Quy định về bồi thường hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

Quy định về bồi thường hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất là gì? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.

image-224
Quy định về bồi thường hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

1. Thu hồi đất là gì?

Thu hồi đất đang sử dụng của dân là hình thức chuyển giao quyền sử dụng đất đai nhất định từ chủ thể này sang chủ thể khác. Thu hồi đất là việc của nhà nước có quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, chính quyền như: UBND xã, hoặc phường, thị trấn để quản lý theo quy định vì mục đích quốc phòng, an ninh (Điều 61); vì lợi ích quốc gia, công cộng (Điều 62) theo Luật Đất Đai năm 2013.

Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. ... Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển.

Theo Điều 16 Luật đất đai năm 2013, Nhà nước thu hồi đất trong các trường hợp:

Điều 16. Nhà nước quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất

1. Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

b) Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;

c) Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

2. Nhà nước quyết định trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai

Tái định cư là chính sách giúp ổn định cuộc sống, bồi thường thiết hại với các chủ sở hữu nhà, đất, tài sản gắn liền với đất bị nhà nước thu hồi theo quy định. Hình thức bồi thường có thể là nhà xây sẵn, nhà tái định cư, chung cư...

Như vậy, nếu bạn thuôc một trong các trường hợp nêu trên mới thuộc diện được cấp đất hỗ trợ tái định cư chứ không phải là cứ không có chỗ ở thì được bố trí tái định cư.

2. Quy định của pháp luật hiện hành về chính sách tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở:

2.1. Nguyên tắc tái định cư:

Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bởi vậy, khi xây dựng pháp luật về thu hồi đất, Nhà nước đề cao nguyên tắc chung cho bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Theo đó, khi thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải tuân theo những nguyên tắc sau:

- Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 75 thì được bồi thường (khoản 1 Điều 74).

+ Trong trường hợp đã được bồi thường, có thể họ vẫn được hỗ trợ thêm.

+ Trong trường hợp người sử dụng đất không đủ điều kiện để được bồi thường, họ sẽ được xem xét hỗ trợ.

- Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị QSDĐ tính theo giá đất tại thời điểm quyết định thu hồi đất (khoản 2 Điều 74).

- Người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường để hoàn trả NSNN (khoản 4 Điều 93).

- Nhà nước điều tiết một phần lợi ích từ việc thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các khoản hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi: hỗ trợ khi di chyển, ổn định cuộc sống…

2.2 Điều kiện để được tái định cư (Điều 75):

Điều 75. Điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

2. Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

4. Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận thừa kế quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền nhận chuyển nhượng đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

6. Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê; cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

- Nhà nước lấy điều kiện xem xét bồi thường để làm điều kiện cho tái định cư bởi suy cho cùng tái định cư cũng là 1 hình thức Nhà nước bồi thường: lấy đất và nhà, sau đó thực hiện “trả đất và nhà” khác.

- Nhà nước lấy điều kiện người sử dụng được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ làm cơ sở xem xét về bồi thường và tái định cư. Tuy nhiên, bên cạnh những chủ thể có giấy tờ hợp pháp, hợp lệ về QSDĐ được xem xét bồi thường, tái định cư thì người sử dụng đất nếu chứng minh được đất của mình có đủ cơ sở để Nhà nước hợp thức hóa, xét công nhận QSDĐ thì họ cũng được bồi thường và tái định cư.

- Không phải chủ thể sử dụng đất hợp pháp, hợp lệ khi Nhà nước thu hồi đều được tái định cư:

+ Yếu tố quan trọng là đất thu hồi phải là đất được xác định từ trước vào mục đích để ở.

+ Hành vi thu hồi đất dẫn đến hậu quả là người bị thu hồi không còn chỗ ở thì Nhà nước phải có trách nhiệm tạo lập chỗ ở mới cho họ.

3. Các hình thức tái định cư:

Có 3 hình thức tái định cư (Điều 79)

Điều 79. Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam mà có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường như sau:

a) Trường hợp không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở; trường hợp không có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở thì Nhà nước bồi thường bằng tiền;

b) Trường hợp còn đất ở, nhà ở trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng tiền. Đối với địa phương có điều kiện về quỹ đất ở thì được xem xét để bồi thường bằng đất ở.

2. Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất gắn liền với nhà ở phải di chuyển chỗ ở mà không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở, nếu không có chỗ ở nào khác thì được Nhà nước bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hoặc giao đất ở có thu tiền sử dụng đất.

3. Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang sử dụng đất để thực hiện dự án xây dựng nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất, nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường về đất.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

- Bồi thường bằng nhà ở:

+ Người dân bị thu hồi đất phải di chuyển tới chỗ ở được bồi thường bằng nhà ở mới do chủ đầu tư xây dựng.

+ Ưu điểm: Người dân khi nhận nhà tái định cư có ngay nhà để ở mà không phải tự mình xây dựng.

+ Hạn chế: Nhà xây dựng không đúng với mong muốn của người dân, chất lượng nhà ở không bảo đảm…

- Bồi thường bằng giao đất ở mới:

+ Người bị thu hồi đất được cấp 1 diện tích đất nhất định để tự mình xây dựng nhà ở.

+ Nếu lô đất được cấp nằm trong khu tái định cư thì việc xây dựng phải được thực hiện theo mẫu nhằm bảo đảm quy hoạch.

=> Nhà ở, đất ở tái định cư phải được thực hiện theo nhiều cấp nhà, nhiều mức diện tích khác nhau phù hợp với mức bồi thường và khả năng chi trả của người được tái định cư (khoản 3 Điều 26 Nghị định 47/2014/NĐ-CP).

- Bồi thường bằng tiền để tự lo nơi ở mới:

+ Áp dụng trong trường hợp người bị thu hồi đất không có nhu cầu được tái định cư bằng nhà ở hoặc đất ở mà muốn nhận tiền để tự lo nơi ở cho mình.

+ Linh hoạt hơn cho người bị thu hồi vì nhu cầu nhà ở của mỗi người khác nhau.

+ Hạn chế được tình trạng thiếu nhà ở tái định cư hoặc chuyển nhượng nhà ở tái định cư do không có nhu cầu nhưng vẫn lấy suất tái định cư ở một số địa phương.

4. Trình tự, thủ tục thực hiện tái định cư:

Điều 85 Luật Đất đai 2013, Nghị định 47/2014/NĐ-CP

Điều 85. Lập và thực hiện dự án tái định cư

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện dự án tái định cư trước khi thu hồi đất.

2. Khu tái định cư tập trung phải xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng, miền.

3. Việc thu hồi đất ở chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành xây dựng nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng của khu tái định cư.

4. Chính phủ quy định chi tiết điều này.

Xét một cách tổng quát bao gồm 03 giai đoạn:

- Lập, thẩm định và phê duyệt phương án tái định cư;

- Công khai phương án tái định cư;

- Chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về tái định cư:

- Điều 204 Luật Đất đai 2013.

Điều 204. Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai

1. Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.

2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

- Điều 89, 90, 91 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

6. Tại sao thời gian qua người có đất bị thu hồi thường khiếu nại về vấn đề tái định cư?

- Một số dự án chưa có khu tái định cư hoặc chưa giải quyết tái định cư đã quyết định thu hồi đất ở.

- Giá đất bồi thường thấp hơn giá đất cùng loại trên thị trường.

- Một số khu tái định cư đã được lập nhưng không bảo đảm điều kiện tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ.

- Giá nhà ở tại khu tái định cư còn tính quá cao nên tiền nhận bồi thường không đủ trả cho nhà ở tại khu tái định cư.

Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi Quy định về bồi thường hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật ACC để được hỗ trợ:

Hotline: 1900.3330
Zalo: 0846967979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (931 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo