Quy định về mức đóng và cách đóng bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên năm 2023

Ngay từ khi ra đời, những chính sách về bảo hiểm y tế (BHYT) nói chung và bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên nói riêng đã chứng minh là chính sách xã hội quan trọng hàng đầu, mang ý nghĩa nhân đạo và có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc được Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng, luôn đề cao trong hệ thống chính sách an sinh xã hội. Tuy nhiên, không phải phụ huynh hay học sinh, sinh viên nào cũng hiểu được đầy đủ và chính xác Quy định về mức đóng và cách đóng bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên dẫn đến không thực hiện kịp thời nghĩa vụ, không bảo đảm được những quyền lợi chính đáng cho bản thân. Chính vì vậy, ACC muốn thông qua bài viết dưới đây để cung cấp tới quý bạn đọc những thông tin cụ thể và chi tiết nhất về nội dung này.

Bảo Hiểm Y Tế Học Sinh, Sinh Viên

Quy định về mức đóng và cách đóng bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên

Cơ sở pháp lý

  • Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014
  • Nghị định số 146/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế.
  • Căn cứ Công văn số 2396/BHXH-TST ngày 06/8/2021của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc thực hiện bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên năm học 2021-2022.
Căn cứ vào các văn bản pháp lý nêu trên có thể hiểu Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. 

1. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên 

Theo quy định pháp luật, Học sinh, sinh viên (HSSV) đang theo học tại các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHYT (trừ học sinh, sinh viên đã có thẻ BHYT theo các nhóm khác).
Theo khoản 3 Điều 4 của Nghị định 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ, học sinh, sinh viên thuộc nhóm đối tượng được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng - một trong 06 nhóm bắt buộc phải tham gia BHYT. Như vậy, học sinh, sinh viên bắt buộc phải tham gia BHYT.

2. Mức đóng Bảo hiểm y tế đối với các đối tượng học sinh, sinh viên theo pháp luật hiện hành

Căn cứ theo Điểm đ Điều 7, Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì Mức đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở tại thời điểm đóng. Mức lương cơ sở của năm 2022 vẫn giữ nguyên mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2019 là 1.490.000 đồng
Khi đóng bảo hiểm y tế, học sinh, sinh viên được Ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng, tương đương = 1.490.000 x4,5% x 30%=  20.115 đồng/tháng;
Cá nhân học sinh, sinh viên tự đóng 70% mức đóng, tương đương = 46.935 đồng/tháng ( 563.220 đồng/năm) 
Trên đây là mức đóng trong điều kiện bình thường còn nếu HSSV thuộc vào nhóm các đối tượng ưu tiên theo quy định của pháp luật thì ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ ở mức cao hơn (từ 30% đến 100% mức đóng)

3. Phương thức đóng Bảo hiểm y tế đối với các đối tượng học sinh, sinh viên theo pháp luật hiện hành

Phụ huynh học sinh, sinh viên tùy vào điều kiện tài chính có thể lựa chọn các phương thức đóng BHYT cho con như: Đóng theo kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng tại cơ sở giáo dục, nhà trường nơi HS-SV đang theo học.

Cụ thể được thực hiện theo mô tả tại bảng dưới đây: 

Phương thức

Học sinh, sinh viên đóng 70% Ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% Tổng mức đóng
3 tháng 140.805 60.345 201.150
6 tháng 281.610 120.690 402.300
12 tháng 563.220 241.380 804.600

                                                                                                                          Đơn vị: Đồng

Quy định này cho thấy sự linh hoạt, phù hợp với thực tiễn đảm bảo cho mỗi em học sinh, sinh viên đều có thể tham gia BHYT thuận lợi, tránh trường hợp dồn nặng vào đầu kỳ.
- Theo quy định tại Khoản 7 Điều 13 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế  thì thẻ BHYT HSSV có giá trị sử dụng cụ thể như sau:
+ Đối với học sinh lớp 1: Giá trị sử dụng bắt đầu từ ngày 01/10 của năm học;
+ Đối với học sinh lớp 12: Thẻ sẽ có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/09 của năm học.
+  Đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất của khóa học: Thẻ có giá trị sử dụng từ ngày nhập học, trừ trường hợp thẻ của học sinh lớp 12 đang còn giá trị sử dụng;
+ Đối với học sinh, sinh viên năm cuối của khóa học: Thẻ có giá trị sử dụng đến ngày cuối của tháng kết thúc khóa học.

4. Cách đóng Bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên

Đối với HSSV thường sẽ mua BHYT ngay tại nhà trường (Bộ Y tế đã kết hợp với các nhà trường để thực hiện cung cấp bảo hiểm y tế cho các học sinh).Thông thường, trước khi thẻ BHYT hết hạn 10 ngày, cơ sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm lập danh sách tham gia Bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên và tổ chức thu tiền đóng BHYT theo quy định, chuyển nộp cho cơ quan BHXH đúng thời hạn.
Tuy nhiên nhược điểm của phương thức này là cần đội ngũ cán bộ hỗ trợ giải quyết thủ tục, thời gian làm việc trong giờ hành chính và học sinh, sinh viên cần đến trực tiếp phòng ban có trách nhiệm để thực hiện việc đóng tiền, việc này sẽ mất thêm thời gian.
Ngoài cách đóng trực tiếp như trên, Học sinh, sinh viên còn có thể đóng bảo hiểm y tế cho mình thông qua một số app ngân hàng ( BHXH Việt Nam đã kết hợp với một số ngân hàng như: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) ) hoặc cũng có thể lựa chọn cách đóng thông qua Cổng Dịch vụ công quốc gia tại địa chỉ: 
https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html 

5. Quyền lợi mà học sinh, sinh viên nhận được khi tham gia bảo hiểm y tế

Chính sách BHYT được thực hiện theo nguyên tắc bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia. Việc thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên không chỉ bảo đảm cho các em được chăm sóc tốt sức khỏe ban đầu để yên tâm học tập, mà còn giúp giảm gánh nặng về kinh tế cho gia đình khi các em không may mắc phải những căn bệnh hiểm nghèo cần chi phí điều trị cao. Từ đó, các em có cơ hội được khám, chữa bệnh được khỏe mạnh và quay trở lại cuộc sống bình thường.
Khi tham gia bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên thì học sinh, sinh viên được:
- Được Ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng BHYT.
- Được khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh theo quy định. Trường hợp cấp cứu được khám, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ BHYT cùng với giấy tờ chứng minh về nhân thân trước khi ra viện. 
- Được BHYT chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng theo quy định; được thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh đối với một số đối tượng. Khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến và thực hiện đầy đủ thủ tục, học sinh - sinh viên có thẻ BHYT được hưởng 80% chi phí. Còn không đúng tuyến, không có giấy chuyển tuyến mà xuất trình đầy đủ thủ tục khám chữa bệnh BHYT sẽ được thanh toán trong phạm vi, mức hưởng và tỉ lệ hưởng là 100% khi khám chữa bệnh ngoại trú bệnh viện tuyến huyện; 100% khi khám chữa bệnh nội trú bệnh viện tuyến huyện, tỉnh; 40% khi khám chữa bệnh nội trú bệnh viện tuyến trung ương.
- Trường hợp khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế không ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT hoặc khám, chữa bệnh tại nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu nhưng không thực hiện đầy đủ thủ tục khám chữa bệnh theo quy định, học sinh, sinh viên tự thanh toán chi phí với cơ sở khám chữa bệnh, sau đó tập hợp hồ sơ, chứng từ và thanh toán trực tiếp tại cơ quan BHXH theo mức hưởng quy định tại Điều 30 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ.
- Được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại y tế trường học theo quy định.
- Được cấp, gia hạn thời gian sử dụng thẻ BHYT tương ứng với số tháng nộp tiền đóng BHYT, được đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu tại cơ sở khám, chữa bệnh BHYT tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương.

6. Trách nhiệm của học sinh, sinh viên

  • Đóng BHYT đầy đủ, đúng hạn
  • Sử dụng thẻ BHYT đúng mục đích
  • Thực hiện đầy đủ thủ tục khi đến khám chữa bệnh
  • Thanh toán chi phí khám chữa bệnh ngoài phần do quỹ BHXH chi trả.
  • Chấp hành các quy định và hướng dẫn của tổ chức BHYT và cơ sở khám chữa bệnh.
Nhằm thực hiện tốt chủ chương, chính sách của Đảng và nhà nước, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu BHYT toàn dân và “vì sức khỏe con em và tương lai đất nước”, các bậc phụ huynh học sinh hãy tích cực tham gia bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên cho con em chúng ta để được chăm sóc sức khỏe ngay từ trong trường học. 
Trên đây là các thông tin về Quy định về mức đóng và cách đóng bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên năm 2022, ACC hi vọng giúp quý bạn đọc có cái nhìn toàn diện, đầy đủ, dễ hiểu nhất các quy định pháp luật hiện hành về nội dung nêu trên trong bối cảnh các quy định còn rải rác ở các văn bản pháp lý khác nhau khiến cho quý khách hàng khó khăn trong việc tìm hiểu. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật ACC để được hỗ trợ sớm nhất: 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo