Những quy định về sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử

Nội dung: Hiện nay, bên cạnh các trang thông tin điện tử, hoạt động kinh doanh còn được thực hiện trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo và dần hình thành nên những “chợ” buôn bán trực tuyến sôi động. Do vậy vấn đề về Sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử có ý nghĩa rất lớn. Tại sao lại như vậy? Cùng công ty Luật ACC tìm hiểu về Sở hữu trí tuệ trong thương mại quốc tế dưới dạng điện tử qua nội dung bài viết dưới đây.

 

1. Sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử là gì?Môi trường thương mại điện tử mang lại rất nhiều lợi ích ví dụ như nó giúp tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí….nhưng môi trường kinh doanh này cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó đáng nói nhất là vấn đề bảo hộ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử.

Ngày nay, với nền kinh tế số điển hình là các sàn thương mại điện tử ngày càng phát triển, điều này đã tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức bày bán các sản phẩm hay dịch vụ trên cơ sở quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử và quyền cấp giấy phép sử dụng. Lấy ví dụ như băng nhạc, phim ảnh, phần mềm, bản vẽ thiết kế, giáo trình đào tạo, … 

Bản chất mỗi tài sản sở hữu trí tuệ là một tài sản mà chủ sở hữu có thể buôn bán, trao đổi với người khác dưới dạng bằng sáng chế (patent) hay cấp giấy phép sử dụng (license) mà không cần kèm theo hàng hóa hay dịch vụ hữu hình. 

Tìm hiểu Luật sở hữu trí tuệ và toàn bộ điểm mới đáng chú ý trong bài viết Luật sở hữu trí tuệ

2. Tình hình phát triển hoạt động sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử

Khi nền thương mại điện tử đặt căn bản vận hành trong môi trường kỹ thuật số thì nó mặc nhiên sử dụng các tài sản này trong hệ thống mạng, bao gồm cả các ứng dụng miễn phí hay trả tiền, cộng với những tài sản do chính hoạt động của thương mại điện tử tạo nên. 

Nền thương mại điện tử tăng trưởng rất nhanh và nay bao gồm nhiều lĩnh vực, nhiều phương cách với tốc độ phát triển sáng tạo mỗi ngày một nhanh. Mối tương quan tay trong tay giữa sở hữu trí tuệ và thương mại điện tử hay nói tắt là sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử ngày càng chặt chẽ. 

Ngay từ những năm đầu, thương mại điện tử đã bày bán các sản phẩm hay dịch vụ dựa trên cơ sở quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử và quyền cấp giấy phép sử dụng, ví dụ như băng nhạc, phim ảnh, phần mềm, bản vẽ thiết kế, giáo trình đào tạo… 

Bản chất mỗi tài sản sở hữu trí tuệ là một tài sản mà chủ sở hữu có thể buôn bán, trao đổi với người khác dưới dạng bằng sáng chế (patent) hay cấp giấy phép sử dụng (license) mà không cần kèm theo hàng hóa hay dịch vụ. 

Trong nền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử chúng ta có những công ty dịch vụ Internet cung cấp phần mềm, mạng lưới, chip vi mạch, đường truyền, bộ chuyển mạch… và những công ty khai thác Internet vào mục đích thương mại thể hiện trên mỗi thương hiệu trực tuyến. 

Chúng ta thấy bản thân các tài sản sở hữu trí tuệ là đối tượng giao dịch của thương mại điện tử, vì vậy việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đồng nghĩa với việc bảo đảm an toàn cho các hoạt động thương mại điện tử. Bất cứ hình thức xâm phạm nào đến các quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử như đánh cắp thương hiệu hay cướp lấy tên miền đều làm cho việc kinh doanh của công ty bị tổn hại.

3. Đối tượng cần được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử

Đối tượng cần được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử gồm ba nhóm: 

  • Bằng sáng chế (patent) tạo nên bởi tổ hợp các phần mềm để thực hiện chức năng thương mại điện tử đặc thù cho công ty; 
  • Bản quyền (copyright) đối với trang web và cả những gì truyền đi trên trang web; 
  • Thương hiệu (trademark), bao gồm biểu tượng có giá trị và câu chữ giúp nhận diện công ty. 

Việc đánh giá tầm quan trọng của một công ty thương mại điện tử dựa trên giá trị và số lượng các tài sản trí tuệ được bảo hộ. Giá trị này một mặt tạo nên uy tín thương hiệu, mặt khác giúp định giá vốn hóa doanh nghiệp ở mỗi thời điểm, và cuối cùng được trưng dẫn mỗi khi xảy ra kiện tụng liên quan đến sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử, đặc biệt là bằng sáng chế, giữa các công ty trên những thị trường nhất định.

4. Ý nghĩa của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử

sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử có ý nghĩa rất quan trọng thể hiện qua các lý do dưới đây:

+ Làm cho một doanh nghiệp phát triển nhanh chóng hay bị lụn bại. Internet tạo nên thị trường toàn cầu và sự cạnh tranh nơi đó không kém khốc liệt. Điều này buộc các doanh nghiệp thương mại điện tử dù lớn hay nhỏ phải quan tâm thực hiện các thủ tục bảo hộ và động tác kiểm tra nhằm bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ của mình. 

Trong đó cần quan tâm đặc biệt đến thương hiệu, bản quyền, và việc ký kết các hợp đồng sử dụng tài sản sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử. Trước hết, thương hiệu là công cụ sống còn của mọi doanh nghiệp thương mại điện tử. Thông qua thương hiệu doanh nghiệp tạo nên sự hiện diện rộng rãi trên Internet, nơi mà mọi người ở mọi nơi đều có thể tìm hiểu hay giao dịch. 

Vì vậy, thương hiệu trực tuyến có giá trị lớn hơn các bảng hiệu. Chủ sở hữu cần biết những thách thức đứng về mặt luật pháp đối với việc sử dụng thương hiệu trên Internet và phải bảo vệ nó, đặc biệt đối với tên miền và các meta tag.

+ Về mặt bản quyền, một trang web thương mại điện tử bao gồm nhiều thành phần với nhiều chất liệu trên đó. Những chất liệu cần được quan tâm bảo vệ nhất gồm phần mềm để chạy các chương trình trên trang web, văn bản và hình ảnh trên trang, thành phần âm thanh và cơ sở dữ liệu. 

Giá trị kinh tế lớn nhất của quyền sở hữu trí tuệ nằm ở chỗ nó được dùng để cấp phép cho các cá nhân hoặc doanh nghiệp khác sử dụng, hoặc dưới hình thức cấp phép sản phẩm như phần mềm chương trình, hoặc dưới chính sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử đó như cấp phép khai thác bằng sáng chế. Nhưng đây lại là những cái bẫy hoặc lỗ hổng lớn nhất khả dĩ làm cho một tài sản sở hữu trí tuệ có thể bị đánh cắp, biến mất hay suy yếu. 

Doanh nghiệp cần quan tâm đến nội dung và ngôn từ trong các hợp đồng có liên quan đến sở hữu trí tuệ, như trong việc thỏa thuận thiết kế hay phát triển trang web, thỏa thuận cho phép khai thác bằng sáng chế và thỏa thuận cho phép sử dụng tên miền và thương hiệu. 

Thông thường các doanh nghiệp thương mại điện tử thường lập cho mình bộ hồ sơ lưu trữ các hợp đồng có liên quan đến sở hữu trí tuệ để dùng vào mỗi lúc gọi vốn đầu tư bổ sung, bán tài sản, sáp nhập hoặc bán doanh nghiệp.

+ Với sự gia nhập WTO và ký kết các thỏa thuận thương mại song phương hay đa phương với các nước và các khối, Việt Nam đã chấp nhận bộ Tiêu chuẩn thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, gọi tắt là TRIPs, và việc thành lập các bộ luật nhằm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử là những bước đi tất yếu. Việc bảo hộ hữu hiệu quyền sở hữu trí tuệ là điều kiện tiên quyết để nước ta thiết lập và phát triển các ngành kỹ thuật cao, đồng thời tiếp nhận đầu tư vào các công ty công nghệ cao là nơi mà tài sản sở hữu trí tuệ lớn gấp nhiều lần các thứ tài sản vật chất.

5. Dịch vụ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử tại công ty Luật ACC

Bạn muốn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử nhanh chóng và không mất quá nhiều thời gian? Bạn lo ngại các thủ tục hành chính phức tạp, rườm rà? Bạn sợ mình đang vi phạm bản quyền hay xâm phạm đến nhãn hiệu của người khác đã được đăng ký hay chưa biết cách bảo vệ bí mật kinh doanh trong sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử của mình cho an toàn nhất?....

Vậy tại sao bạn không lựa chọn dịch vụ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử cho mình của các đơn vị chuyên về dịch vụ này. Tuy nhiên, thị trường có rất nhiều đơn vị quảng cáo với nội dung rất hấp dẫn nên gây cho khách hàng khó khăn trong việc lựa chọn đơn vị nào cung ứng dịch vụ cho mình. Do đó, bạn cần thận trọng, xem xét kỹ lưỡng mọi vấn đề để tránh tình trạng tiền mất tật mang. 

Một công ty cung cấp dịch vụ uy tín phải là người lắng nghe khách hàng từ đầu và tận tâm trong suốt quá trình và ngay cả sau khi đã thực hiện xong công việc. Một trong những đơn vị uy tín và điển hình là công ty Luật ACC. Là đơn vị có đội ngũ Luật sư, chuyên viên chuyên nghiệp, có trình độ cao, tận tụy.

ACC đem lại cho bạn những lợi ích gì?

  • Chúng tôi lắng nghe vấn đề bạn đang gặp phải và nghe mong muốn của bạn khi đến gặp ACC;
  • Tư vấn ban đầu về các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử;
  • Trực tiếp soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ cần thiết để đăng ký bản quyền tác giả hay đăng ký nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp…. tại cơ quan có thẩm quyền;
  • Chủ động theo dõi tiến độ đăng ký và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình đăng ký cũng như báo cáo tiến độ thực hiện cho khách hàng;
  • Nhận kết quả từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trả kết quả cho khách hàng đúng hẹn;
  • Chi phí hợp lý phù hợp với mọi đối tượng khách hàng khác nhau;
  • Hỗ trợ tư vấn các vấn đề sau sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, ACC đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại tư vấn 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo