Các quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp và người lao động khi họ tham gia bảo hiểm xã hội. Do đó, các quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội hiểm xã hội luôn là vấn đề được doanh nghiệp và người lao động quan tâm và chú ý. Hiểu được mối quan tâm đó, ACC xin chia sẻ đến bạn đọc các thông tin liên quan đến quy định mới về mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2022.
1. Quy định mới về mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ bằng tiền lương tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nhân với tỷ lệ trích nộp các khoản bảo hiểm.
Về quy định về tiền lương tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bạn đọc tham khảo tại bài viết Mức lương đóng bảo hiểm xã hội (Cập nhật 2022)
1.1. Tỷ lệ trích nộp các khoản bảo hiểm trường hợp người lao động Việt Nam
Căn cứ theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, Nghị định số 58/2020/NĐ-CP, Nghị quyết 116/NQ-CP năm 2021, tỷ lệ trích nộp các khoản bảo hiểm trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp được xác định như sau:
Thời gian | Người lao động | Người sử dụng lao động | ||||||
Hưu trí - Tử tuất | Bảo hiểm thất nghiệp | Bảo hiểm y tế | Hưu trí - Tử tuất | Ốm đau - Thai sản | Tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp | Bảo hiểm thất nghiệp | Bảo hiểm y tế | |
Từ ngày 01/07/2022
đến ngày 30/09/2022 |
8% | 1% | 1.5% | 14% | 3% | 0.5% hoặc 0.3 % | 0% | 3% |
Từ ngày 01/20/2022 trở đi | 8% | 1% | 1.5% | 14% | 3% | 0.5% hoặc 0.3 % | 1% | 3% |
Một số lưu ý:
Về bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp: Theo khoản 1 Điều 4, Điều 5 Nghị định 58/2020/NĐ-CP, mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bình thường đối với người sử dụng lao động là 0.5%. Doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được áp dụng mức đóng bằng 0,3% quỹ tiền lương nếu bảo đảm các điều kiện sau đây:
- (i) Trong vòng 03 năm tính đến thời điểm đề xuất không bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội;
- (ii) Thực hiện việc báo cáo định kỳ tai nạn lao động và báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động chính xác, đầy đủ, đúng thời hạn trong 03 năm liền kề trước năm đề xuất;
- (iii) Tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm đề xuất phải giảm từ 15% trở lên so với tần suất tai nạn lao động trung bình của 03 năm liền kề trước năm đề xuất hoặc không để xảy ra tai nạn lao động tính từ 03 năm liền kề trước năm đề xuất.
Về tỷ lệ 0% trích nộp bảo hiểm thất nghiệp đối với người sử dụng lao động từ ngày 01/07/2022 đến ngày 30/09/2022: Theo điểm 2 Nghị quyết 116/NQ-CP 2021, đối tượng áp dụng đối tỷ lệ trích nộp này là người sử dụng lao động tại Điều 43 của Luật Việc làm 2013 đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp trước ngày 01 tháng 10 năm 2021 nhưng không bao gồm các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
1.2. Tỷ lệ trích nộp các khoản bảo hiểm trường hợp người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Nghị định 143/2018/NĐ-CP và Thông báo 4447/TB-BHXH ngày 22/12/2021, từ ngày 01/01/2022, người lao động là công nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tham gia các chế độ bảo hiểm gồm: Ốm đau - Thai sản, Bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; hưu trí - tử tuất. Mức đóng áp dụng từ ngày 01/07/2022
Người lao động nước ngoài | Người sử dụng lao động | ||||
Hưu trí - Tử tuất | Bảo hiểm y tế | Hưu trí - Tử tuất | Ốm đau - Thai sản | Tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp | Bảo hiểm y tế |
8% | 1.5% | 14% | 3% | 0.5% hoặc 0.3 % | 3% |
Từ ngày 1/7/2022 người sử dụng lao động sẽ phải đóng 0,5% mức đóng vào quỹ Tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp của người lao động nước ngoài. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về Tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận thì được đóng vào quỹ Tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp với mức thấp hơn là (0.3%).
2. Quy định mới về mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 87, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thì mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hàng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.
Theo Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, mức thu nhập tháng thấp nhất do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; mức thu nhập tháng cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
Căn cứ theo Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025, từ 1/1/2022 mức chuẩn nghèo của khu vực nông thôn là 1.500.000 đồng/tháng. Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP thì mức lương cơ sở ở thời điểm hiện tại là 1.490.000 đồng/tháng.
Như vậy, khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người dân sẽ đóng tiền bảo hiểm xã hội với mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tối thiểu và tối đa như sau:
Mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu là: 22% x 1.500.000 = 330.000 đồng/người/tháng.
Mức đóng BHXH tự nguyện tối đa là: 22% x (20 x 1.490.000) = 6.556.000 đồng/người/tháng.
Trên đây là nội dung tổng hợp các quy định mới về mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2022. Người lao động và người sử dụng lao động có thể tham khảo các thông tin mà ACC cung cấp trong bài viết để xác định mức đóng bảo hiểm xã hội của mình. Nếu quý bạn đọc có thắc mắc khác về mức đóng bảo hiểm xã hội cũng như là các vấn đề về bảo hiểm xã hội, hãy liên hệ đến ACC để được tư vấn tận tình.
Nội dung bài viết:
Bình luận