Quy phạm xã hội là gì? (cập nhật 2024)

Bên cạnh quy phạm pháp luật, quy phạm xã hội cũng có vai trò điều chỉnh hành vì, quyết định của con người. Vậy quy phạm xã hội là gì? Để hiểu thêm về vấn đề, bạn đọc có thể tham khảo các thông tin trong bài viết dưới đây.

Quy Phạm Xã Hội Là Gì

1. Quy phạm xã hội là gì? 

Quy phạm xã hội là những quy tắc xử sự chung của con người nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa con người với con người ở một phạm vi, cộng đồng nhất định trong xã hội. 

Quy phạm này được hình thành trong quá trình phát triển của xã hội, qua các mối quan hệ của xã hội vì vậy thường mang tính xã hội sâu sắc và không mang tính bắt buộc chung, được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp, quy tắc, cơ chế chứ không được bảo đảm bởi pháp luật.

Một số quy phạm xã hội phổ biến là tập quán, tín điều tôn giáo,… 

2. Nội dung của quy phạm xã hội là gì?

Nội dung của quy phạm xã hội bao gồm: 

– Là các quan điểm chuẩn mực đối với đời sống tinh thần, tình cảm của con người nhằm điều chỉnh nhận thức và hành vi của con người hướng đến tôn trọng và tuân thủ các quyền cũng như lợi ích chính đáng của xã hội và các chủ thể khác. 

– Không mang tính bắt buộc chung. Việc thực hiện quy phạm xã hội không bắt buộc với tất cả chủ thể trong xã hội, chủ thể có thể lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện dựa trên ý thức của mình về chuẩn mực xã hội. 

– Không được bảo đảm thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế. Quy phạm xã hội được đảm bảo thực hiện bằng 1 cách tự nguyện, tự giác mà không phải bằng biện pháp cưỡng chế hay ép buộc. Nếu muốn quyền lợi của mình được cộng đồng thừa nhận thì phải tự giác tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực chung.

– Không có sự thống nhất, không rõ ràng, cụ thể về từ ngữ, cách truyền đạt quy tắc. Chỉ được thực hiện trong cách hiểu, vận dụng vào thực tiễn.

– Thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi cho đông đảo tầng lớp và tất cả mọi người.

3. Đặc điểm của quy phạm xã hội là gì?

Quy phạm xã hội có các đặc điểm sau:

– Không dễ thay đổi. Có thể được áp dụng linh hoạt trong các giai đoạn khác nhau để phù hợp với chuẩn mực thực tế. Tuy nhiên, về bản chất thì các chuẩn mực đó vẫn được phản ánh. Khác với quy phạm pháp luật phải căn cứ trên thực tế thay đổi của cuộc sống. 

– Do tổ chức chính trị – xã hội, tôn giáo quy định hoặc tự hình thành trong quá trình xã hội phát triển. 

– Là những quy tắc xử sự không có tính bắt buộc, cưỡng chế hay giám sát điều chỉnh. Chỉ có hiệu lực đối với thành viên tổ chức, trong nhận thức và ý thức chấp hành.

4. Phương thức tác động của quy phạm xã hội là gì?

Quy phạm xã hội không có tính bắt buộc thực hiện do đó người ta có thể lựa chọn tuân thủ hoặc không tuân thủ các quy phạm xã hội đó. Nhận thức và hành vi của con người được nhận xét, đánh phá, phê phán thông qua dư luận xã hội có thể ảnh hưởng đến việc người đó có thay đổi nhận thức hay hành vi của mình không. Dư luận xã hội là phương thức duy nhất để một người cân nhắc việc có hay không thực hiện, tuân thủ các chuẩn mực xã hội.

5. Một số câu hỏi thường gặp

5.1. Chuẩn mực xã hội là gì?

Chuẩn mực xã hội là hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội do chính các thành viên của xã hội đặt ra đối với mỗi thành viên hay một nhóm trong xã hội. Chuẩn mực xã hội đặt ra mức độ ít hay nhiều sự chính xác về tính chất, mức độ, phạm vi, giới hạn của cái có thể, cái được phép, cái không được phép đối với hành vi xã hội của mỗi người. 

5.2. Tập quán là gì?

Tập quán là những quy tắc xử sự được hình thành một cách tự phát lâu ngày thành thói quen trong đời sống xã hội hoặc giao lưu quốc tế, đang tồn tại và được các chủ thể thừa nhân như là quy tắc xử sự chung. 

5.3. Quy phạm pháp luật là gì?

Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện. 

Trên đây là toàn bộ những nội dung tham khảo về chủ đề quy phạm xã hội là gì mà ACC muốn cung cấp đến quý bạn đọc. Nếu bạn đọc có thắc mắc về các quy định pháp luật hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư uy tín của ACC hỗ trợ, tư vấn thực hiện các thủ tục giấy tờ, bạn đọc có thể liên hệ ngay đến ACC qua số hotline 1900 3330 hoặc qua số zalo 084 696 7979 nhé.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo