Có cần phải ký từng trang trên hợp đồng công chứng không?

Công chứng là một trong những thủ tục quan trọng trong đời sống hiện nay để xác thực tính hợp pháp của văn bản. Trong công chứng hợp đồng, có Quy định ký từng trang trên hợp đồng công chứng không?

Suốt quá trình hình thành và phát triển nghề công chứng tại Việt Nam, hoạt động công chứng luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, ban hành nhiều quy định pháp luật qua từng thời kỳ làm cơ sở cho việc thực hiện hành nghề, hoạt động nghề nghiệp. Trong hoạt động công chứng, phổ biến với công chứng hợp đồng để chứng thực tính hợp pháp của văn bản đó. Vậy pháp luật có Quy định ký từng trang trên hợp đồng công chứng không? ACC sẽ giải đáp cho các bạn thông qua bài viết bên dưới.

bien-ban-hop-kiem-diem-dang-vien-cuoi-nam-2015

Chữ ký có ý nghĩa lớn trong hợp đồng

1. Công chứng là gì?

Khoản 1, Điều 2, Luật Công chứng năm 2014 quy định: “Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”.

Như vậy, có thể hiểu, công chứng là:

  • Hoạt động do công chứng viên thực hiện theo quy định của pháp luật về công chứng
  • Người yêu cầu công chứng có thể là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc là cá nhân, tổ chức nước ngoài có yêu cầu thực hiện công chứng các hợp đồng, các giao dịch hoặc các bản dịch.
  • Nội dung của việc công chứng là để xác định tính hợp pháp của các hợp đồng, của các giao dịch dân sự. Xác nhận tính chính xác, tính hợp pháp và không trái với đạo đức xã hội của các bản dịch giấy tờ, của các văn bản.
  • Có 02 loại giao dịch được công chứng hiện nay là các loại hợp đồng giao dịch bắt buộc phải thực hiện công chứng theo quy định của pháp luật và những hợp đồng giao dịch do tổ chức, do cá nhân tự nguyện yêu cầu việc công chứng và thực hiện ở phường hoặc công chứng tư nhân.

2. Có cần phải ký từng trang trên hợp đồng công chứng không?

Luật công chứng năm 2014 quy định người yêu cầu công chứng phải ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch (khoản 8 Điều 40, khoản 3 Điều 41) và phải ký trước mặt công chứng viên (khoản 1 Điều 48), trừ trường hợp người yêu cầu công chứng là tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khác đã đăng ký chữ ký mẫu của người có thẩm quyền giao kết hợp đồng, giao dịch tại tổ chức hành nghề công chứng thì người đó có thể ký trước vào hợp đồng, giao dịch mà không cần ký trước mặt công chứng viên (khoản 1 Điều 48). Luật công chứng năm 2014 cũng quy định văn bản công chứng có từ hai tờ trở lên phải được tổ chức hành nghề công chứng đóng dấu giáp lai giữa các tờ.

Căn cứ Khoản 4 Điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định:

Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng tương ứng với từng loại hợp đồng, giao dịch theo mẫu quy định; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với hợp đồng, giao dịch có từ 02 (hai) trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của hợp đồng, giao dịch. Trường hợp hợp đồng, giao dịch có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

Như vậy, đối với hợp đồng có hai trang trở lên thì trên các trang phải có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực nghĩa là phải ký từng trang trên hợp đồng công chứng.

3. Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng, giao dịch gồm những giấy tờ gì?

Tại Điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch:

- Người yêu cầu chứng thực nộp 01 (một) bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực, gồm các giấy tờ sau đây:

(1) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;

(2) Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực;

(3) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó; trừ trường hợp người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa đến tính mạng.

Chứng thực hợp đồng có cần phải ký vào từng trang không hay chỉ ký vào trang cuối?

Theo Điều 20 Thông tư 01/2020/TT-BTP quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịch tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, cụ thể:

- Trường hợp người yêu cầu chứng thực hợp đồng, giao dịch nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, thì các bên phải ký trước mặt người tiếp nhận hồ sơ.

Trường hợp người giao kết hợp đồng, giao dịch là đại diện của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đã đăng ký chữ ký mẫu tại cơ quan thực hiện chứng thực, thì người đó có thể ký trước vào hợp đồng, giao dịch. Người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm đối chiếu chữ ký trong hợp đồng, giao dịch với chữ ký mẫu. Nếu thấy chữ ký trong hợp đồng, giao dịch khác chữ ký mẫu, thì yêu cầu người đó ký trước mặt người tiếp nhận hồ sơ.

Người tiếp nhận hồ sơ phải chịu trách nhiệm về việc các bên đã ký trước mặt mình.

- Người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ, hồ sơ. Nếu thấy đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 36 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch trước khi người có thẩm quyền thực hiện chứng thực hợp đồng, giao dịch theo quy định.

Ai có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ chứng thực chữ ký, hợp đồng giao dịch tại bộ phận một cửa?

Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 01/2020/TT-BTP có quy định về trách nhiệm khi tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông như sau:

Khi tiếp nhận hồ sơ chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, người tiếp nhận hồ sơ (công chức của Phòng Tư pháp, công chức tư pháp - hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, tính xác thực về chữ ký của người yêu cầu chứng thực. Người tiếp nhận hồ sơ phải bảo đảm người yêu cầu chứng thực chữ ký minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình; các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có năng lực hành vi dân sự, tự nguyện giao kết hợp đồng, giao dịch.

Quy định khác về ký vào từng trang trong hợp đồng?

Tại Khoản 8 Điều 40 và Khoản 3 Điều 41 Luật Công chứng 2014, có quy định:

Điều 40. Công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn

...

- Người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.

Điều 41. Công chứng hợp đồng, giao dịch do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng

...

- Người yêu cầu công chứng tự đọc dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe. Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.

Như vậy, thông qua bài viết trên giúp quý khách hàng trả lời được câu hỏi liên quan đến Quy định ký từng trang trên hợp đồng công chứng. Có thể thấy rằng, việc công chứng giấy tờ, thủ tục công chứng theo quy định pháp luật là hoạt động quan trọng không thể thiếu trong giao dịch, làm chứng cứ pháp luật. Khi có nhu cầu tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này quý khách hàng liên hệ với ACC để nhận được thông tin mới nhất:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1189 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo