Quy định về thu hồi chứng chỉ hành nghề y là gì? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.
1. Thu hồi chứng chỉ hành nghề y là như thế nào?
Trước hết, có thể hiểu chứng chỉ ngành nghề là văn bằng chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hội nghề nghiệp cấp cho một cá nhân đáp ứng đầy đủ về trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm nghề nghiệp nhất định. Hiện nay, có rất nhiều nghề nghiệp đòi hỏi người làm nghề phải có chứng chỉ hành nghề như: luật sư, dược phẩm, khám – chữa bệnh, kế toán,… Tuy nhiên, không phải cá nhân nào được cấp chứng chỉ ngành nghề cũng sẽ sở hữu văn bằng này vĩnh viễn mà trong quá trình hành nghề có thể bị thu hồi nếu rơi vào các trường hợp quy định.
Theo đó, đây là hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức có thẩm quyền lấy lại chứng chỉ hành nghề y đã được cấp hợp pháp nhằm cấm cá nhân rơi vào trường hợp bị thu hồi chứng chỉ không hoạt động hành nghề trong lĩnh vực chuyên môn được ghi trong chứng chỉ đó.
2. Chứng chỉ hành nghề y bị thu hồi khi nào?
Chứng chỉ hành nghề y chỉ bị thu hồi khi rơi vào một trong các trường hợp sau:
2.1. Trường hợp 1, cấp không đúng thẩm quyền:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, chứng chỉ hành nghề y do bộ trưởng Bộ Y tế; giám đốc Sở y tế; bộ trưởng Bộ quốc phòng cấp trong từng trường hợp luật định. Thẩm quyền này được quy định rõ ràng tại Điều 26 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009. Do đó, nếu chứng chỉ hành nghề y không được cấp bởi một trong ba chủ thể này hoặc được một trong ba chủ thể này cấp nhưng không đúng theo các trường hợp luật định thì rơi vào trường hợp bị thu hồi chứng chỉ hành nghề y.
2.2 Trường hợp 2, có nội dung trái pháp luật:
Theo đó, nội dung chứng chỉ hành nghề y như văn bằng chuyên môn, phạm vi hoạt động chuyên môn, thời gian cấp,… vi phạm quy định của pháp luật thì cũng bị thu hồi chứng chỉ.
2.3. Trường hợp 3, người hành nghề y không hành nghề trong thời hạn 02 năm liên tục:
02 năm liên tục là thời hạn đặt ra để làm chỉ tiêu cho việc một cá nhân hành nghề y có bị thu hồi chứng chỉ hay không, theo đó, nếu người hành nghề không hành nghề y trong thời hạn 02 năm nhưng không phải liên tục, tức bị gián đoạn thì vẫn không bị thu hồi chứng chỉ.
2.4. Trường hợp 4, người hành nghề y được xác định có sai sót chuyên môn kỹ thuật gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng người bệnh:
Pháp luật quy định người hành nghề y được xác định là có sai sót chuyên môn kỹ thuật khi được hội đồng chuyên môn xác định đã có một trong những hành vi như: Xâm phạm quyền của bệnh nhân, vi phạm trách nhiệm trong chăm sóc và điều trị bệnh nhân, vi phạm các quy định chuyên môn kỹ thuật và đạo đức nghề nghiệp. Hành vi sai sót này có mối quan hệ nhân quả với sức khỏe, tính mạng của người bệnh, cụ thể là gây hậu quả nghiêm trọng.
2.5. Trường hợp 5, người hành nghề y không cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong thời gian 02 năm liên tiếp:
Theo đó, nếu người hành nghề y không thực hiện tham gia các khóa đào tạo, các khóa bồi dưỡng ngắn hạn, những hội nghị và hội thảo về y khoa thuộc lĩnh vực hành nghề của mình theo chương trình do Bộ Y tế phê duyệt hoặc công nhận trong thời gian 02 năm liên tục, không gián đoạn thì bị thu hồi chứng chỉ hành nghề y của mình.
2.6. Trường hợp 6, người hành nghề y không đủ sức khỏe để hành nghề:
Một trong những thành phần hồ sơ để được cấp chứng chỉ hành nghề là Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề dược do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp. Theo đó, nếu trong quá trình hành nghề khám bệnh, chữa bệnh mà cá nhân không đủ sức khỏe thì cũng bị thu hồi lại chứng chỉ hành nghề y, để nhằm đảm bảo thể trạng của người hành nghề cũng như hiệu quả hành nghề.
2.7. Trường hợp 7, người hành nghề thuộc một trong các đối tượng sau:
– Người hành nghề y đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn theo bản án, quyết định của Tòa án;
– Người hành nghề y đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Người hành nghề y đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
– Người hành nghề y đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh;
– Người hành nghề bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
3. Ai có quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề y?
Có ba chủ thể có thẩm quyền, cụ thể trong những trường hợp tương ứng như sau:
Một là, bộ trưởng Bộ Y tế có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề y đối với:
– Cá nhân làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế;
– Cá nhân làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc các bộ khác, trừ Bộ quốc phòng;
– Cá nhân là người nước ngoài đến hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam.
Hai là, giám đốc Sở Y tế có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề y đối với cá nhân làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn mình quản lý, không bao gồm các trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế và Bộ quốc phòng;
Ba là, bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thẩm quyền quy định thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền mình quản lý.
4. Thủ tục thực hiện
Bước 1: Ra quyết định
Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, giám đốc Sở Y tế thực hiện thẩm quyền ra quyết định theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 của Thông tư số 35/2013/TT – BYT Ngày 30 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế khi xác định người hành nghề y thuộc một trong những trường hợp thu hồi chứng chỉ hành nghề y
Trong trường hợp thu hồi vì người hành nghề y được xác định có sai sót chuyên môn kỹ thuật gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng người bệnh thì phải có kết luận của Hội đồng chuyên môn xác định người hành nghề có sai sót chuyên môn kỹ thuật gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng người bệnh trước khi ra quyết định thu hồi;
Bước 2: Người hành nghề y nộp lại chứng chỉ hành nghề
Người hành nghề y bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề y nhận quyết định thu hồi phải nộp bản gốc chứng chỉ hành nghề cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ra quyết định thu hồi, kèm theo văn bản thông báo cho cơ quan đã cấp chứng chỉ hành nghề nếu cơ quan này không phải là cơ quan ra quyết định thu hồi trong thời hạn 05 ngày làm việc.
Bước 3: Công bố thông tin
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định đăng tải thông tin về việc thu hồi chứng chỉ hành nghề trên cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan đó.
Câu hỏi thường gặp
Ai có quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề y?
Có ba chủ thể có thẩm quyền, cụ thể trong những trường hợp tương ứng như sau:
Một là, bộ trưởng Bộ Y tế có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề y
Hai là, giám đốc Sở Y tế có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề y đối với cá nhân làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn mình quản lý, không bao gồm các trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế và Bộ quốc phòng;
Ba là, bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thẩm quyền quy định thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền mình quản lý.
Khi phát hiện ra một trong các trường hợp cụ thể trong Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009, Điều 29 Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế sẽ ra quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề.
Điều kiện đầu tiên phải kể đến đó là điều kiện về trình độ ngôn ngữ. Trong khám chữa bệnh, người nước ngoài phải thành thạo được tiếng Việt hoặc cần phải có người phiên dịch hỗ trợ trong toàn bộ quá trình khám như kê đơn, tư vấn, khám bệnh… Điều kiện này được quy định cụ thể tại Mục 5 Chương II Thông tư 41/2011/TT-BYT do Bộ trưởng Bộ y tế cấp.
Điều kiện tiếp theo cần có là giấy phép lao động, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp khi thực hiện lao động tại Việt Nam, điều này cũng được quy định tại Luật Lao động.
Không thể thiếu giấy tờ cuối cùng là lý lịch tư pháp do đất nước sở tại cấp. Giấy tờ đó phải hợp thức hóa lãnh sự để được sử dụng ở Việt Nam. Giấy tờ này đảm bảo lý lịch tư pháp trong sạch, không thuộc trường hợp vi phạm pháp luật ở các quốc gia khác.
Thông thường, chứng chỉ hành nghề y được chia làm hai loại:
Chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh
Chứng chỉ dành cho cá nhân hành nghề y học cổ truyền. Loại chứng chỉ này lại được chia làm hai loại: chứng chỉ hành nghề thuốc y học cổ truyền và chứng chỉ hành nghề dược.
Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi Quy định về thu hồi chứng chỉ hành nghề y mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật ACC để được hỗ trợ:
Hotline: 1900.3330
Zalo: 0846967979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận