Bài viết dưới đây bạn đọc sẽ được tìm hiểu những quy đinh liên qua đến quy định xin thôi việc. Mời bạn đọc cùng theo dõi
Hướng Dẫn Quy Trình Xin Thôi Việc Mới Nhất Năm 2023
1. Quy trình xin thôi việc
Bước 1. Viết đơn xin nghỉ việc
- Người xin nghỉ việc viết đơn theo mẫu NS – 09 - 01. Sau khi viết đơn xong, người xin việc chuyển đơn cho Quản lý xem xét theo bước 2.
- Mẫu được lấy trực tiếp tại khu vực phòng NS.
- Người xin nghỉ việc phải đảm bảo đúng thời hạn báo trước. Nếu không đảm bảo đúng thời hạn báo trước, người xin nghỉ việc phải bồi thường tiền lương cho những ngày không báo trước và không được thưởng năng suất và các khoản thưởng cho những thời gian chưa được tính lương.
- Đối với các quy định về nghỉ việc không có trong quy trình này hoặc các quy định khác của công ty thì thực hiện theo bộ luật lao động và các văn bản pháp luật lao động liên quan.
Thời hạn báo trước cụ thể:
- Đối với hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng: 30 ngày
- Đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng: 03 ngày làm việc
- Đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn: 45 ngày
Bước 2. Xem xét của quản lý.
- Thẩm quyền và trách nhiệm xem xét bao gồm: Trưởng các phòng ban.
- Đối với nhân viên các bộ phận có cấp tổ trường thì trước khi chuyển cho quản lý thì phải chuyển qua cấp tổ trưởng xác nhận.
- Đối với các quản lý, nhân viên do Giám đốc trực tiếp quản lý thì sau khi viết đơn, người xin nghỉ việc chuyển trực tiếp cho phòng Nhân sự theo bước 3.
- Quản lý có thẩm quyền xem xét phải xác định các tâm tư nguyện vọng của nhân viên. Nếu vượt ra ngoài khả năng, thì Quản lý phối hợp với phòng Nhân sự để xem xét giải quyết. Trường hợp không thể giải quyết được thì ký xác nhận vào đơn xin nghỉ việc và chuyển trả lại đơn cho người xin nghỉ việc.
- Quản lý có trách nhiệm xem xét và trả lời đơn cho người xin nghỉ việc không quá 2 ngày làm việc.
Bước 3. Xác nhận phòng nhân sự:
- Người xin việc chuyển lại đơn cho Phòng Nhân sự.
- Phòng Nhân sự có trách nhiệm trao đổi với quản lý các bộ phận để xác định tâm tư nguyện vọng của NV.
- Thời gian giải quyết không quá 3 ngày kể từ ngày nhận đơn.
Bước 4. Duyệt cho nghỉ việc:
- Với trường hợp xác định cho nghỉ việc, Phòng Nhân sự chuyển đơn xin nghỉ việc cho GD duyệt kèm theo phương án thay thế.
- Thời gian chuyển đơn cho GD không quá 4 ngày kể từ khi nhận được đơn.
Bước 5. Thanh lý hợp đồng:
- Phòng Nhân sự chịu trách nhiệm tổ chức việc thanh lý hợp đồng với CNV.
- Việc thanh lý gồm các nội dung:
- Hoàn thành các công việc cần thực hiện trước khi nghỉ việc theo biên bản bàn giao công việc.
- Biên bản bàn giao các công cụ dụng cụ cho Quản lý bộ phận.
- Biên bản bàn giao hồ sơ theo mẫu đính kèm quy trình này.
- Bản cam kết nghỉ việc.
Bước 6. Quyết định cho nghỉ việc:
- Sau khi hoàn thành việc thanh lý công việc, Phòng NS lập biên bản thanh lý nghỉ việc, thảo quyết định nghỉ việc trình GD ký (kèm theo các biên bản thanh lý).
- Quyết định nghỉ việc được chuyển cho người xin nghỉ việc, quản lý bộ phận, Phòng NS lưu 1 bản (và kèm theo các chứng từ thanh lý bản chính) và 1 bản chuyển cho Phòng Tài chính - Kế toán làm căn cứ thanh toán cho người nghỉ việc (phải kèm theo các biên bản thanh lý, bảng chấm công, biên bản đánh giá…).
Bước 7. Thanh toán các chế độ còn lại.
- Phòng Tài chính - Kế toán có trách nhiệm phối hợp Phòng Nhân sự để lập bảng thanh toán cho người xin nghỉ việc và trình GD duyệt. Phòng Tài chính - Kế toán chỉ thanh toán cho người nghỉ việc khi đã có đầy đủ hồ sơ xác nhận từ Phòng NS chuyển sang.
- Phòng Tài chính - Kế toán trực tiếp liên hệ với người xin nghỉ việc để làm thủ tục thanh toán.
- Đối với các trường hợp người lao động còn thắc mắc, khiếu nại thì Phòng Nhân sự có trách nhiệm giải quyết và gửi báo cáo cho Giám đốc theo báo cáo hàng tuần.
Quy trình nghỉ việc hy vọng sẽ giúp các bạn hoàn thành thủ tục xin nghỉ việc được chính xác, vẫn giữ được hình ảnh tốt của mình với Ban Lãnh đạo cũng như nhân viên, đồng nghiệp trong công ty, đồng thời cũng giúp các bạn nhân sự có thể xây dựng nội quy, quy trình cụ thể gửi đến nhân viên công ty mình tham khảo nhé!!!
2. Những câu hỏi thường gặp
1. Viết đơn xin nghỉ việc rồi có được rút lại không?
Khi đã viết đơn xin nghỉ việc, người lao động vẫn có quyền rút đơn theo quy định tại điều 38 Bộ luật Lao động 2019:
Mỗi bên đều có quyền hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước khi hết thời hạn báo trước nhưng phải thông báo bằng văn bản và phải được bên kia đồng ý.
=> Việc rút đơn xin nghỉ phải thực hiện trước thời hạn báo trước và phải có văn bản xin rút đơn, được người sử dụng lao động đồng ý.
2. Khi nghỉ việc cần những giấy tờ gì?
Khi người lao động muốn xin nghỉ việc, thông thường chỉ cần làm đơn xin nghỉ việc gửi cho cấp trên. Sau khi được cấp trên duyệt đơn xin nghỉ, người lao động tiến hành làm biên bản bàn giao công việc, biên bản bàn giao hồ sơ, tài liệu, biên bản bàn giao tài sản công cụ, bản cam kết nghỉ việc,....
Tuy nhiên, tùy từng công ty sẽ yêu cầu người lao động nộp đơn xin đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động sau khi nộp đơn xin thôi việc trong vòng 45 ngày với hợp đồng không thời hạn và 30 ngày đối với hợp đồng từ 1-3 năm, sau 03 ngày đối với hợp đồng dưới 1 năm thì khi đó mới được nghỉ việc.
3. Thời gian giải quyết đơn xin nghỉ việc?
Thời gian giải quyết đơn xin nghỉ việc hợp đồng lao động không xác định thời hạn là ít nhất 45 ngày, với hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng là 30 ngày; hợp đồng có thời hạn dưới 12 tháng thì thời gian giải quyết là 03 ngày kể từ ngày người lao động gửi đơn xin nghỉ việc.
Sau khi nghỉ việc, người lao động cần hoàn tất thủ tục thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Trong thời gian chưa tìm được việc, người lao động có thể làm hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trên đây là những thông tin liên quan về quy định xin thôi việc. Nếu có thắc mắc liên quan bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi tại accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận