Cảnh sát là Cán bộ, công chức nhà nước làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Lực lượng trị an xã hội có tính chất vũ trang của nhà nước, là lực lượng nòng cốt của nhà nước trong bảo vệ trật tự, an toàn xã hội. Hôm nay ACC sẽ giới thiệu đến các bạn nội dung về Quy định về xe cảnh sát Việt Nam. Cùng ACC tìm hiểu ngay sau đây bạn nhé !
Quy định về xe cảnh sát Việt Nam
1. Xe cảnh sát là gì ?
Xe cảnh sát là loại xe đặc chủng của cảnh sát, dùng để truy đuổi tội phạm hay thi hành nhiệm vụ. Có hai loại xe cảnh sát chính là xe ô tô và xe máy, ngoài ra còn có các loại xe khác của cảnh sát như xe chở tội phạm, xe thu hồi.
2. Các phương tiện giao thông của cảnh sát giao thông
Cụ thể theo quy định chi tiết tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 65/2020/TT-BCA, phương tiện giao thông của lực lượng CSGT khi làm nhiệm vụ gồm: Xe ôtô, mô tô tuần tra, kiểm soát, xe chuyên dùng, xe đạp.
Các loại xe này có đặc điểm như sau:
- Xe ôtô, mô tô tuần tra, kiểm soát (màu trắng), xe chuyên dùng, có dòng chữ Cảnh sát giao thông song ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh), lắp đặt đèn, cờ hiệu công an, còi phát tín hiệu ưu tiên.
- 2 bên thành xe ôtô tuần tra, kiểm soát có vạch sơn phản quang màu xanh nước biển, ở giữa có chữ “CẢNH SÁT GIAO THÔNG” màu trắng bằng chất liệu phản quang, kích thước chữ 10cm x 10cm, nét chữ 03cm, cân đối hai bên thành xe;
- 2 bên cửa trước có chữ “TRAFFIC POLICE” màu xanh bằng chất liệu phản quang, kích thước khổ chữ tối đa bằng 2/3 khổ chữ “CẢNH SÁT GIAO THÔNG” và hình phù hiệu CSGT ở giữa hai chữ “TRAFFIC” và “POLICE”.
Tuỳ từng loại xe được bố trí khoảng cách giữa các chữ, các từ cho cân đối và phù hợp.
- 2 bên bình xăng/2 bên sườn/2 bên cốp xe mô tô tuần tra, kiểm soát, bên trên có dòng chữ “C.S.G.T” màu xanh bằng chất liệu phản quang, bên dưới có dòng chữ “TRAFFIC POLICE” màu xanh bằng chất liệu phản quang, kích thước khổ chữ tối đa bằng 2/3 khổ chữ “C.S.G.T”.
Tuỳ từng loại xe được bố trí kích thước chữ và khoảng cách giữa các chữ cho cân đối, phù hợp.
- Còi phát tín hiệu ưu tiên được sử dụng theo quy định của pháp luật.
- Đèn phát tín hiệu ưu tiên được sử dụng liên tục trong trường hợp: Tuần tra, kiểm soát cơ động; tuần tra, kiểm soát vào buổi tối, ban đêmban ngày trong điều kiện thời tiết sương mù, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn.
3. Cảnh sát giao thông được quy định về phương tiện như thế nào ?
Cụ thể theo quy định chi tiết tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định về phương tiện của Cảnh sát giao thông như sau:
"2. Phương tiện giao thông: Xe ô tô, mô tô tuần tra, kiểm soát, xe chuyên dùng, xe đạp
a) Xe ô tô, mô tô tuần tra, kiểm soát (màu sơn trắng), xe chuyên dùng, có dòng chữ Cảnh sát giao thông song ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh), lắp đặt đèn, cờ hiệu Công an, còi phát tín hiệu ưu tiên theo quy định của pháp luật ;
b) Hai bên thành xe ô tô tuần tra, kiểm soát có vạch sơn phản quang màu xanh nước biển, ở giữa có dòng chữ “CẢNH SÁT GIAO THÔNG” màu trắng (bằng chất liệu phản quang), có kích thước chữ 10cm x 10cm, nét chữ 03cm, cân đối hai bên thành xe; hai bên cánh cửa phía trước có dòng chữ “TRAFFIC POLICE” màu xanh (bằng chất liệu phản quang), kích thước khổ chữ tối đa bằng hai phần ba khổ chữ “CẢNH SÁT GIAO THÔNG” và hình phù hiệu Cảnh sát giao thông ở giữa hai chữ “TRAFFIC” và “POLICE”. Tuỳ từng loại xe được bố trí khoảng cách giữa các chữ, các từ cho cân đối và phù hợp;
c) Hai bên bình xăng hoặc hai bên sườn hoặc ở hai bên cốp xe mô tô tuần tra, kiểm soát, bên trên có dòng chữ “C.S.G.T” màu xanh (bằng chất liệu phản quang), bên dưới có dòng chữ “TRAFFIC POLICE” màu xanh (bằng chất liệu phản quang), kích thước khổ chữ tối đa bằng hai phần ba khổ chữ “C.S.G.T”. Tuỳ từng loại xe được bố trí kích thước chữ và khoảng cách giữa các chữ cho cân đối và phù hợp;
d) Còi phát tín hiệu ưu tiên được sử dụng theo quy định của pháp luật. Đèn phát tín hiệu ưu tiên được sử dụng liên tục trong các trường hợp sau: Tuần tra, kiểm soát cơ động; tuần tra, kiểm soát vào buổi tối, ban đêm hoặc ban ngày trong điều kiện thời tiết sương mù, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn."
Như vậy, phương tiện của Cảnh sát giao thông được quy định bao gồm xe ô tô, mô tô tuần tra, kiểm soát, xe chuyên dùng, xe đạp có màu sắc, hình dáng, quy định riêng.
4. Quy định về xe cảnh sát Việt Nam
Cụ thể theo quy định chi tiết tại khoản 6 Điều 25 Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định về biển số xe của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước như sau:
(6) Biển số xe của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước:
- Biển số nền màu xanh, chữ và số màu trắng, sêri biển số sử dụng lần lượt một trong 11 chữ cái sau đây: A, B, C, D, E, F, G, H, K, L, M cấp cho xe của các cơ quan của Đảng; Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội; Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; các Ban chỉ đạo Trung ương; Công an nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban An toàn giao thông quốc gia; Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; tổ chức chính trị - xã hội (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam); đơn vị sự nghiệp công lập, trừ Trung tâm đào tạo sát hạch lái xe công lập; Ban quản lý dự án có chức năng quản lý nhà nước;
- Biển số nền màu xanh, chữ và số màu trắng có ký hiệu “CD” cấp cho xe máy chuyên dùng của lực lượng Công an nhân dân sử dụng vào mục đích an ninh;
- Biển số nền màu trắng, chữ và số màu đen, sêri biển số sử dụng lần lượt một trong 20 chữ cái sau đây: A, B, C, D, E, F, G, H, K, L, M, N, P, S, T, U, V, X, Y, Z cấp cho xe của doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp cổ phần của công an, quân đội), Ban quản lý dự án thuộc doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp, xe của đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, xe của Trung tâm đào tạo sát hạch lái xe công lập, xe của cá nhân;
- Biển số nền màu vàng, chữ và số màu đỏ, có ký hiệu địa phương đăng ký và hai chữ cái viết tắt của khu kinh tế - thương mại đặc biệt, khu kinh tế cửa khẩu quốc tế, cấp cho xe của khu kinh tế - thương mại đặc biệt hoặc khu kinh tế cửa khẩu quốc tế theo quy định của Chính phủ;
- Biển số nền màu vàng, chữ và số màu đen sêri biển số sử dụng lần lượt một trong 20 chữ cái sau đây: A, B, C, D, E, F, G, H, K, L, M, N, P, S, T, U, V, X, Y, Z cấp cho xe hoạt động kinh doanh vận tải;
- Một số trường hợp có ký hiệu sêri riêng:
Biển số có ký hiệu “KT” cấp cho xe của doanh nghiệp quân đội, theo đề nghị của Cục Xe - máy, Bộ Quốc phòng.
Biển số có ký hiệu “LD” cấp cho xe của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, xe thuê của nước ngoài, xe của công ty nước ngoài trúng thầu.
Biển số có ký hiệu “DA” cấp cho xe của các Ban quản lý dự án do nước ngoài đầu tư.
Biển số có ký hiệu “R” cấp cho rơ moóc, sơmi rơmoóc.
Biển số có ký hiệu “T” cấp cho xe đăng ký tạm thời.
Biển số có ký hiệu “MK” cấp cho máy kéo.
Biển số có ký hiệu “MĐ” cấp cho xe máy điện.
Biển số có ký hiệu “TĐ” cấp cho xe cơ giới sản xuất, lắp ráp trong nước, được Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai thí điểm.
Biển số cố ký hiệu “HC” cấp cho xe ô tô phạm vi hoạt động hạn chế.
Xe có kết cấu tương tự loại xe nào thì cấp biển số đăng ký của loại xe đó.
Như vậy, biển số xe máy chuyên dùng của Cảnh sát giao thông được quy định có nền màu xanh, chữ và số màu trắng có ký hiệu “CD”.
Trên đây là những nội dung về Quy định về xe cảnh sát Việt Nam do Công ty Luật ACC cung cấp kiến thức đến khác hàng. ACC hy vọng bài viết này sẽ là nguồn thông tin hữu ích gửi đến quý bạn đọc !
Nội dung bài viết:
Bình luận