Quy định về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự

Người đại diện cho đương sự tham gia tố tụng có vai trò quan trọng, giúp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, nhất là trong trường hợp họ là người bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi tố tụng dân sự và làm rõ sự thật về vụ việc dân sự. Vậy, quy định về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự được pháp luật quy định như thế nào? Để giải đáp vấn đề này, Luật ACC xin gửi tới quý bạn đọc bài viết: “Quy định về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự (Mới nhất 2022)”.
15 10 2019 073611 Bo Luat To Tung Dan Su 2015

1. Người đại diện trong tố tụng dân sự là gì? 

Người đại diện của đương sự tham gia tố tụng dân sự là người thay mặt đương sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trước Tòa án. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Họ có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự là người đại diện theo ủy quyền được quy định trong Bộ luật Dân sự. Theo đó, người đại diện theo ủy quyền của các nhân bao gồm các trường hợp sau:
- Cá nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, ngoại trừ trường hợp pháp luật quy định các giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

2. Các trường hợp không được làm người đại diện theo ủy quyền

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 87 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 những trường hợp không được làm người đại diện bao gồm các trường hợp sau: 
- Nếu họ cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện;
- Nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc.

3. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự 

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 86 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định quyền, nghĩa vụ của Người đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng dân sự là thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự của đương sự trong phạm vi ủy quyền.

4. Chấm dứt đại diện trong tố tụng dân sự

Theo Điều 89 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về chấm dứt đại diện trong tố tụng dân sự như sau:
Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự chấm dứt việc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự
Theo đó, căn cứ theo khoản 3 Điều 140 Bộ luật dân sự 2015 thì đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:

- Theo thỏa thuận;
- Thời hạn ủy quyền đã hết;
- Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
- Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;
- Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
- Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này;
- Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.

5. Hậu quả của việc chấm dứt đại diện trong tố tụng dân sự.

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 90 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, Trường hợp chấm dứt đại diện theo ủy quyền thì đương sự hoặc người thừa kế của đương sự trực tiếp tham gia tố tụng hoặc ủy quyền cho người khác đại diện tham gia tố tụng theo thủ tục do Bộ luật này quy định.

6. Những câu hỏi thường gặp liên quan đến đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự

Câu hỏi 1:Việc gửi đơn khởi kiện trực tiếp đến Tòa án có bắt buộc phải ủy quyền hay không?

Theo quy định tại Điều 190 BLTTDS năm 2015 quy định 03 hình thức gửi đơn khởi kiện cho Tòa án là: Nộp đơn trực tiếp; Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính; Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Pháp luật chỉ quy định hình thức nộp đơn khởi kiện trực tiếp tại Tòa án nhưng không có quy định cụ thể là bắt buộc ủy quyền khi nộp đơn khởi kiện hay không, do đó thực tế có một số Tòa án nhận đơn khởi kiện do người thân hoặc ai đó nộp thay nhưng không có giấy ủy quyền.
Theo quan điểm của tác giả thì khi nộp đơn trực tiếp thì người nộp thay đơn khởi kiện cho người khởi kiện bắt buộc phải có ủy quyền. Bởi lẽ, thực tế có một số trường hợp người đứng đơn trong đơn khởi kiện không có ký đơn và không có yêu cầu khởi kiện nhưng vì lý do nào đó, người thân của họ lại ký thay và nộp đơn cho Tòa án. Do đó, để xác định người đứng đơn khởi kiện có phải có yêu cầu khởi kiện hay không thì pháp luật nên quy định khi người nộp đơn thay cho người khởi kiện trực tiếp tại Tòa án thì bắt buộc phải có ủy quyền.

Câu hỏi 2: Việc ủy quyền trong tố tụng dân sự có bắt buộc phải thực hiện đúng quy định pháp luật hay không? 

Theo quy định tại khoản 4 Điều 85 BLTTDS năm 2015 thì người đại diện theo ủy quyền theo quy định của BLDS là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự. Tuy nhiên, trong BLDS lại không có quy định hình thức ủy quyền là như thế nào và cũng không có văn bản hướng dẫn rõ là ủy quyền bằng lời nói hay bằng văn bản và có cần phải công chứng hoặc chứng thực hay không? Do Bộ luật Dân sự điều chỉnh về nhiều loại quan hệ dân sự khác nhau nên có một số giao dịch nhỏ, đơn giản thì chỉ cần hình thức ủy quyền bằng lời nói, tuy nhiên đối với giao dịch dân sự quan trọng thì pháp luật nên quy định hình thức bằng văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực để hạn chế rủi ro, tranh chấp về sau giữa người ủy quyền và người được ủy quyền.
Trong hoạt động tố tụng dân sự thì để đảm bảo trách nhiệm ràng buộc giữa người ủy quyền và người được ủy quyền thì pháp luật tố tụng cần phải quy định việc ủy quyền trong tố tụng dân sự bắt buộc phải bằng văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực. Do pháp luật chưa quy định cụ thể về việc quy định ủy quyền trong tố tụng dân sự phải bằng hình thức văn bản và có công chứng hoặc chứng thực nên thực tế tại một số Tòa án đã tự tạo ra các biểu mẫu ủy quyền khác nhau, không đảm bảo tính thống nhất pháp luật. Do vậy, pháp luật cần phải quy định hình thức ủy quyền trong tố tụng dân sự và biểu mẫu kèm theo để đảm bảo tính thống nhất pháp luật.

7. Dịch vụ tư vấn về Tranh tụng Luật ACC

Trên đây là giải đáp của Luật ACC về những băn khoăn, thắc mắc liên quan đến chủ đề “Quy định về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự (Mới nhất 2022)”. Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn, lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp để tiến hành tư vấn chuyên sâu và đầy đủ những vướng mắc, vấn đề khách hàng đang gặp phải liên quan đến tranh tụng.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo