
1. Tư pháp quốc tế là gì?
2. Nguồn của tư pháp quốc tế
3. Quan hệ pháp luật trong tư pháp quốc tế là gì?
3.1 Tư pháp quốc tế trong quan hệ dân sự
3.2 Xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế
- Trên thực tế, mỗi nước có điều kiện cơ sở hạ tầng khác nhau, bởi vậy pháp luật của các nước được xây dựng trên các nền tảng đó cũng có sự khác nhau.
- Các điều kiện khác nhau về chính trị, kinh tế – xã hội phong tục tập quán, truyền thống lịch sử thậm chí là sự khác nhau về đặc điểm thể chất, tâm lý của công dân cũng dẫn đến sự khác nhau trong các quy định pháp luật cùng điều chỉnh một vấn đề.
Chính vì vậy dẫn đến hiện tượng xung đột pháp luật xảy ra.
Phạm vi xảy ra xung đột pháp luật: Về cơ bản, hiện tượng xung đột pháp luật chỉ xảy ra trong các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài thuộc lĩnh vực điều chỉnh của tư pháp quốc tế. Còn trong các lĩnh vực quan hệ pháp luật khác như hình sự hoặc hành chính, đặc biệt là hành chính không xảy ra xung đột pháp luật bởi vì:
- Những ngành luật đó gần như mang tính hiệu lực lãnh thổ rất nghiêm ngặt đặc biết là các vấn đề liên quan tới quyền tài phán công, chính trị quốc gia có tính lãnh thổ rất chất chẽ.
- Vì mang tính chất lãnh thổ chặt chẽ nên tất nhiên không một quốc gia nào muốn và cho phép áp dụng luật nước ngoài vào nội bộ của quốc gia mình.
- Trong các quan hệ về quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp có yếu tố nước ngoài thường không làm phát sinh vấn đề xung đột pháp luật vì các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này mang tính tuyệt đối về lãnh thổ. Các quốc gia chỉ cho phép áp dụng pháp luật nước ngoài để điều chỉnh các quan hệ trong trường hợp có điều ước quốc tế mà quốc gia đó đã tham gia kí kết đã quy định hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
4. Chủ thể của tư pháp quốc tế
4.1 Ai là chủ thể của tư pháp quốc tế?
4.2 Điều kiện để trở thành chủ thể của tư pháp quốc tế là gì?
5. Quy phạm pháp luật trong tư pháp quốc tế
Pháp luật nói chung, từng hệ thống pháp luật, từng ngành pháp luật nói riêng, bao gồm tổng thể các nguyên tắc và quy phạm có nhiệm vụ điều chỉnh các quan hệ xã hội nhất định. Tư pháp quốc tế cũng bao gồm tổng thể các nguyên tắc và quy phạm nhất định có nhiệm vụ điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. Nội dụng các nguyên tắc của tư pháp quốc tế được thể hiện trong nội dung của cả hệ thống quy phạm và trong từng quy phạm cụ thể của tư pháp quốc tế.
Vấn đề thành phần quy phạm của tư pháp quốc tế là vấn đề phức tạp và chưa có ý kiến thống nhất trong giới khoa học về tư pháp quốc tế ở các nước trên thế giới và cả ỏ Việt Nam. Trên thực tế có 3 quan điểm khác nhau như sau:
Phải kể đến loại quy phạm thực chất trong các văn bản pháp lý trong nước điều chỉnh quan hộ tư pháp quốc tế một cách trực tiếp (tức là không cần bất cứ một sự dẫn chiếu nào của quy phạm xung đột tới nó). Các quy phạm này cũng là một phần của Tư pháp quốc tế. ,Nó là nhóm quy phạm ở các văn bản pháp quy của nhà nước điều chỉnh trực tiếp các quan hệ kinh tế đối ngoai hoặc các quan hệ hợp tác khoa học – kỹ thuật, văn hóa giữa các tổ chức, đơn vị, cá nhân công dân Việt Nam với các bên tương ứng của nước ngoài. Ví dụ: Các quy định trong Luật đầu tư cũng cần nhấn mạnh rằng nó là một nhóm quy phạm có tính chất riêng biệt và không thể cho nó đồng nhất với các quy phạm dân sự và ở một mức độ nhất định nào đó cho thấy sự khác biệt và ranh giới giữa Tư pháp quốc tế với Luật dân sự.
Như vậy, trong thành phần cơ cấn của Tư pháp quốc tế bao gồm hai loại quy phạm: quy phạm xung đột và quy phạm thực chất cùng điều chỉnh các quan hệ Tư pháp quốc tế nảy sinh trong quá trình hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật văn hóa giữa các quốc gia và các quy phạm quy định các quyền dân sư, hôn nhân gia đình, lao động thương mai và tố tụng dân sự của ngươi nước ngoài. Đây là nội dung cơ bản của Tư pháp quốc tế và nó thể hiện đậm nét trong các đặc thù của ngành luật này.
Hiện nay về cơ sở lý luận cũng như thực tiễn Tư pháp quốc tế ở các quốc gia khác nhau còn có nhiều sự khác biệt, chảng hạn như vấn đề đối tựơng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế cũng chưa thể thống nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận