Quy định quyền nuôi con khi ly hôn đơn phương như thế nào?

Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan. Mời bạn tham khảo bài viết: Quy định quyền nuôi con khi ly hôn đơn phương như thế nào? để biết thêm chi tiết.

nuoi-con

Quy định quyền nuôi con khi ly hôn đơn phương như thế nào?

1. Ly hôn đơn phương thì quyền nuôi con sẽ thuộc về ai?

Theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, tòa án khi tiếp nhận đơn xin ly hôn đơn phương sẽ tiến hành hòa giải tại tòa. Nếu hòa giải không thành, tòa án sẽ tiến hành thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật.

Căn cứ cho ly hôn:

– Tình trạng hôn nhân trầm trọng.

– Đời sống chung không thể kéo dài.

– Mục đích hôn nhân không đạt được.

Hồ sơ bao gồm:

1. Đơn xin ly hôn, có xác nhận của UBND cấp xã, phường, thị trấn về hộ khẩu và chữ ký, trong đơn cần trình bày các vấn đề sau:

– Về kết hôn: Ở đâu? Thời gian? Kết hôn có hợp pháp không? Mâu thuẫn xảy ra khi nào? Mâu thuẫn chính là gì? Vợ chồng có sống ly thân không? Nếu có thì sống ly thân từ thời gian nào tới thời gian nào?

– Về con chung: Cháu tên gì? Sinh ngày tháng năm nào? Nay xin ly hôn chị có yêu cầu gì về giải quyết con chung (có xin được nuôi cháu không, Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha cháu như thế nào)?

– Về tài sản chung: Có những tài sản gì chung? có giấy tờ kèm theo (nếu có). Nếu ly hôn muốn giải quyết tài sản chung như thế nào?

– Về nợ chung: Có nợ ai không? có ai nợ vợ chồng không? Tên, địa chỉ và số nợ của từng người, muốn giải quyết như thế nào?

2. Bản sao Giấy khai sinh của cháu bé (bản sao có chứng thực);

3. Bản sao Giấy CMND, sổ hộ khẩu của chị và của chồng chị (Bản sao có chứng thực nếu có);

4. Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn

Trường hợp không có bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, thì chị phải xin xác nhận của UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi đã đăng ký kết hôn.

5. Chứng từ về các tài sản chung.

Nơi nộp hồ sơ: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi thường trú của bị đơn

Thời gian giải quyết:

Theo quy định tại Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì:

– Thời gian chuẩn bị xét xử: không quá 4 tháng. Nếu có tính chất phức tạp hoặc trở ngại thì được gia hạn thêm không quá 2 tháng.

Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Tòa án phải mở phiên tòa. Trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn trên là 2 tháng.

Về con chung:

Căn cứ Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định thì:

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con;

– Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

– Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

2. Quyền nuôi con khi ly hôn đơn phương

Căn cứ theo quy định tại Điều 56, Luật Hôn nhân và gia đình về vấn đề ly hôn theo yêu cầu của một bên. Như vậy, bạn hoàn toàn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Trong trường hợp này bạn phải làm một bộ hồ sơ. Hồ sơ bao gồm:

– Giấy chứng nhận đăng kí kết hôn (bản chính);

– Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);

– Chứng minh thư nhân dân của cả vợ và chồng (bản sao có chứng thực);

– Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực);

– Giấy xác nhận tài sản chung, tài sản riêng.

Sau khi có đủ hồ sơ bạn gửi lên cơ quan Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi mình cư trú để Tòa án giải quyết.

Về vấn đề dành quyền nuôi con thì trước tòa, anh bạn cần chứng minh được khả năng có thể nuôi dưỡng và chăm sóc cả hai con như: Tình hình sức khỏe, điều kiện về chỗ ở, việc làm, thu nhập hàng tháng, điều kiện chăm sóc, giáo dục… Với những dữ kiện bạn đưa ra thì anh bạn hoàn toàn có thể được tòa án giao cho nuôi cả hai con.

3. Giành quyền nuôi con khi ly hôn đơn phương

Tóm tắt câu hỏi:

Hiện tôi và chồng tôi có hai bé trai, bé đầu 7 tuổi, bé sau 3 tuổi. Bây giờ tôi muốn nộp đơn ly hôn do chồng tôi ăn chơi, nợ nần chồng chất, không có trách nhiệm gì với gia đình từ khi tôi sinh bé trai đầu tiên, bây giờ tôi không thể chịu đựng nổi nữa. Hiện tôi có công việc ổn định, còn chồng tôi thì không có ( hàng tháng ông bà nội mấy đứa nhỏ có gửi từ Mỹ về 100 $), ngoài ra tôi một mình lo toan hết, chồng tôi không hề đưa một đồng nào cả, cả hai không có tài sản chung nào cả. Nếu bây giờ tôi nộp đơn ly hôn thì tôi có quyền nuôi cả hai đứa con của tôi không? Mong nhận được sự phản hồi sớm. Trân trọng cám ơn.?

Luật sư tư vấn:

Trong trường hợp của chị, chị đang thắc mắc về vấn đề ly hôn và quyền nuôi con sau ly hôn. Vấn đề này được quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

Khi tiến hành việc ly hôn, về vấn đề xác định quyền nuôi con nói riêng, tòa án sẽ xem xét dựa trên sự thỏa thuận giữa vợ và chồng. Nếu như giữa vợ và chồng không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Tòa án căn cứ vào thu nhập của mỗi bên có đảm bảo đáp ứng nhu cầu thiết yêu của người con không, căn cứ vào khả năng nuôi dưỡng của vợ, chồng. Ngoài ra nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên, ngoài việc xem xét quyền lợi về mọi mặt của con, Tòa án phải xem xét nguyện vọng của con.

Đặc biệt, trong trường hợp con dưới 36 tháng tuổi, người mẹ được quyền trực tiếp nuôi. Tuy nhiên, nếu như người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con thì Tòa án sẽ xem xét các điều kiện trên.

Cụ thể, trong trường hợp của chị, theo những gì chị trình bày: trong thời kì hôn nhân, chị là người có công việc ổn định, các công việc trong gia định đều do chị thực hiện. Chồng chị không tham gia vào việc chăm sóc, nuôi dưỡng con. Nếu như chị có thể chứng minh được mình có khả năng nuôi dưỡng cả hai người con thì chị có khả năng cao được quyền nuôi cả hai người con.

4. Đơn phương ly hôn có được quyền nuôi con không?

Căn cứ Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định ly hôn theo yêu cầu của một bên

Theo quy định của Bộ luật tố tung dân sự 2015, thì thời hạn giải quyết vụ án dân sự, cụ thể ở đây là vụ án ly hôn đơn phương kéo dài 4 tháng, có thể kéo dài tới 6 tháng.

Căn cứ Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì khi ly hôn, việc xác định người trực tiếp nuôi con sẽ dựa trên sự thỏa thuận giữa vợ và chồng, nếu không thỏa thuận được thì tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên nuôi dựa trên căn cứ sau:

+ Căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

+ Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

5. Muốn nuôi tất cả các con khi đơn phương ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng bạn không thống nhất được các về đề về ly hôn thì có thể giải quyết theo trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên theo quy định tại Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014.

Sau khi ly hôn việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 với nội dung sau khi ly hôn cả cha và mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Tuy nhiên, vợ chồng có quyền thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con với từng trường hợp như sau:

– Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

– Nếu con tử đủ 36 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi thì căn cứ chính vào điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, con của các bên để giao con cho người có điều kiện tốt hơn trực tiếp nuôi.

– Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Đối chiếu theo các quy định trên vào trường hợp của bạn, bạn có hai con ở hai khoản độ tuổi khác nhau, do đó nếu hai vợ chồng bạn không thỏa thuận được với nhau về người trực tiếp nuôi con thì Tòa án sẽ quyết định dựa trên những cơ sở nêu trên, cụ thể:

– Bé 09 tuổi sẽ được hỏi ý kiến để xem xét nguyện vọng của con;

– Bé 05 tuổi thì phải xem xét mọi mặt về điều kiện của 2 vợ chồng bạn khi nuôi con để quyết định, cụ thể như: khả năng tài chính của mỗi bên, điều kiện về môi trường sống, chỗ ở hợp pháp, tư cách đạo đức để nuôi con của mỗi bên, khả năng trông nom, chăm sóc, giáo dục con cái,…

Nếu bạn muốn nuôi con thì đối với con lớn của bạn, bạn cần xem xét ý kiến của cháu có đồng ý để bạn trực tiếp nuôi dưỡng, đối với cháu nhỏ, bạn cần chứng minh bạn có các điều kiện tốt hơn chồng bạn để nuôi con.

6. Quy định quyền nuôi con khi ly hôn đơn phương như thế nào?

Thứ nhất, về vấn đề giành quyền nuôi con khi đơn phương ly hôn

Căn cứ điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn.

Nếu vợ bạn muốn làm thủ tục ly hôn đơn phương và giành quyền nuôi con tòa án sẽ căn cứ vào sự thống nhất của vợ chồng bạn về việc ai sẽ là người được trực tiếp nuôi con. Nếu vợ chồng không có sự thỏa thuận về vấn đề nuôi con, Tòa án sẽ căn cứ vào độ tuổi và điều kiện nuôi con của hai bạn để tòa quyết định.

Đối với con dưới 36 tháng tuổi được giao trực tiếp cho mẹ nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha, mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con

Thứ hai, về vấn đề phân chia tài sản khi ly hôn

Căn cứ tại điều 37 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng. Như vậy, khoản vay 100 triệu nếu với mục đích hình thành tài sản chung vợ chồng được xác định là nghĩa vụ tài sản chung của vợ chồng, khi vợ chồng ly hôn nghĩa vụ chung này cũng phải được phân chia.

Cũng như việc phân chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn, việc phân chia nghĩa vụ tài sản chung của vợ chồng cũng được Tòa án khuyến khích hai bên thỏa thuận, nếu hai bên đã thỏa thuận và không có sự vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội thì Tòa án hoàn toàn tôn trọng ý kiến thỏa thuận của hai bên và không giải quyết thêm nữa. Việc hai vợ chồng bạn không thống nhất được về khoản nợ này thì hai bạn sẽ cùng gánh vác nghĩa vụ, mỗi bên sẽ đứng ra thanh toán một nửa khoản nợ

Trên đây là một số thông tin về Quy định quyền nuôi con khi ly hôn đơn phương như thế nào?  – Công ty Luật ACC, mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo