Quy Trình Cấp Chứng Nhận Thực Phẩm Hữu Cơ Của Mỹ - NSF (Cập nhật 2024)

Những thực phẩm chất lượng cao và quy trình sản xuất khắt khe như thực phẩm hữu cơ thì chứng nhận hữu cơ là vô cùng quan trọng. Theo đó, để được cấp chứng nhận này, các nhà sản xuất phải tuân thủ theo bộ tiêu chuẩn nhất định và phải được thanh tra, đánh giá, nếu đạt yêu cầu sẽ được cấp chứng nhận. Hiện nay trên thế giới, mỗi quốc gia đều có những chứng nhận hữu cơ riêng trong đó có Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA – Organic). Sau đây, ACC sẽ tư vấn cho các bạn những vấn đề liên quan đến “Quy trình cấp chứng nhận thực phẩm hữu cơ của Mỹ - NSF.

Quy Trình Cấp Chứng Nhận Thực Phẩm Hữu Cơ Của Mỹ - NSF
Quy Trình Cấp Chứng Nhận Thực Phẩm Hữu Cơ Của Mỹ - NSF

1. Khái niệm về thực phẩm hữu cơ

“Sản phẩm hữu cơ” ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Sản phẩm hữu cơ (organic) đều được sản xuất dưới một quy trình nghiêm ngặt và thân thiện với môi trường và khi đến tay người tiêu dùng đều sẽ phải được chứng nhận bởi  ít nhất 01 tổ chức uy tín cấp giấy chứng nhận về hữu cơ.

Có nhiều tổ chức quy mô quốc tế có thể cung cấp chứng nhận hữu cơ và tại mỗi nước cũng có chứng nhận quy mô nội địa mà người tiêu dùng cần tham khảo.

Các sản phẩm tuyên bố là hữu cơ mà KHÔNG có logo chứng nhận hữu cơ trên sản phẩm thì KHÔNG được coi là sản phẩm hữu cơ (organic) trừ phi MỌI thành phần trong sản phẩm (100%) được làm từ các thành phần chứng nhận hữu cơ (làm nó mặc nhiên trở thành hữu cơ).

2. Giấy chứng nhận NSF là gì?

Tên chứng nhận: NSF/ANSI
Ban hành: 2009

Là một trong những chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ đầu tiên của Mỹ sau USDA. Với tiêu chuẩn của NSF, thực phẩm organic phải chứa ít nhất 70% thành phần là hữu cơ thì mới được công bố là “contains organic ingredients”. Tuy nhiên, một số sản phẩm theo chuẩn NSF vẫn có thể dùng các thành phần hóa học – nhưng phải là những thành phần được cho phép (danh mục các chất hóa học được dùng rộng hơn USDA)

3. Tiêu chuẩn để đủ tiêu chuẩn thực phẩm hữu cơ của Mỹ

  • Các thành phần có nguồn gốc từ thực vật, được trồng ở các vùng sinh thái an toàn không có hóa chất.
  • Không sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc động vật, sản phẩm không được thử nghiệm trên động vật.
  • Không sử dụng thuốc nhuộm tổng hợp, hương thơm tổng hợp, hợp chất ethoxylat hóa, sáp và các sản phẩm dầu khí khác.
  • Chỉ có chất bảo quản tự nhiên: axit benzoic, muối và este của nó; axit salicylic và muối của nó; axit ascorbic và muối của nó; benzyl alcohol.
  • Chất nhũ hóa và bề mặt có thể được sử dụng chỉ khi họ có được bằng cách thủy phân, hydro hóa, este hóa hoặc chuyển vị este của các chất sau đây: chất béo, dầu, sáp, lecithin, lanolin, mono-, oligo- và polysaccharides, protein và lipoprotein.
  • Không được khử trùng của sản phẩm do tiếp xúc với bức xạ.
  • Các nhãn chỉ ra công cụ thành phần hoàn toàn.
  • Không sử dụng cây trồng biến đổi gen.
  • Bao bì sản phẩm thân thiện với môi trường.

 4. Đối tượng được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hữu cơ

Theo bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, tiêu chuẩn USDA chứng nhận bốn hạng mục sản xuất hữu cơ như sau:

  • Cây trồng: Các cây trồng được trồng để thu hoạch làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, sợi bông hoặc được dùng để bón thêm dinh dưỡng cho cánh đồng.
  • Vật nuôi: Động vật được nuôi lấy thực phẩm hoặc dùng trong quá trình sản xuất lấy thực phẩm, sợi hoặc thức ăn chăn nuôi.
  • Các sản phẩm đã được chế biến: xử lý và đóng gói (ví dụ: cà rốt đã được cắt) hoặc được kết hợp, chế biến và được đóng gói (ví dụ: bánh mì, xúp…)
  • Cây tự nhiên: Các loại cây mọc ở nơi không có canh tác.

5. Quy trình cấp chứng nhận thực phẩm hữu cơ của Mỹ - NSF

  • Bước 1: Nộp hồ sơ lên cơ quan chứng nhận hữu cơ có trong danh sách ủy quyền của USDA

Hồ sơ bao gồm:

    • Bảng mô tả chi tiết hoạt động sản xuất xin cấp chứng nhận
    • Thông tin các chất đã sử dụng cho đất trồng trong thời gian 3 năm trước thu hoạch
    • Danh sách các sản phẩm hữu cơ được trồng, chăm sóc và chế biến
    • Bảng kế hoạch hệ thống hữu cơ miêu tả các hoạt động và các chất được sử dụng
  • Bước 2: Nộp lệ phí cho cơ quan chứng nhận
  • Bước 3: Cơ quan chứng nhận đánh giá các hoạt động sản xuất có phù hợp với quy định hữu cơ hay không

Nhân viên kiểm tra của cơ quan chứng nhận tiến hành kiểm tra các hoạt động tại trang trại của người nộp hồ sơ. Cơ quan chứng nhận đánh giá lại hồ sơ kết hợp với báo cáo của nhân viên kiểm tra để xác nhận người nộp hồ sơ đã thực hiện đúng quy định hữu cơ của USDA hay chưa

  • Bước 4: Cơ quan chứng nhận cấp chứng nhận hữu cơ

* Lưu ý:

  • Hàng năm, người đã được cấp chứng nhận hữu cơ phải nộp báo cáo cập nhật hoạt động sản xuất cho cơ quan chứng nhận
  • Nhân viên kiểm tra tiến hành kiểm tra hoạt động trong trang trại của người được cấp chứng nhận hữu cơ định kỳ
  • Cơ quan chứng nhận đánh giá lại hồ sơ kết hợp với báo cáo của nhân viên kiểm tra để xác nhận người được cấp chứng nhận vẫn thực hiện đúng quy định hữu cơ hay không
  • Cơ quan cấp giấy tái chứng nhận hữu cơ

6. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thực phẩm hữu cơ của Mỹ

Có rất nhiều tổ chức cung cấp chứng nhận hữu cơ được công nhận ở quy mô quốc tế. Tại mỗi nước cũng có những chứng nhận ở quy mô nội địa mà người tiêu dung cần tham khảo trước khi mua hàng trong đó có Chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, Ủy ban Hữu cơ Quốc gia ( USDA )

 Mỹ ban hành năm 2005, chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ nghiêm ngặt nhất bởi vì đây là tiêu chuẩn thực phẩm thực sự. Cơ quan này yêu cầu sản phẩm chứa 95% thành phần hữu cơ mới được sử dụng logo của họ. Ngoài ra, cơ quan này cũng không cho phép sử dụng chất bảo quản tổng hợp và hầu hết thành phần hóa học khi chế biến.

7. Câu hỏi thường gặp

Quy định về thu và quản lí tiền học thêm như thế nào?

a) Thu tiền học thêm để chi trả thù lao cho giáo viên trực tiếp dạy thêm, công tác quản lý dạy thêm, học thêm của nhà trường; chi tiền điện, nước và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm;

b) Mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường;

c) Nhà trường tổ chức thu, chi và công khai thanh, quyết toán tiền học thêm thông qua bộ phận tài vụ của nhà trường; giáo viên dạy thêm không trực tiếp thu, chi tiền học thêm.

Đối với dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường:

a) Mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm.

b) Tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm thực hiện các quy định hiện hành về quản lý tài chính đối với tiền học thêm.

Yêu cầu đối với người dạy thêm như thế nào?

+ Phải đạt về trình độ chuẩn theo đào tạo từng cấp học đúng quy định

+ Có đủ sức khỏe

+ Có đủ phẩm chất về đạo đức tốt, ngoài ra cần thực hiện về nghĩa vụ về công dân, quy định khác, hoàn thành về nhiệm vụ mà cơ quan công tác giao

Đối với yêu cầu của người mà tổ chức học thêm, dạy thêm?

+ Có trình độ mà được đào tạo tối thiểu tương ứng của giáo viên

+ Đủ sức khỏe

+ Không thuộc các trường hợp đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, kỷ luật, chấp hành về án phạt tù, bị quản chế, cải tạo không giam giữ hoặc bị áp dụng với biện pháp giáo dục ở xã phường, thị trấn; đưa vào các cơ sở giáo dục, khám chữa bệnh; không bị buộc thôi việc do bị kỷ luật

Đối với cơ sở vật chất mà phục vụ cho việc học thêm, dạy thêm?

+ Địa điểm tổ chức cần đảm bảo an toàn cho người dạy và người học, ở xa nơi có tiếng ồn, bụi, khí độc,…

+ Phòng học thêm cần đảm bảo về diện tích trung bình tính 1,1 m2 trên một học sinh trở lên, có đủ độ chiếu sáng, thông gió theo nhân tạo và tự nhiên, đảm bảo về tiêu chuẩn phòng bệnh, vệ sinh

+ Kích thước ghế, bàn học sinh, bố trí về bàn và ghế phải đảm bảo theo quy định

+ Bảng học phải là bảng chống lóa, các màu sắc, kích thước, cách treo đạt yêu cầu theo quy định

+ Có nơi chứa rác thải hợp vệ sinh, công trình vệ sinh

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (228 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo