Các vấn đề về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hiện nay ngày càng phổ biến với hành vi ngày càng tinh vi, gây thiệt hại nghiêm trọng cho chính chủ sở hữu và sự cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh. Vậy pháp luật quy định về sở hữu trí tuệ bí mật kinh doanh như thế nào? Cách bảo hộ ra sao? Cùng Luật ACC tìm hiểu về sở hữu trí tuệ bí mật kinh doanh trong nội dung bài viết dưới đây.
1.Bí mật kinh doanh là gì?
sở hữu trí tuệ bí mật kinh doanh được hiểu đơn giản là việc bảo hộ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ đối với bí mật kinh doanh.
Căn cứ khoản 4 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 và 2019 quy định: “Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.”
Theo đó, bí mật kinh doanh thuộc nhóm quyền sở hữu công nghiệp và được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ bí mật kinh doanh theo quy định về sở hữu công nghiệp.
Tại khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 và 2019 quy định: “Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.”
Như vậy, sở hữu trí tuệ bí mật kinh doanh được hiểu là quy định của pháp luật về bảo hộ tài sản trí tuệ là những thông tin có được từ các hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ và phải chưa được bộc lộ ra bên ngoài và có thể được sử dụng trong hoạt động kinh doanh.
2. Có bắt buộc phải đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ bí mật kinh doanh?
sở hữu trí tuệ bí mật kinh doanh thuộc nhóm quyền sở hữu công nghiệp. Thông thường đối với các dạng tài sản trí tuệ khác thuộc nhóm này sẽ chỉ được bảo hộ thông qua cơ chế đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.
Tuy nhiên, căn cứ theo điểm c khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 và 2019 quy định: “Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;”.
Như vậy, có thể thấy rằng sở hữu trí tuệ bí mật kinh doanh không bắt buộc phải đăng ký mà chỉ cần có được bí mật kinh doanh đó hợp pháp và phải thực hiện bảo mật bí mật đó bằng các biện pháp cần thiết.
3. Tại sao nên bảo hộ sở hữu trí tuệ bí mật kinh doanh?
Như đã nói ở trên, quyền sở hữu trí tuệ bí mật kinh doanh được bảo hộ một cách khá tự động. Tuy nhiên, trên thực tế các hành vi xâm phạm đang ngày càng nhiều thì việc đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ bí mật kinh doanh là rất cần thiết.
Pháp luật về bí mật kinh doanh muốn duy trì và khuyến thích những chuẩn mực đạo đức và sự công bằng trong thương mại.
- Mục đích chính của pháp luật về bí mật kinh doanh là tạo ra động lực cho các doanh nghiệp sáng tạo bằng cách bảo vệ thời gian và nguồn vốn đáng kể đã được đầu tư vào việc phát triển những sáng tạo mang lại lợi thế cạnh tranh, cả về mặt kỹ thuật và thương mại, đặc biệt là những sáng tạo không được cấp bằng độc quyền sáng chế hoặc chưa đủ điều kiện để được cấp bằng độc quyền sáng chế.
- Nếu không được bảo hộ bởi pháp luật về bí mật kinh doanh thì những đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp đó có thể sử dụng những sáng tạo này mà không phải gánh chịu bất kỳ phí tổn cũng như rủi ro nào trong quá trình nghiên cứu và phát triển những sáng tạo này.
4. Bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với bí mật kinh doanh như thế nào?
sở hữu trí tuệ bí mật kinh doanh được bảo hộ tự động tức là bí mật kinh doanh được bảo hộ trên cơ sở doanh nghiệp có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.
Do đó, để được bảo hộ bí mật này trước những hành vi xâm phạm theo quy định về quyền độc quyền về sở hữu công nghiệp, doanh nghiệp phải chứng minh mình có thực hiện các biện pháp bảo mật bí mật kinh doanh, ví dụ như để tài liệu bí mật có sử dụng biện pháp bảo vệ chặt chẽ, chỉ một số người có nhiệm vụ mới được biết đến bí mật kinh doanh,…
Đồng thời doanh nghiệp phải đảm bảo bí mật kinh doanh mà mình đang bảo hộ đáp ứng các điều kiện của pháp luật để được xem là bí mật kinh doanh.
Theo quy định tại Điều 84, 85 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 và 2019 như sau:
“Điều 84. Điều kiện chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ
Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;
2. Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;
3. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.
Điều 85. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh
Các thông tin bí mật sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh:
1. Bí mật về nhân thân;
2. Bí mật về quản lý nhà nước;
3. Bí mật về quốc phòng, an ninh;
4. Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.”
Như vậy, một bí mật kinh muốn được bảo hộ phải thỏa mãn các điều kiện trên. Nếu thiếu một trong các điều kiện đó thì không được coi là bí mật kinh doanh.
5. Thủ tục đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ bí mật kinh doanh
Pháp luật hiện nay không có thủ tục đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh, do đó doanh nghiệp nếu muốn đăng ký bí mật kinh doanh thì có thể đăng ký dưới hình thức bảo hộ sáng chế.
Tuy nhiên, để được bảo hộ là sáng chế thì bí mật kinh doanh đó phải đáp ứng được tất cả các điều kiện để được xem là một sáng chế theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, cũng cần lưu ý rằng việc đăng ký bảo hộ sáng chế này có một bất lợi là thời hạn bảo hộ bằng sáng chế là 20 năm. Hết 20 năm, sáng chế đó (tức là bí mật kinh doanh của doanh nghiệp) sẽ phải công bố công khai.
Như vậy, doanh nghiệp sẽ không còn nắm được ưu thế trong lĩnh vực mà mình kinh doanh nữa, tức doanh nghiệp không còn bảo hộ được bí mật kinh doanh của mình nữa.
6. Dịch vụ bảo hộ sở hữu trí tuệ bí mật kinh doanh
Công ty Luật ACC chuyên tư vấn và hỗ trợ các dịch vụ đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ bí mật kinh doanh nó riêng và các vấn đề về sở hữu trí tuệ nói chung. Với đội ngũ Luật sư và các chuyên viên có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm cùng thái độ tận tâm, nhiệt tình đã đem đến cho khách hàng những trải nghiệm về dịch vụ pháp lý tốt nhất.
Đồng thời, chúng tôi có nhiều gói tư vấn và dịch vụ với mức giá hợp lý cho từng nhóm đối tượng khách hàng.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, ACC đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về sở hữu trí tuệ bí mật kinh doanh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại tư vấn 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.
Nội dung bài viết:
Bình luận