Quy luật là gì? (Cập nhật mới nhất 2024)

Trong cuộc sống hằng ngày, không hiếm khi chúng ta bắt gặp thuật ngữ "Quy luật". Vậy, quy luật dưới góc độ triết học có thể được hiểu như thế nào?
Công ty luật ACC sẽ cùng quý bạn đọc tìm hiểu về thuật ngữ này

1. Quy luật là gì?

– Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các sự vật, hiện tượng, giữa các đối tượng, giữa các nhân tố tạo thành đối tượng, giữa các thuộc tính của của các sự vật cũng như giữa các thuộc tính của cùng một sự vật, hiện tượng.
– Mọi quy luật đều mang tính khách quan. Các quy luật được phản ánh trong các khoa học không phải là sự cấu tạo thuần túy của tư tưởng. Những quy luật do khoa học phát hiện ra chính là sự phản ánh những quy luật hiện thực của thế giới khách quan và của tư duy.
– Giữa chủ nghĩa duy vật và duy tâm luôn diễn ra cuộc đấu tranh khi giải đáp câu hỏi quy luật là gì. Các nhà triết học duy tâm luôn phủ nhận sự tồn tại khách quan của quy luật.
Theo cách hiểu thông thường, thì quy luật là những hiện tượng có tính logic, trật tự và lặp đi lặp lại trong cuộc sống hằng ngày, ví dụ như việc con người được sinh ra và rồi sẽ phải trở về với cát bụi; đó chính là quy luật.
Quy Luật Là Gì (cập Nhật Mới Nhất 2022)
Quy luật là gì? (Cập nhật mới nhất 2022)
Dưới góc nhìn của triết học, quy luật lại là sản phẩm của hoạt động tư duy khoa học, phản ánh sự liên hệ của các sự vật và tính tổng thể của chúng. Tức là quy luật là các sự việc, hiện tượng trong cuộc sống, và dưới tư duy, nhận thức của con người, mà nó được đúc kết thành những quy luật cụ thể.
Tuy nhiên, dưới góc nhìn của chủ nghĩa duy vật biện chứng, thì quy luật luôn có tính khách quan. Tức chúng vẫn luôn tồn tại trong thực tiễn, diễn ra hằng ngày dù không có sự nhận thức, phản ánh của tư duy con người. Tức là, con người không thể tạo ra hay làm biến mất các quy luật mà chỉ có thể nhận thức, chấp nhận và  vận dụng chúng trong cuộc sống thực tiễn.
Còn theo quan niệm của chủ nghĩa duy tâm, vì quy luật là sự phản ảnh của tư duy não bộ mỗi người, do đó, nó lại luôn mang theo sự đánh giá, quan điểm các nhân, vì vậy, quy luật không thể có tính khách quan.
Tuy nhiên, ngày nay, đa phần mọi người nhìn nhận quy luật là những hiện tượng lặp đi lặp lại và mang tính khách quan.

2. Đặc điểm của quy luật

Thứ nhất, quy luật có tính khách quan và đương nhiên:
Mọi quy luật đều tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý chí, tư duy của con người. Các quy luật được nêu ra chỉ là sự phản ánh của nhận thức, tư duy của con người đối với thế giới khách quan bên ngoài.
Thứ hai, quy luật có tính ổn định:
Quy luật mang tính ổn định, nó phản ánh mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến; là sự lặp đi lặp lại giữa các yếu tố, thuộc tính trong cùng một sự vật, hiện tượng xác định hoặc giữa các sự vật với nhau.

3. Phân loại quy luật

Các quy luật hết sức đa dạng, muôn vẻ. Chúng khác nhau về mức độ phổ biến, về phạm vi bao quát, về tính chất, vai trò của chúng đối với với quá trình vận động và phát triển của sự vật.
Do đó, việc phân loại quy luật là cần thiết để nhận thức và vận dụng có hiệu quả các quy luật khác nhau phục vụ mục đích của con người trong thực tiễn.
Thứ nhất, căn cứ vào trình độ tính phổ biến, các quy luật có thể được chia thành:
– Các quy luật riêng:
Là các quy luật biểu hiện những mối liên hệ đặc trưng cho một phạm vi nhất định những hiện tượng cùng loại.
Ví dụ: Quy luật vật lý, quy luật hóa học, quy luật sinh học.
– Các quy luật chung:
Đó là các quy luật có phạm vi tác động rộng hơn so với quy luật riêng.
Ví dụ: Quy luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Quy luật này được áp dụng cho cả vật lý, hóa học, sinh học…
– Những quy luật phổ biến:
Đây là những quy luật tác động trong mọi lĩnh của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Ví dụ: Ba quy luật của phép biện chứng duy vật:
+ Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại.
+ Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
+ Quy luật phủ định của phủ định.
Thứ hai, căn cứ vào lĩnh vực tác động, các quy luật được chia thành ba nhóm lớn sau:
– Quy luật tự nhiên:
Là những quy luật nảy sinh, tác động không cần có sự tham gia của con người, mặc dù một số quy luật tự nhiên cũng tồn tại trong con người.
Ví dụ:
+ Quy luật trao đổi chất của các sinh vật sống, bao gồm con người, động vật, thực vật…
+ Quy luật hình thành, hoạt động của núi lửa.
– Quy luật xã hội:
Đó là những quy luật hoạt động của chính con người trong các quan hệ xã hội; chúng không thể nảy sinh và tác động nếu thiếu hoạt động có ý thức của con người.
Mặc dù liên quan con người, nhưng con người không thể sáng tạo ra hay hủy bỏ các quy luật xã hội. Do đó, các quy luật xã hội vẫn mang tính khách quan.
Ví dụ:
+ Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
+ Quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng.
– Quy luật của tư duy:
Loại quy luật này nói lên mối liên hệ nội tại của những khái niệm, phạm trù, những phán đoán mà nhờ đó hình thành tri thức trong tư tưởng con người.
Ví dụ:
+ Quy luật đồng nhất trong tư duy.
+ Quy luật cấm mâu thuẫn.
+ Quy luật bài chung.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo