Quy định về giám định trong tố tụng hình sự

Giám định trong tố tụng hình sự là một hoạt động thu thập chứng cứ do đó kết luận giám định chính là nguồn chứng cứ. Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về việc trưng cầu giám định và yêu cầu giám định trong tố tụng hình sự với nhiều trường hợp khác nhau. Bài viết dưới đây trình bày về nội dung của quy định về giám định trong tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật.

Giám định Trong Tố Tụng Hình Sự
Quy định về giám định trong tố tụng hình sự

1. Khái niệm về giám định trong tố tụng hình sự

Luật Giám định tư pháp năm 2012 sửa đổi bổ sung năm 2020 quy định hoạt động giám định là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật.

Theo pháp luật về tố tụng hình sự thì giám định và kết luận giám định là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng làm căn cứ để xác định có hay không có sự việc phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, những tình tiết liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

2. Những trường hợp cần giám định trong tố tụng hình sự

Giám định được tiến hành thông qua hai trường hợp bao gồm:

Trưng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng khi thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 206 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định thì bắt buộc phải trưng cầu giám định hoặc khi xét thấy cần thiết. Theo đó Điều 206 quy định bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:

  • Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;
  • Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;
  •  Nguyên nhân chết người;
  • Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;
  • Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ;
  • Mức độ ô nhiễm môi trường.

Trường hợp yêu cầu giám định đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội. Những người yêu cầu giám định có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật giám định tư pháp.

Xem thêm Cơ quan tiến hành tố tụng là gì?

3. Người giám định trong tố tụng hình sự

Bộ luật tố tụng hình sự quy định người giám định là người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực cần giám định, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu, người tham gia tố tụng yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật.

Người giám định có quyền:

  • Tìm hiểu tài liệu của vụ án có liên quan đến đối tượng phải giám định;
  • Yêu cầu cơ quan trưng cầu, người tham gia tố tụng yêu cầu giám định cung cấp tài liệu cần thiết cho việc kết luận;
  •  Tham dự vào việc hỏi cung, lấy lời khai và đặt câu hỏi về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định;
  • Từ chối thực hiện giám định trong trường hợp thời gian không đủ để tiến hành giám định, các tài liệu cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để kết luận, nội dung yêu cầu giám định vượt quá phạm vi hiểu biết chuyên môn của mình;
  • Ghi riêng ý kiến của mình vào bản kết luận chung nếu không thống nhất với kết luận chung trong trường hợp giám định do tập thể giám định tiến hành;
  • Các quyền khác theo quy định của Luật giám định tư pháp.

Song song với các quyền người giám định cũng phải chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của mình:

  • Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
  • Giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện giám định;
  • Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật giám định tư pháp.

Trường hợp người giám định đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo. Hoặc đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người phiên dịch, người dịch thuật, người định giá tài sản trong vụ án đó; đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó. Thì phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi theo quyết định của cơ quan trưng cầu giám định.

4. Quyền của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng đối với kết luận giám định trong tố tụng hình sự

Trong kết luận giám định phải ghi rõ kết quả giám định đối với những nội dung đã được trưng cầu, yêu cầu và những nội dung khác theo quy định của Luật giám định tư pháp.

Thời hạn 24 giờ kể từ khi ra kết quả giám định người giám định phải gửi kết luận giám định cho cơ quan đã trưng cầu, người yêu cầu giám định. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được kết luận giám định, cơ quan đã trưng cầu, người yêu cầu giám định phải gửi kết luận giám định cho Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.

Đề nghị trưng cầu giám định của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được.

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được kết luận giám định thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo kết luận giám định cho bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có liên quan.

Bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến của mình về kết luận giám định; đề nghị giám định bổ sung hoặc giám định lại. Trường hợp họ trình bày trực tiếp thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải lập biên bản.

Trường hợp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án không chấp nhận đề nghị của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác thì phải thông báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trên đây là nội dung nghiên cứu về quy định giám định trong tố tụng hình sự bao gồm những việc giải thích khái niệm giám định, những trường hợp cần phải giám định trong tố tụng hình sự, thẩm quyền và quyền của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng đối với kết luận giám định trong tố tụng hình sự. Mọi vấn đề cần biết sau hơn quý bạn đọc có thể liên hệ đến Công ty luật ACC để được tư vấn pháp lý cụ thể nhất.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo