vật nuôi hữu cơ với cây trồng, vật nuôi sản xuất thông thường;
  9. Đảm bảo khu vực sản xuất hữu cơ không bị ô nhiễm từ bên ngoài;
  10. Các loại cây trồng, động vật nuôi sẽ phải trải qua giai đoạn chuyển đổi;
  11. Các loại cây trồng lâu năm được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ trọn một vòng đời từ khi kết thúc thu vụ trước cho đến khi ra hoa và thu hoạch vụ tiếp theo. Sản phẩm sau thời gian chuyển đổi có thể được bán như sản phẩm hữu cơ sau khi đã được cấp chứng nhận PGS;
  12. Đối với cơ sở sản xuất có sẵn các vật chất hữu cơ có động vật nuôi muốn chuyển đổi sang hữu cơ sẽ phải trải qua một giai đoạn chuyển đổi tối thiểu như sau:
  • Đối với động vật nuôi lấy sữa: 90 ngày;
  • Đối với động vật nuôi lấy thịt: 12 ngày;
  • Đối với gia cầm nuôi lấy trứng: 42 ngày;
  1. Cấm sử dụng tất cả các vật tư đầu vào có chứa sản phẩm biến đổi gen (GMO);
  2. Nên sử dụng hạt giống, các vật liệu trồng trọt, chăn nuôi hữu cơ sẵn có;
  3. Đối với động vật nuôi, được nuôi theo phương pháp hữu cơ ngay từ khi chúng sinh ra. Tuy nhiên, nếu không có con giống hữu cơ thì có thể sử dụng con giống thông thông thường để nuôi hữu cơ nhưng phải đạt số ngày tuổi tối đa:
  • 2 ngày tuổi đối với gà nuôi lấy ít;
  • 18 ngày tuổi đối với gà mái nuôi lấy trứng;
  • 2 tuần tuổi đối với các loại gia cầm khác;
  • Lợn giống 6 tuần tuổi và sau khi cai sữa;
  • 4 tuần tuổi đối với bò sữa và dê;
  1. Trên 50% thức ăn chăn nuôi được trại nuôi tự sản xuất hoặc hợp tác sản xuất với trang trại hữu cơ khác;
  2. Cấm đốt cành cây và rơm rạ, phá rừng và hủy hoại môi trường sinh thái;
  3. Cấm sử dụng phân người;
  4. Phân động vật lấy từ bên ngoài vào trang trại phải được ủ nóng trước khi dùng trong canh tác hữu cơ;
  5. Cấm sử dụng phân ủ được làm từ rác thải đô thị;
  6. Các sản phẩm từ bio gas gồm nước và chất lắng không được sử dụng trực tiếp mà phải đưa vào ủ trước khi sử dụng;
  7. Nông dân phải có các biện pháp phòng ngừa xói mòn và tình trạng nhiễm mặn đất;
  8. Một loại cây phân xanh phải được đưa vào cơ cấu luân can cây trồng trong một năm;
  9. Túi và các vật đựng để vận chuyển và cất giữ sản phẩm hữu cơ đểu phải mới hoặc được làm sạch. Không được sử dụng các túi và vật đựng bị cấm trong canh tác hữu cơ;
  10. Thuốc bảo vệ thực vật bị cấm trong canh tác hữu cơ không được phép sử dụng trong kho trữ sản phẩm hữu cơ;
  11. Chỉ phân bón, chất dưỡng đất và các đầu vào được liệt kê trong danh mục phê chuẩn của PGS mới được phép sử dụng.

2. Quy trình chứng nhận thực phẩm hữu cơ PGS 2022

            Việc cấp chứng nhận có thể được thực hiện cho tất cả các nhóm nông dân. Sẽ có một hệ thống riêng do PGS điều khiển chạy dọc suốt chuỗi giá trị của sản phẩm được chứng nhận hữu cơ để quản lý ở tất cả các khâu sơ chế, thương lái và bán hàng. Khi được cấp chứng nhận, các đối tượng sẽ được sử dụng dấu hiệu niêm phong đạt chuẩn hữu cơ PGS.

Quy trình chứng nhận thực phẩm hữu cơ được thực hiện bao gồm 8 bước như sau:

Bước 1: Nông dân liên hệ với nhóm sản xuất để làm thủ tục tham gia nhóm. Các nhóm sản xuất hữu cơ được hình thành và hoạt động trên những khu vực được cấp chứng nhận chứng nhận thực phẩm hữu cơ PGS.

  • Nông dân phải tham gia khóa tập huấn về tiêu chuẩn hữu cơ PGS;
  • Sau đó hoàn thành và kí Cam kết để chứng tỏ sự tự nguyện làm theo các tiêu chuẩn và thủ tục cấp chứng nhận PGS.
  • Đồng thời, nông dân cũng sẽ phải hoàn thành và nộp lại cho Liên nhóm một bản Kế hoạch quản lý đồng ruộng (FMP).

Bước 2: Liên nhóm sẽ thẩm tra xem Kế hoạch quản lý đồng ruộng của nông dân có được hoàn thành đầy đủ không và sau đó sẽ thông báo cho nhóm sản xuất để tiến hành thanh tra chéo.

Bước 3: Nông dân và đồng ruộng của họ sẽ được thanh tra bởi các thành viên khác trong nhóm sản xuất. Biểu danh mục thanh tra theo nhóm của PGS phải được sử dụng để đảm bảo tính nhất quán giữa các cuộc thanh tra.

  • Công việc thanh tra gồm cả việc kiểm tra thực tế trong hộ gia đình (đồng ruộng, nhà kho, khu sơ chế, nhà ở,v.v..) và sổ sách tài liệu được nông dân lưu giữ theo quy định. Các câu hỏi sẽ được đưa ra để kiểm tra xem người nông dân có hiểu các tiêu chuẩn hữu cơ PGS mà họ đã đồng ý làm theo hay không.
  • Trong quá trình thanh tra, các thanh tra viên sẽ lấu mẫu đất và nước để kiểm tra. Nông dân sẽ được miễn kiểm tra khâu này nếu đã được kiểm tra trong vòng 12 tháng trước đây hoặc nếu nông dân đã có chứng nhận rau an toàn.
  • Kết quả thanh tra sẽ được ghi lại theo biểu danh mục thanh tra và người nông dân sẽ ký xác nhận, trường hợp nông dân có bất kỳ ý kiến nào thì nhóm thanh tra sẽ phải ghi bổ sung ý kiến đó vào trong báo cáo.

Bước 4: Dựa trên báo cáo thanh tra theo danh mục và các báo cáo khác cũng như kiểm tra bản Cam kết của người nông dân và Kế hoạch quản lý đồng ruộng, Hội đồng chứng nhận liên nhóm sẽ ra quyết định về tình trạng cấp chứng nhận của các ruộng. Quyết định sẽ được gửi tới nhóm điều phối trong đó bao gồm các họat động cần thực hiện nếu có sai phạm.

Bước 5: Nhóm điều phối sẽ nhập các thông tin tóm tắt của từng nông dân vào hệ thống dữ liệu và gửi giấy chứng nhận tới nông dân, chứng nhận có giá trị trong 1 năm kể từ ngày thanh tra. Mỗi giấy chứng nhận của nông dân có ghi số nhận diện (số ID) của từng nông dân gồm cả mã số cho nông dân và liên nhóm.

Bước 6: Các khu vực sản xuất của nông dân sẽ được thanh tra lại hàng năm. Giám đốc chứng nhận của liên nhóm sẽ điều khiển tiến trình tái thanh tra. Trước khi thanh tra, nông dân phải cập nhật Kế hoạch quản lý đồng ruộng và kiểm tra hồ sơ ghi chép (ghi chép vật tư đầu vào đã được sử dụng và việc bán sản phẩm).

Bước 7: Tiến trình thanh tra, ra quyết định và phê chuẩn:

Kiểm tra dư lượng: Khu vực sản xuất sẽ được chọn ngẫu nhiên một tỷ lệ nhỏ để kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu trong các loại cây đang trồng trên đồng ruộng. Việc kiểm tra dư lượng thuốc sâu sẽ được điều khiển bởi nhóm điều phối nhưng liên nhóm sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động nếu được yêu cầu.

Bước 8: Hàng năm, Giám đốc chứng nhận của liên nhóm sẽ chọn ngẫu nhiên khoảng 10% các báo cáo thanh tra để các thành viên của liên nhóm sẽ tái thanh tra các khu vực sản xuất này và báo cáo tới Hội đồng chứng nhận liên nhóm về các kết luận tái thanh tra theo danh mục. Hội đồng chứng nhận sẽ thông qua các báo cáo này và ra quyết định phê chuẩn hoặc thay đổi tình trạng chứng nhận cho nông dân. Những khu vực được tái thanh tra sẽ được đánh dấu trong hệ thống dữ liệu.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (561 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (1)

    Dr Hùng
    Tôi muốn tham khảo thêm. Nếu có tài liệu hướng dẫn thì càng tốt ạ
    TRẢ LỜI
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo