Quy định về bảo lãnh thực hiện hợp đồng [Cập nhật 2024]

Trong quá trình thực hiện hợp đồng thì các bên luôn luôn muốn ràng buộc quyền và nghĩa vụ các bên với nhau nhằm đảm bảo các bên phải tuân thủ thực hiện theo các thỏa thuận đã cam kết trong hợp đồng nên cần đưa ra giải pháp là thực hiện việc bảo lãnh khi thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, khi thực hiện cũng rất băn khoăn là khi thực hiện việc bảo lãnh, bảo đảm thực hiện hợp đồng thì có bắt buộc thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng không? Quy định về bảo lãnh thực hiện hợp đồng quy định cụ thể ở văn bản nào? Hãy cùng ACC đi tìm kiếm câu trả lời qua bài viết sau.

6-7

Quy định về bảo lãnh thực hiện hợp đồng (Cập nhật 2023)

          1. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì?

Theo Điều 335 Bộ luật dân sự 2015 quy định về bảo lãnh thực hiện hợp đồng là việc cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận để bảo đảm việc thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ của bên được bảo lãnh theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh.

Trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng bị phạt hoặc phải bồi thường cho bên nhận mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính thì bên bảo lãnh sẽ thực hiện thay. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

2. Các chủ thể trong bảo lãnh thực hiện hợp đồng?

Các chủ thể trong hợp đồng bảo lãnh bao gồm 3 chủ thể: người được bảo lãnh (bên có nghĩa vụ), người bảo lãnh (thường là ngân hàng) và người nhận bảo lãnh (bên có quyền). Theo đó:

- Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.

- Bên nhận bảo lãnh không được yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi nghĩa vụ chưa đến hạn.

- Bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên nhận bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh.

3. Phạm vi bảo lãnh thực hiện hợp đồng?

Theo quy định tại điều 336 Bộ luật dân sự 2015, xác định là giới hạn về nghĩa vụ ràng buộc giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh trên cơ sở cam kết của bên bảo lãnh và sự chấp nhận cam kết của bên nhận cho bên được bảo lãnh. Theo đó, giới hạn nghĩa vụ bên bảo lãnh phải thực hiện đối với bên nhận có thể là một phần hoặc toàn bộ. Hiện nay, theo quy định về bảo lãnh thực hiện hợp đồng, phạm vi bảo lãnh được xác định như sau:

- Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.

- Khi bảo lãnh thực hiện hợp đồng, nếu không có thỏa thuận gì khác thì người bảo lãnh phải bảo lãnh cả tiền lãi trên nợ gốc trong phạm vi bảo lãnh, đồng thời phải bảo lãnh cả tiền phạt cũng như tiền bồi thường thiệt, lãi trên số tiền chậm trả.

- Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

- Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.

- Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

4. Nghĩa vụ bảo lãnh thực hiện hợp đồng?

Khi bảo lãnh thực hiện hợp đồng mà bên bảo lãnh trong khi đã hoàn thành nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi bảo lãnh, nếu không có thoả thuận khác. Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh, mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh.

Trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời hạn quy định thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ thay thế cho bên được bảo lãnh.Khi nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ thì họ phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập; bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người bảo lãnh liên đới phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Khi một người trong số những người bảo lãnh liên đới đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh thì có quyền yêu cầu những người bảo lãnh còn lại phải thực hiện phần nghĩa vụ của họ đối với mình theo quy định tại điều 338 BLDS 2015.

5. Thủ tục tiến hành quy định về bảo lãnh thực hiện hợp đồng?

Theo quy định tại điều 13 Thông tư 07/2015/TT-NHNN, để yêu cầu ngân hàng bảo lãnh, bên được bảo lãnh cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

- Văn bản đề nghị bảo lãnh;

- Tài liệu về khách hàng;

- Tài liệu về nghĩa vụ được bảo lãnh;

- Tài liệu về biện pháp bảo đảm (nếu có);

- Tài liệu về các bên liên quan khác (nếu có).

Sau khi nhận đủ hồ sơ, phía ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định các nội dung như: Tính đầy đủ hợp pháp, khả thi của dự án bảo lãnh; năng lực pháp lý của bên được bảo lãnh, hình thức bảo đảm; cũng như tình hình tài chính của bên xin bảo lãnh. Nếu thấy hợp lệ thì ngân hàng sẽ ký hợp đồng bảo lãnh với bên được bảo lãnh và thông báo thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh.

6. Những câu hỏi thường gặp.

Bảo lãnh là gì?

Bảo lãnh là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được quy định tại khoản 7 Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015.
Khoản 1 Điều 335 Bộ luật Dân sự 2015 định nghĩa bảo lãnh là việc người thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh) nếu khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được nhận bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Phạm vi bảo lãnh thực hiện hợp đồng?

Theo quy định tại Điều 336 Bộ luật Dân sự 2015 thì phạm vi bảo lãnh trong hợp đồng được xác định:

- Là một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của bên được bảo lãnh theo cam kết từ bên bảo lãnh;

- Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

- Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

- Trong trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì giới hạn của phạm vi bảo lãnh là khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại. Sau thời điểm này, các nghĩa vụ phát sinh sẽ không được bảo lãnh.

Bảo lãnh chấm dứt trong trường hợp nào?

– Nghĩa vụ được bảo lãnh chấm dứt.
– Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
– Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
– Theo thỏa thuận của các bên.

Nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh phát sinh khi nào?

Theo quy định tại Điều 44 Nghị định 21/2021/NĐ-CP thì nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh phát sinh khi bên được bảo lãnh có những hành vi sau:
– Không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn;
– Không thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn theo thỏa thuận;
– Thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ;
– Thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ;
– Không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.

Hiện nay, quy định về bảo lãnh thực hiện hợp đồng đang được Nhà nước hết sức chú trọng điều chỉnh, bởi lẽ đây là một cơ chế đảm bảo sự an toàn cho các nhà đầu tư, đặc biệt là những dòng đầu tư từ nước ngoài về Việt Nam. Nói tóm lại, qua bài viết trên, ACC Group đã trình bày cho các quý khách hàng về quy định về bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Kính mong quý khách hàng đón đọc.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo