Hiện nay, đấu thầu là một hoạt động phổ biến giữa chủ đầu tư và nhà thầu, được thực hiện cho nhiều dự án trên nhiều lĩnh vực. Chính vì vậy, nhu cầu cần phải quản lý vấn đề này đặt ra đối với Nhà nước bằng các quy định về bảo đảm dự thầu. Chính vì vậy, trong phạm vi bài viết này, ACC Group sẽ gửi tới các quý khách hàng và độc giả những thông tin cơ bản về quy định về bảo đảm dự thầu.
Quy định về bảo đảm dự thầu (Cập nhật 2023)
1. Thế nào là bảo đảm dự thầu?
Điểm c khoản 1 Điều 60 Luật Đấu thầu năm 2013 quy định, khi thực hiện lựa chọn nhà thầu, nhà thầu qua mạng, trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia một trong những nội dung, quy trình phải thực hiện là nộp bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, thỏa thuận liên danh.
Theo đó, bảo lãnh (hay còn gọi là bảo đảm) dự thầu được định nghĩa cụ thể tại khoản 1 Điều 4 Luật Đấu thầu như sau:
Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
2. Vì sao phải bảo đảm dự thầu?
Bảo đảm dự thầu cần phải được thực hiện nhằm mục đích để đảm bảo trách nhiệm dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ so yêu cầu thì nhà thầu, nhà đầu tư đã áp dụng biện pháp bảo đảm dự thầu.
3. Giá trị bảo đảm dự thầu?
Theo Khoản 3 Điều 11 Luật Đấu thầu 2013, quy định về bảo đảm dự thầu xác định giá trị bảo đảm dự thầu như sau:
- Đối với lựa chọn nhà thầu, giá trị bảo đảm dự thầu từ 1% – 3% giá gói thầu căn cứ quy mô và tính chất của tưng gói thầu cụ thể.
- Đối với lựa chọn nhà đầu tư, giá trị bảo đảm dự thầu từ 0,5% – 1,5% tổng mức đầu tư căn cứ vào quy mô và tính chất của từng dự án cụ thể.
4. Quy định về hoàn trả bảo đảm dự thầu
Theo quy định của Luật đấu thầu 2013, bên mời thầu có trách nhiệm hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu, nhà đầu tư không được lựa chọn theo thời hạn quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu nhưng không quá 20 ngày, kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được phê duyệt. Đối với nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn, bảo đảm dự thầu được hoàn trả hoặc giải tỏa sau khi nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng.
5. Không hoàn trả bảo đảm dự thầu khi nào?
Tuy nhiên, bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong các trường hợp sau đây:
– Nhà thầu, nhà đầu tư vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu;
– Nhà thầu, nhà đầu tư không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định;
– Nhà thầu, nhà đầu tư rút hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;
– Nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng;
– Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng.
Nói tóm lại, quy định về bảo đảm dự thầu đã và đang được Nhà nước chú trọng xây dựng, hoàn thiện thông qua pháp luật về đấu thầu. Qua bài viết trên, ACC Group đã gửi tới quý khách hàng và độc giả những thông tin về quy định về bảo đảm dự thầu. Mong được đón đọc.
Nội dung bài viết:
Bình luận