Quy định về thừa kế trong tư pháp quốc tế (Cập nhật 2024)

Trong điều kiện hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, nhiều quan hệ xã hội vượt ra khỏi phạm vi của quốc gia, một trong những quan hệ đó là quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. Những quan hệ đó sẽ được điều chỉnh bởi quy định về thừa kế trong tư pháp quốc tế. Chính vì vậy, để làm rõ những vấn đề liên quan tới thừa kế có yếu tố nước ngoài, ACC Group sẽ cung cấp tới quý khách hàng những thông tin cơ bản về quy định về thừa kế trong tư pháp quốc tế.

Cach-viet-di-chuc-thua-ke-cap-nhat-nam-2022

Quy định về thừa kế trong tư pháp quốc tế (Cập nhật 2022)

1. Định nghĩa về thừa kế trong tư pháp quốc tế

Thừa kế trong tư pháp quốc tế là quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, được điều chỉnh theo các nguyên tắc và các quy phạm của tư pháp quốc tế.

Ví dụ, khoản 2 Điều 742, khoản 1 Điều 753 Bộ luật dân sự 2015 có ghi “thừa kế, kế thừa” quyền sở hữu trí tuệ; khoản 3 Điều 186 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 có ghi “thừa kế, kế thừa” quyền đối với giống cây trồng... Chính vì vậy, khi nghiên cứu vấn đề này, cần chú ý xem chúng ta đang bàn về quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài theo pháp luật cụ thể nào để có giải pháp đúng.

Như vậy, thừa kế trong tư pháp quốc tế phải là quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. Yếu tố nước ngoài ở đây có thể được nhận diện thông qua một trong các dấu hiệu sau:

Một là, chủ thể tham gia quan hệ thừa kế (cá nhân, tổ chức để lại thừa kế hoặc cá nhân, tổ chức có quyền thừa kế) phải là cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài. Khái niệm cá nhân, tổ chức nước ngoài đã được trình bày tại Chương 3 giáo trình này, việc giải quyết vấn đề xung đột pháp luật về quốc tịch của cá nhân, tổ chức phải tuân theo quy tắc chung áp dụng trong tư pháp quốc tế cho từng loại hình cá nhân, tổ chức cụ thể.

Hai là, đối tượng của quan hệ thừa kế là tài sản đang hiện diện hoặc đang tồn tại ở nước ngoài và chịu sự chi phối, điều chỉnh chủ yếu của pháp luật nước sở tại. Tuy vậy, các tài sản này cũng đồng thời chịu sự chi phối, điều chỉnh của pháp luật nước có thẩm quyền giải quyết vấn đề thừa kế các tài sản đó.

Ba là, sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ thừa kế xảy ra ở nước ngoài.

2. Quy định về thừa kế trong tư pháp quốc tế được áp dụng khi nào?

Quy định về thừa kế trong tư pháp quốc tế sẽ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

- Người để lại tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

- Người thừa kế tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

- Tài sản thừa kế ở nước ngoài.

3. Quy định về thừa kế trong tư pháp quốc tế có liên quan tới di sản là quyền sử dụng đất?

Theo quy định mới của Luật nhà ở năm 2014 thì kể từ ngày 01/07/2015, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài không chỉ được nhận thừa kế giá trị di sản mà có thể được đứng tên trên Giấy chứng nhận. Đây là một quy định mở, tạo điều kiện thuận lợi cho người thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài có thể hợp thức hóa việc được tự mình đứng tên quyền sử dụng và quyền sở hữu đất đai – nhà ở. Cụ thể, Luật Nhà ở 2014 quy định:

- Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật (khoản 2, điều 8);

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở trong các trường hợp Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ (điểm b, khoản 2, điều 160).

4. Quy định về thừa kế trong tư pháp quốc tế về hồ sơ thừa kế?

Hồ sơ để làm thủ tục bao gồm các loại giấy tờ sau:

-  Đơn xin chuyển, mang ngoại tệ (theo mẫu của Ngân hàng);

- Bản chính hoặc bản sao công chứng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc chia thừa kế hoặc di chúc, văn bản thỏa thuận giữa những người thừa kế hợp pháp;

- Văn bản ủy quyền của người thừa kế (có công chứng, chứng thực) hoặc tài liệu chứng minh tư cách đại diện theo pháp luật của người xin chuyển, mang ngoại tệ;

- Bản sao giấy chứng minh nhân dân (đối với trường hợp xin chuyển ngoại tệ) hoặc bản sao hộ chiếu (đối với trường hợp xin mang ngoại tệ).

5. Quy định về thừa kế trong tư pháp quốc tế về thuế phải nộp khi nhận thừa kế?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân thì thu nhập từ nhận thừa kế là bất động sản giữa cha mẹ đẻ với con đẻ thuộc diện không phải chịu thuế.Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân, thu nhập có được do chuyển nhượng tài sản là bất động sản là thu nhập phải chịu thuế.

Tuy nhiên, đối với thu nhập có được do chuyển nhượng tài sản được hưởng thừa kế, người chuyển nhượng sẽ không phải chịu thuế thu nhập cá nhân trong các trường hợp:

- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau;

- Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.

Nói tóm lại, qua bài viết trên đây, ACC Group đã cung cấp tới quý khách hàng một số thông tin cơ bản về quy định về thừa kế trong tư pháp quốc tế. Kính mong quý khách hàng đón đọc và ủng hộ bài viết của ACC Group.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo