Một trong những phương thức giúp cá nhân, tổ chức bảo vệ quyền, lợi ích được pháp luật ghi nhận là khiếu nại, nó đồng thời là kênh thông tin quan trọng phát huy quyền giám sát, tạo cơ chế giám sát một cách hiệu quả của công dân và của toàn xã hội đối với hoạt động của các cơ quan Nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành của Nhà nước, thể hiện một xã hội dân chủ. Kết quả của việc giải quyết khiếu nại chính là quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Vậy Quy định quyết định giải quyết khiếu nại mới nhất 2022 như thế nào? Mời bạn đọc cùng Luật ACC tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
Quy định quyết định giải quyết khiếu nại mới nhất 2022
1. Khiếu nại và quyết định giải quyết khiếu nại là gì?
2. Trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại mới nhất
Theo quy định tại Chương IV về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại của Nghị định 124/2020/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại gồm 03 bước sau:
Bước 1: Thụ lý, chuẩn bị xác minh nội dung khiếu nại
- Thụ lý giải quyết khiếu nại;
- Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại;
- Giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại.
Bước 2: Tiến hành xác minh nội dung khiếu nại
- Làm việc trực tiếp với người khiếu nại, người đại diện, người được ủy quyền, luật sư, trợ giúp viên pháp lý của người khiếu nại;
- Làm việc trực tiếp với người có quyền, lợi ích liên quan và người bị khiếu nại;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng;
- Tiếp nhận, xử lý thông tin, tài liệu, bằng chứng;
- Xác minh thực tế;
- Trưng cầu giám định;
- Làm việc với các bên có liên quan trong quá trình xác minh nội dung khiếu nại;
- Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại;
- Báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại;
- Tổ chức đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai.
Bước 3: Ban hành, gửi, công khai quyết định giải quyết khiếu nại và lập, quản lý hồ sơ giải quyết khiếu nại
- Ban hành, gửi, công khai quyết định giải quyết khiếu nại;
- Lập, quản lý hồ sơ giải quyết khiếu nại.
Có thể thấy, so với các quy định tại Chương II Thông tư 07/2013/TT-TTCP thì quy trình giải quyết khiếu nại tại Nghị định 124/2020/NĐ-CP tối giản hơn.
Bạn đọc cũng có thể tham khảo thêm nội dung chi tiết tại : https://accgroup.vn/quy-trinh-giai-quyet-khieu-nai/
3. Quy định quyết định giải quyết khiếu nại mới nhất 2022
Căn cứ quy định của pháp luật, kết quả xác minh nội dung khiếu nại, kết quả đối thoại (nếu có), người giải quyết khiếu nại ban hành quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định sau đây:
a) Quyết định giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính lần đầu thực hiện theo quy định tại Điều 31 của Luật Khiếu nại; quyết định giải quyết khiếu nại lần hai theo quy định tại Điều 40 của Luật Khiếu nại.
Trong quyết định giải quyết khiếu nại phải thể hiện rõ điều kiện thụ lý giải quyết khiếu nại; tên, địa chỉ người khiếu nại, người bị khiếu nại; nội dung khiếu nại, lý do khiếu nại, yêu cầu giải quyết của người khiếu nại; kết quả giải quyết khiếu nại trước đó (nếu có); kết quả xác minh nội dung khiếu nại; nêu rõ căn cứ để kết luận nội dung khiếu nại là đúng toàn bộ, sai toàn bộ hoặc đúng một phần; giữ nguyên, hủy bỏ toàn bộ hoặc sửa đổi, bổ sung một phần quyết định hành chính hoặc chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại (đối với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu) hoặc yêu cầu người có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại sửa đổi, hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại (đối với giải quyết khiếu nại lần hai); việc bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại (nếu có) và giải quyết các vấn đề khác có liên quan; quyền khiếu nại lần hai, quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.
b) Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức được thực hiện theo quy định tại Điều 54 của Luật Khiếu nại; quyết định giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức được thực hiện theo quy định tại Điều 56 của Luật Khiếu nại.
Trong quyết định giải quyết khiếu nại phải thể hiện rõ tên, địa chỉ người khiếu nại, người bị khiếu nại; nội dung khiếu nại, lý do khiếu nại, kết quả xác minh, kết quả đối thoại; nêu rõ các căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại; kết luận về nội dung khiếu nại; giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định kỷ luật (đối với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu) hoặc kết luận về từng vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại và việc giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại lần đầu (đối với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai); việc bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại (nếu có) và giải quyết các vấn đề khác có liên quan; quyền khiếu nại lần hai hoặc quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án.
c) Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thực hiện theo Mẫu số 15, quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thực hiện theo Mẫu số 16 ban hành kèm theo Nghị định này.
Cụ thể mời bạn đọc tham khảo tại bài viết: Mẫu quyết định giải quyết khiếu nại và hướng dẫn soạn thảo
4. Thời điểm có hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại
Thời điểm có hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại được quy định tại Điều 44 Luật khiếu nại 2011, theo đó:
Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành mà người khiếu nại không khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật có hiệu lực thi hành ngay.
5. Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
Nội dung bài viết:
Bình luận