Xác minh lý lịch khi vào Đảng như thế nào? Không trung thực trong việc khai lý lịch vào Đảng? Tư vấn về xác minh lý lịch vào Đảng? Tư vấn xét lý lịch kết nạp Đảng? và các vấn đề pháp lý khác liên quan sẽ được Công ty Luật ACC tư vấn cụ thể:
1. Xác minh lý lịch của người vào Đảng ?
Chào LS! Tôi đang làm hồ sơ xác minh lý lịch kết nạp vào Đảng. Nhưng bố mẹ đẻ tôi đều đã mất, sổ hộ khẩu cũng không còn vì tôi đã lấy chồng thì có cần xin xác minh lý lịch không? Bố mẹ chồng tôi đều là Đảng viên thì có cần phải thẩm tra lí lịch nữa hay không ?Cảm ơn!
Trả lời:
Theo quy định tại Hướng dẫn 01-HD/TW hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thi hành điều lệ Đảng thì trước tiên người vào Đảng phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Phải học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, có giấy chứng nhận do trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp; nơi không có trung tâm bồi dưỡng chính trị thì do cấp uỷ có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp.
- Phải tự làm đơn, trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng.
- Tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ.
- Lý lịch phải được cấp uỷ cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu.
Sau khi thỏa các điều kiện trên thì người vào Đảng sẽ được thẩm tra lý lịch. Cụ thể:
Những người cần thẩm tra lý lịch gồm có:
- Người vào Đảng.
- Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).
Về nội dung thẩm tra.
- Đối với người vào Đảng : Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
- Đối với người thân : Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Về phương pháp thẩm tra.
+ Nếu người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh.
Nếu vợ (chồng) người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên : cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột và trong lý lịch của người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh bên vợ (chồng).
Nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra, xác minh nội dung đó; khi các cấp uỷ cơ sở (ở quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc) đã xác nhận, nếu có nội dung nào chưa rõ thì đến ban tổ chức cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ.
+ Những nội dung đã biết rõ trong lý lịch của người vào Đảng và những người thân đều sinh sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ sở đảng (xã, phường, thị trấn...) từ đời ông, bà nội đến nay thì chi uỷ báo cáo với chi bộ, chi bộ kết luận, cấp uỷ cơ sở kiểm tra và ghi ý kiến chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch, không cần thẩm tra riêng.
+ Việc thẩm tra lý lịch của người vào Đảng trong lực lượng vũ trang được đối chiếu với lý lịch của người đó khai khi nhập ngũ hoặc khi được tuyển sinh, tuyển dụng. Nếu có nội dung nào chưa rõ phải tiến hành thẩm tra, xác minh để làm rõ.
+ Người vào Đảng đang ở ngoài nước thì đối chiếu với lý lịch của người đó do cơ quan có thẩm quyền ở trong nước đang quản lý hoặc lấy xác nhận của cấp uỷ cơ sở nơi quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của người đó ở trong nước.
+ Người thân của người vào Đảng đang ở ngoài nước, thì cấp uỷ nơi người vào Đảng làm văn bản nêu rõ nội dung đề nghị cấp uỷ hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở ngoài nước (qua Đảng uỷ Ngoài nước) để lấy xác nhận; trường hợp có nghi vấn về chính trị thì đến cơ quan an ninh ở trong nước để thẩm tra.
+ Người vào Đảng và người thân của người vào Đảng đang làm việc tại cơ quan đại diện, tổ chức phi chính phủ của nước ngoài và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, thì đại diện cấp uỷ cơ sở đến nơi làm việc và cơ quan an ninh có trách nhiệm quản lý, theo dõi các tổ chức đó để thẩm tra những vấn đề có liên quan đến chính trị của những người này.
Như vậy, theo quy định trên thì không những người vào Đảng mà cả những người thân của họ cũng phải được thẩm tra lý lịch theo những phương pháp thẩm tra cụ thể.
2. Xác minh lý lịch khi vào Đảng ?
Thưa Luật sư! Xin trân trọng cảm ơn tư vấn của Luật sư về vấn đề của tôi, Nếu người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là Đảng viên: cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh. Nếu vợ (chồng) người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là Đảng viên: cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột và trong lý lịch người vào đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh bên vợ (chồng).Vậy, mong luật sư tư vấn giúp tôi, trong trường hợp như đã nêu của vợ tôi có cần phải xác minh bên vợ hay không?Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Hướng dẫn 01-HD/TW thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành quy định:
"c) Phương pháp thẩm tra
- Nếu người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên:cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh. Nếu vợ (chồng) người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên : cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột và trong lý lịch của người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh bên vợ (chồng). Nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra, xác minh nội dung đó; khi các cấp uỷ cơ sở (ở quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc) đã xác nhận, nếu có nội dung nào chưa rõ thì đến ban tổ chức cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ."
Như vậy, trong trường hợp của vợ bạn, vợ bạn sẽ không phải thẩm tra, xác minh lý lịch nếu đã khai đầy đủ, rõ ràng về bố đẻ, chị ruột của vợ bạn (đều đang là Đảng viên).
3. Không trung thực trong việc khai lý lịch vào Đảng ?
Thưa luật sư! Tôi có vấn đề như thế này mong các đồng chí tư vấn giúp đỡ: (mong các đồng chí không nói tên giúp tôi) Một cán bộ văn phòng đảng ủy vào làm việc tháng 10/2013, đến khoảng đầu 2014 được Bí thư Đảng ủy cho đi học lớp cảm tình đảng, sau đó cho khai lý lịch của người xin vào Đảng. Tiếp tục sau khi học lớp cảm tình đảng xong, Bí thư Đảng ủy lại tiếp tục cho đi học lớp trung cấp chính trị hành chính hệ tập trung đến đầu 2015 hoàn thành khóa học.\Tháng 05/2016, lý lịch các ứng cử viên đại biểu HĐND được thẩm tra để làm nhân sự trong đó có cán bộ này. Tôi báo cáo kết quả cho Đ/c Bí thư Đảng ủy và lưu ý chỗ cán bộ văn phòng đảng ủy. Tháng 06/2016 Bí thư Đảng ủy chỉ đạo chi bộ cơ quan tiến hành lập thủ tục kết nạp đảng cho cán bộ này. Tôi đã tham mưu với Đ/c Bí thư Đảng ủy về vấn đề khai lý lịch của cán bộ này. Nhưng Đ/c Bí thư Đảng ủy vẫn kiên quyết chỉ đạo phải kết nạp vì văn phòng đảng ủy phải là đảng viên. Tôi báo cáo với tập thể chi bộ về lý lịch cán bộ này và lưu ý các vấn đề như sau: quyển thứ 1 khai khi xin vào làm văn phòng đảng ủy tháng 10/2013 và quyển thứ 2 khai là lý lịch tự khai của người xin vào Đảng tháng 01/2014 là khai giống nhau về lịch sử chính trị của Cha ruột "trước 1975 tham gia phụ giúp cách mạng dưới sự chỉ đạo của Đ/c Đoàn Văn Nghĩa...; chú ruột làm giáo viên". Kết quả thẩm tra: "cha ruột trước khi tiếp quản tham gia chế độ cũ, chức vụ Phó Xã trưởng quận Hương Mỹ, sau khi tiếp quản được học tập cải tạo và trả tự do; chú ruột trước 1975 thư ký văn phòng địch, học tập cải tạo...". Tôi thấy có vấn đề gì đó nên yêu cầu cán bộ này trung thực khai lại lý lịch thì lần này quyển lý lịch thứ 3 và lý lịch ứng cử viên đại biểu H ĐND lại giống nhau khai "cha ruột trước 1975 làm ruộng, sau 1975 làm vườn" và khi thẩm tra lại thì kết quả thẩm tra vẫn như trên.Ý kiến một số đảng viên trong chi bộ là do cán bộ này nhận thức chưa tới nên khai lý lịch vậy, yêu cầu khai lại lý lịch, thẩm tra lại và kết nạp đảng. Tôi nói rõ quan điểm của bản thân vì được phân công kiềm cập giúp đỡ: nếu nói nhận thức chưa đến thì nên xem lại trong khi cán bộ này đã đc học lớp trung cấp chính trị hành chính vừa xong, có 02 bằng đại học (có 01 bằng Luật) và khi vừa vào làm cán bộ này đã dò hỏi đ/c nguyên PBT TT Đảng ủy về tiêu chuẩn để vào đảng và đã được trả lời cụ thể, cán bộ này đã nghiên cứu rất kỹ Quy định 57 rồi mới khai lý lịch, về chuyên môn tham mưu chưa tốt, chuyên môn hạn chế, thường xuyên dùng giờ làm việc ngồi cafe tán gẫu, về phong trào tham gia rất tốt; cần để lại tiếp tục rèn luyện, phấn đấu. Bí thư Đảng ủy chỉ đạo như thế là đúng hay không?Rất mong các đồng chí giúp đỡ!
Trả lời:
Theo Điều 1, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011
“Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên, thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xem xét để kết nạp vào Đảng”.
Tại mục 3, điểm 3.2, Hướng dẫn số 04 của Ban Tổ chức TW về vấn đề lý lịch của người vào Đảng nêu rõ:
+ Đối với bản thân người vào Đảng, cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị; chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
+ Đối với cha mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ, vợ hoặc chồng, cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị; chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở quê quán, nơi làm việc, nơi cư trú, do cấp uỷ cơ sở xác nhận.
+ Đối với ông, bà nội, ngoại, cô, dì, chú, bác… cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị ở quê quán, nơi đang ở, do cấp ủy cơ sở xác nhận.
+ Nếu những người thân (ông, bà, nội, ngoại, chú, bác, cô, dì, cậu ruột…) có nghi vấn về lịch sử chính trị phức tạp thì phải xác minh rõ từng trường hợp. Theo Mục 1 và 2 trong Điều 4 của Điều lệ Đảng về thủ tục kết nạp Đảng viên( kể cả kết nạp lại) có ghi: Người xin vào Đảng phải: có đơn xin vào Đảng; phải báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ. Người giới thiệu phải báo cáo với chi bộ về lý lịch, phẩm chất, năng lực của người vào Đảng và chịu trách nhiệm về sự giới thiệu của mình. Có điều gì chưa rõ thì báo cáo để chi bộ và cấp trên xem xét.
Như bạn trình bày, người được xét kết nạp Đảng có lý lịch : quyển thứ 1 khai khi xin vào làm văn phòng đảng ủy tháng 10/2013 và quyển thứ 2 khai là lý lịch tự khai của người xin vào Đảng tháng 01/2014 là khai giống nhau về lịch sử chính trị của Cha ruột "trước 1975 tham gia phụ giúp cách mạng dưới sự chỉ đạo của Đ/c ...; chú ruột làm giáo viên". Kết quả thẩm tra: "cha ruột trước khi tiếp quản tham gia chế độ cũ, chức vụ Phó Xã trưởng quận Hương Mỹ, sau khi tiếp quản được học tập cải tạo và trả tự do; chú ruột trước 1975 thư ký văn phòng địch, học tập cải tạo...". quyển lý lịch thứ 3 và lý lịch ứng cử viên đại biểu H ĐND lại giống nhau khai "cha ruột trước 1975 làm ruộng, sau 1975 làm vườn" và khi thẩm tra lại thì kết quả thẩm tra vẫn như trên. Về chuyên môn hạn chế, thường xuyên dùng giờ làm việc ngồi cafe tán gẫu. Do đó, người được xét kết nạp Đảng có lý lịch chưa rõ ràng, khai báo chưa trung thực và phẩm chất đạo đức, chính trị còn hạn chế. Do đó, chưa đủ điều kiện để kết nạp Đảng. Bí thư Đảng uỷ làm chưa đúng.
4. Tư vấn về xác minh lý lịch vào Đảng ?
Thưa Luật sư! Tôi xin kết nạp Đảng. Lý lịch phía mẹ vợ tôi: Ông ngoại vợ tôi là người thuộc huyện Đa Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 1955 ông di chuyển vào Quảng Nam sinh sống, rồi năm 1960 ông sinh ra mẹ vợ tôi tại Quảng Nam, năm 1979 cho đến nay cả gia đình di chuyển vào Gia Lai sinh sống.Tính đến nay ông ngoại bà ngoại đã mất, bà con thân thuộc cô dì, chú bác không còn ai ở Huyện Đa Phúc Tỉnh Vĩnh Phúc. Trong lý lịch tôi có ghi quê quán mẹ vợ tôi huyện Đa Phúc Tỉnh Vĩnh Phúc, cơ quan đề nghị xác minh lý lịch tại quê quán mẹ vợ tôi. Vậy tôi hỏi cơ quan đề nghị như vậy có đúng quy định không? Từ nhỏ đến nay mẹ vợ tôi chưa một lần về tỉnh Vĩnh Phúc, ở đó họ không biết mẹ vợ tôi là ai (đại khái là mất gốc), mà huyện Đa Phúc tỉnh Vĩnh Phúc đến nay đã thay tên đến vài lần nên hiện tại tôi không biết ngày xưa địa danh đó là đâu, kể cả mới đây mẹ vợ tôi làm lại chứng minh thư thì Công an tỉnh Gia Lai cũng chỉ ghi quê quán mẹ vợ tôi là tỉnh Vĩnh Phúc chứ không biết huyện nào, xã nào.Vậy luật sư cho tôi hỏi cơ quan đề nghị xác minh lý lịch nơi quê quán mẹ vợ tôi là có đúng quy định không, nếu đúng thì tôi phải làm sao?Rất mong nhận được sự tư vấn của Luật sư, tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Căn cứ Hướng dẫn 01-HD/TW thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành:
"3.4- Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng
a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm :
- Người vào Đảng.
- Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân)."
Vì vậy, việc cơ quan đề nghị xác minh lý lịch nơi quê quán mẹ vợ bạn là đúng.
Bạn cần phải xác minh quê quán của mẹ vợ bạn nếu muốn hoàn thành thủ tục xác minh lý lịch của mình. Cần tìm hiểu lịch sử các giai đoạn thay đổi về cấu trúc hành chính tại Vĩnh Phúc, từ đó xác định và khoanh vùng nơi quê quán của mẹ vợ bạn. Sau đó đến và tìm hiểu về những người cùng trang lứa tại địa phương, các cán bộ lâm thời,... để xin xác nhận. Vì đây là quy định nên dù có khó khăn bạn vẫn phải chấp hành nếu vẫn muốn được kết nạp Đảng. Nếu thời gian không đủ, bạn có thể xin tạm hoãn để có thêm thời gian xác minh.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo quy định tại Hướng dẫn 01-HD/TW thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành :
"Nếu người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên:cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh. Nếu vợ (chồng) người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên : cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột và trong lý lịch của người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh bên vợ (chồng). Nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra, xác minh nội dung đó; khi các cấp uỷ cơ sở (ở quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc) đã xác nhận, nếu có nội dung nào chưa rõ thì đến ban tổ chức cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ."
5. Tư vấn xét lý lịch kết nạp Đảng ?
Thưa luật sư! Anh trai em trong quá trình làm việc tốt nên được xét kết nạp Đảng nhưng bố vợ bị tù treo 1 năm vì sai phạm thuế.Xin hỏi với lý do này anh em có được xét kết nạp không ?Em cảm ơn!

Luật sư tư vấn:
Theo Điều 1 Điều lệ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 thì:
"Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng".
Tại mục 3, điểm 3.2, Hướng dẫn số 04 của Ban Tổ chức Trung ương về vấn đề lý lịch của người vào Đảng nêu rõ:
+ Đối với bản thân người vào Đảng, cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị, chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
+ Đối với cha mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ, vợ hoặc chồng cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị, chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở quê quán, nơi làm việc, nơi cư trú do cấp ủy cơ sở xác nhận.
Theo Quy định số 57-QĐ/TW ngày 3/5/2007 của Bộ Chính trị về một số vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ Đảng, tại khoản 2 Điều 2 (về quan hệ gia định) đã quy định, người vào Đảng có người thân vi phạm một trong các điều sau đây thì không được kết nạp:
"Có cha, mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng; vợ hoặc chồng, người trực tiếp nuôi dưỡng của vợ hoặc chồng:
2.1. Đã làm tình báo, gián điệp, chỉ điểm, mật báo viên, cộng tác viên hoặc làm việc cho cơ quan an ninh, tình báo, cảnh sát đặc biệt của địch.
2.2. Tham gia bộ máy chính quyền, lực lượng vũ trang, bán vũ trang của địch có tội ác với cách mạng, với nhân dân; giữ chức vụ ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thư ký hoặc tương đương của các đảng phái, tổ chức chính trị phản động, đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội do địch lập ra từ cấp xã và tương đương trở lên".
Theo như các quy định trên, khi muốn được xem xét kết nạp Đảng thì cần có lý lịch của bố mẹ cần được làm rõ vấn đề lịch sử chính trị, chấp hành đường lối, pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, theo như bạn trình bày thì bố vợ anh bạn đã chấp hành hình phạt tù. Theo đó, trường hợp của anh bạn tuy không thuộc vào các trường hợp bị cấm kết nạp Đảng nhưng lại thuộc vào một trong các trường hợp bố vợ anh bạn không chấp hành quy định của pháp luật nên anh trai bạn sẽ gặp nhiều bất lợi trong quá tình xét kết nạp Đảng.
6. Câu hỏi thường gặp
Những trường hợp cần thẩm tra về lý lịch?
– Thứ nhất: Người quan trọng nhất phải thẩm tra chính là bản thân người vào Đảng.
– Thứ hai: Những người thân nhân của người vào Đảng bao gồm cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ, cha, me chồng hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật.
Những nội dung cần thẩm tra, xác minh bao gồm những gì?
– Thứ nhất người vào Đảng: cần làm rõ những nội dung về lịch sử chính trị, về việc chấp hành các đường lối, chủ trương, cũng như chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
– Thứ hai những người thân nhân đã được nêu ở trên thì: làm rõ các nội dung như về lịch sử chính trị, về việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Phương pháp để tiến hành thẩm tra, xác minh?
– Trường hợp người vào Đảng có những trường hợp sau đang là đảng viên: vợ hoặc chồng, cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, thì không cần phải thẩm tra, xác minh.
– Những vấn đề nào chưa rõ thì thẩm tra, xác minh nội dung đó. Nếu cấp ủy cơ sở đã tiến hành xác nhận, nếu có nội dung nào chưa rõ thì đến ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để xác minh thẩm tra làm rõ.
Trách nhiệm của cấp ủy cơ sở và cơ quan nơi được yêu cầu xác nhận lý lịch?
+ Chỉ đạo chi ủy hoặc bí thư chi bộ và cơ quan trực thuộc có liên quan xác nhận vào lý lịch người xin vào Đảng.
+ Cấp ủy cơ sở nơi đến thẩm tra tiến hành các bước như sau: thẩm định, xem xét ghi chép nội dung cần thiết theo quy định pháp luật về lý lịch của người xin vào Đảng do cấp ủy nơi có người xin vào Đảng yêu cầu đã đúng hay chưa đúng với nội dung người xin vào Đảng đã trực tiếp khai trong lý lịch tự khai
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.3330 hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ ACC
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Nội dung bài viết:
Bình luận