Quy phạm pháp luật hành chính là gì? Đặc điểm của QPPL

Trong hoạt động quản lý nhà nước, quy phạm pháp luật là những quy tắc, chuẩn mực chung quan trọng với tất cả tổ chức, cá nhân có liên quan. Và quy phạm pháp luật hành chính là những quy tắc hành vi do Nhà nước đặt ra để điều chỉnh những quan hệ xã hội cụ thể trong lĩnh vực quản lí của chính nhà nước. Để hiểu rõ hơn về quy phạm pháp luật hành chính mời quý khách theo dõi bài viết dưới đây của Luật ACC.

cac-thuoc-tinh-chuc-nang-va-vai-tro-cua-phap-luat

Quy phạm pháp luật hành chính và đặc điểm của quy phạm pháp luật này

1. Khái niệm quy phạm pháp luật hành chính

Trong quản lý hành chính nhà nước, các chủ thể quản lý nhà nước cần đến quy phạm pháp luật để định ra các khuôn mẫu xử sự chung cho nhiều cá nhân, tổ chức (đối tượng quản lý) trong những tình huống được dự liệu trước và có thể lặp lại nhiều lần trong thực tiễn. Mặt khác, khi tiến hành các hoạt động quản lý hành chính nhà nước thì giữa chủ thể và đối tượng quản lý đã phát sinh các quan hệ xã hội cần được pháp luật điều chỉnh, đó chính là các quan hệ quản lý hành chính nhà nước.

Những quy phạm pháp luật (QPPL) được dùng để điều chỉnh các quan hệ quản lý hành chính nhà nước là các QPPL hành chính. Do đó, có thể định nghĩa quy phạm pháp luật hành chính là một dạng cụ thể của quy phạm pháp luật, được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý hành chính theo phương pháp mệnh lệnh đơn phương.

Hiện nay, nguồn của luật hành chính là các văn bản quy phạm pháp luật trong đó có chứa các quy phạm pháp luật hành chính vậy nên không có văn bản quy phạm pháp luật hành chính.

2. Đặc điểm của quy phạm pháp luật hành chinhs

2.1 Đặc điểm chung của quy phạm pháp luật hành chính:

- Là quy tắc xử sự chung thể hiện ý chí của nhà nước;

- Được nhà nước bảo đảm thực hiện;

- Là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người về tính hợp pháp.

2.2  Đặc điểm riêng của quy phạm pháp luật hành chính:

- Các quy phạm pháp luật hành chính chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành.

- Các quy phạm pháp luật hành chính có số lượng lớn và có hiệu lực pháp lý khác nhau.

Do phạm vi điều chỉnh của các quy phạm pháp luật hành chính rất rộng và tính chất đa dạng về chủ thể ban hành nên các quy phạm pháp luật hành chính có số lượng lớn. Trong đó có những quy phạm có hiệu lực pháp lý trên phạm vi cả nước và chung cho các ngành, lĩnh vực quản lý nhưng cũng có những quy phạm chỉ có hiệu lực trong phạm vi một ngành, một lĩnh vực quản lý hay trong một địa phương nhất định.

- Các quy phạm pháp luật hành chính hợp thành một hệ thống trên cơ sở các nguyên tắc pháp lý nhất định.

3. Phân loại các quy phạm pháp luật hành chính

3.1 Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh

– Quy phạm pháp luật dân sự.

Quy phạm pháp luật hành chính.

3.2 Căn cứ vào nội dung

– Quy phạm pháp luật định nghĩa.

– Quy phạm pháp luật điều chỉnh: các quy phạm này quy định quyền và nghĩa vụ của những chủ thể tham gia trong các quan hệ xã hội. Gồm ba nhóm Quy phạm bắt buộc, quy phạm cấm đoán, quy phạm cho phép.

– Quy phạm pháp luật bảo vệ: đây là loại quy phạm xác định các biện pháp cưỡng chế mang tính nhà nước đối với hành vi vi phạm pháp luật.

3.3 Căn cứ vào hình thức mệnh lệnh

– Quy phạm pháp luật dứt khoát.

– Quy phạm pháp luật không dứt khoát.

– Quy phạm pháp luật tùy nghi.

– Quy phạm pháp luật hướng dẫn.

3.4 Căn cứ vào vào hiệu lực pháp lý về thời gia

- Quy phạm áp dụng lâu dài

- Quy phạm áp dụng có thời hạn

- Quy phạm tạm thời

4. Một số hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính

- Sử dụng quy phạm pháp luật hành chính là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện những hành vi được pháp luật hành chính cho phép. Vi dự: Công dân thực hiện quyền khiếu nại đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính, thực hiện quyền tự do đi lại, cư trú, v.v..

- Tuân thủ quy phạm pháp luật hành chính, trong đó các cơ quan, tổ chức, cá nhân kiềm chế không thực hiện những hành vi mà pháp luật hành chính ngăn cấm.

- Chấp hành quy phạm pháp luật hành chính là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện những hành vi mà pháp luật hành chính đòi hỏi họ phải thực hiện. Ví dự: Thực hiện nghĩa vụ quân sự; thực hiện nghĩa vụ đăng kí tạm trủ, tạm vắng theo quy định của pháp luật, v.v..

- Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính là một hình thức thựe hiện pháp luật, trong đó các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền căn cứ vào quy phạm pháp luật hành chính hiện hành để giải quyết các công việc cụ thể phát sinh trong quá trình quản lí hành chính nhà nước.

5. Một số câu hỏi liên quan đến vấn đề này.

5.1 Các yêu cầu đối với hoạt động áp dụng QPPL hành chính là gì?

- Việc áp dụng QPPL hành chính phải đúng nội dung, đúng mục đích của quy phạm được áp dụng

- Áp dụng QPPL hành chính phải do chủ thể có thẩm quyền thực hiện

- Áp dụng QPPL hành chính phải đúng thủ tục hành chính

- Áp dụng QPPL hành chính phải trong thời hạn, thời hiệu do pháp luật quy định

5.2 Phân biệt chấp hành quy phạm pháp luật hành chính và áp dụng quy phạm pháp luật hành chính

Tiêu chí Chấp hành QPPLHC Áp dụng QPPLHC
Khái niệm Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các hành vi mà pháp luật HC đòi hỏi họ phải thực hiện Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền căn cứ vào QPPLHC hiện hành để giải quyết các công việc cụ thể phát sinh trong quá trình QLHC NN.
Chủ thế tiến hành Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
Nội dung Thực hiện những hành vi nhất định do pháp luật hành chính đòi hỏi họ thực hiện ( thực hiện các nghĩa vụ pháp lí) Giải quyết các công việc cụ thể cụ thể phát sinh trong quá trình quản lí hành chính nhà nước.
Phương thức thực hiện Thực hiện bằng hành vi cụ thể của cơ quan, cá nhân, tổ chức. Thực hiện bằng các quyết định hành chính theo trình tự thủ tục của luật định.

5.3 Chấp hành quy phạm pháp luật hành chính luôn làm phát sinh quan hệ luôn làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính là đúng hai sai?

Sai. Bởi vì dưới góc độ làm phát sinh quan hệ luôn làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính Việt Nam gồm ba yếu tố: Quy phạm pháp luật hành chính Việt Nam, năng lực chủ thể, sự kiện pháp lý hành chính.

6. Dịch vụ tại Luật ACC

Luật ACC xin gửi lời chào tới quý khách!

Tại ACC, quý khách có thể nhận được dịch vụ tư vấn và làm thủ tục trọn gói vô cùng nhanh chóng. Chúng tôi luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu: Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn về quy trình, thủ tục thực hiện; hồ sơ cần chuẩn bị; hướng dẫn quý khách ký và hoàn thiện theo quy định; Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên quan 24/7.

Trên đây là một số chia sẻ về quy phạm pháp luật hành chính. Trong những năm vừa qua, Luật ACC luôn là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Công ty chúng tôi với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp luôn sẵn lòng hỗ trợ và đáp ứng tối đa những yêu cầu của quý khách. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh và chính xác nhất theo:

Email: [email protected]

Hotline: 1900 3330

Zalo: 084 696 7979

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (337 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo