Quy định về khởi tố bị can đối với Đảng viên - Công ty Luật ACC

Hiện nay, giai đoạn khởi tố không còn xa lạ đối với quá trình giải quyết vụ án hình sự, đặc biệt là khởi tố bị can. Trên thực tế, khởi tố bị can là hành vi tố tụng có ý nghĩa quan trọng, trong giai đoạn này thì cơ quan có thẩm quyền, thường là cơ quan điều tra, sau khi đã tiến hành một số hoạt động điều tra và đã có đủ các căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi phạm tội thì sẽ tiến hành khởi tố bị can. Vậy Quy định về khởi tố bị can đối với Đảng viên được quy định như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Giao Nhận, Xét Phê Chuẩn Quyết định Khởi Tố Bị Can
Quy định về khởi tố bị can đối với Đảng viên - Công ty Luật ACC

1. Khởi tố bị can là gì?

Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 không định nghĩa cụ thể khởi tố bị can là gì. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 179, chúng ta có thể hiểu một cách khái quát:

Khởi tố bị can là việc cơ quan có thẩm quyền dựa trên các căn cứ, chứng cứ, ra quyết định (quyết định khởi tố) để bắt đầu đưa ra xem xét để xử lý theo quy định pháp luật đối với người hoặc pháp nhân đã thực hiện hiện vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm.

Nội dung của quyết định khởi tố bị can:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 179 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, quyết định khởi tố bị can gồm các nội dung sau:

- Thời gian, địa điểm ra quyết định.

- Họ tên, chức vụ người ra quyết định.

- Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, giới tính, chỗ ở, nghề nghiệp của bị can.

- Bị can bị khởi tố về tội gì, theo điều, khoản nào của Bộ luật Hình sự (nếu bị can bị khởi tố về nhiều tội khác nhau thì trong quyết định khởi tố bị can phải được ghi rõ từng tội danh và điều, khoản của Bộ luật Hình sự được áp dụng).

- Thời gian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm.

Quyết định khởi tố bị can chính là cơ sở, căn cứ để cơ quan có thẩm quyền được tiến hành một số các hoạt động tiếp theo nhằm điều tra, làm rõ hơn vụ án đề phục vụ cho các giai đoạn tiếp theo.

2. Đảng viên là ai?

Hiện nay, Đảng viên đang thực hiện theo quy định nêu tại Điều lệ Đảng. Trong đó Điều 1 Điều lệ Đảng nêu rõ về Đảng viên như sau:

"1. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các Nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng."

Theo đó, có thể hiểu Đảng viên là:

- Thuộc giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam.

- Mục đích phấn đấu cả đời là vì lý tưởng của Đảng, lợi ích của Tổ quốc, giai cấp công nhân, nhân dân lao động. Phải coi những điều này còn trên cả lợi ích của cá nhân Đảng viên đó.

- Phải chấp hành nghiêm Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, Nghị quyết của Đảng, pháp luật Nhà nước, có đạo đức, lối sống lành mạnh, lao động và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao…

Thực tế, trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, có rất nhiều người đáp ứng điều kiện và được bầu vào đứng hàng ngũ Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

3. Điều kiện, tiêu chuẩn của Đảng viên

Theo định nghĩa nêu trên, không phải đối tượng nào cũng được kết nạp vào Đảng bởi những yêu cầu và tiêu chuẩn, điều kiện khá nghiêm khắc. Điều lệ Đảng nêu rõ, tiêu chuẩn của Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam gồm:

- Tuổi đời: Để trở thành Đảng viên, quần chúng cần phải đáp ứng điều kiện về tuổi từ đủ 18 - 60 tuổi. Riêng những đối tượng trên 60 tuổi nếu muốn được kết nạp Đảng thì phải đáp ứng các điều kiện về sức khoẻ, uy tín, nơi công tác, cư trú…

- Trình độ học vấn:

  • Phải tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên. Tuy nhiên, vẫn có một số đối tượng đặc biệt khác gồm: Người sống ở miền núi, hải đảo… có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn thì chỉ cần tốt nghiệp tiểu học;
  • Già làng, trưởng bản… thì chỉ cần biết đọc, viết chữ quốc ngữ, có văn bản đồng ý trước khi ra quyết định kết nạp.

- Là người ưu tú, được tín nhiệm: Đây là điều kiện quan trọng theo định nghĩa Đảng viên đã nêu ở trên.

- Thực hiện cương lĩnh, Điều lệ Đảng một cách nghiêm túc, tự nguyện…

- Lý lịch: Người kết nạp vào Đảng phải có lý lịch rõ ràng, trong sáng. Đồng thời, người thân gồm cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc chồng. vợ/chồng, con đẻ của người muốn vào Đảng cũng sẽ phải trải qua quá trình thẩm tra lý lịch khắt khe.

- Được hai Đảng viên chính thức giới thiệu: Điều kiện về Đảng viên chính thức là phải cùng lao động, học tập, công tác cùng nhau ít nhất 12 tháng trong cùng một đơn vị và người giới thiệu phải chịu trách nhiệm về sự giới thiệu của mình về người kết nạp vào Đảng.

- Dự bị 12 tháng: Sau khi được kết nạp, trước khi được chuyển sang Đảng viên chính thức, người vào Đảng phải trải qua thời gian dự bị 12 tháng. Trong thời gian 12 tháng này, người được kết nạp vẫn phải tiếp tục rèn luyện, không ngừng phấn đấu, cố gắng để tự hoàn thiện bản thân theo các tiêu chuẩn cần có của Đảng viên.

4. Quy định về khởi tố bị can đối với Đảng viên

Theo quy định tại Điều 1.2 Khoản 1 Điều 40 Quy định 30-QĐ/TW năm 2016 thi hành Chương VII và VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, theo đó:

"Đảng viên bị khởi tố, truy tố hoặc bị tạm giam, nếu tổ chức đảng có thẩm quyền kết luận rõ đảng viên có vi phạm đến mức phải xử lý thì chủ động xem xét, xử lý kỷ luật đảng, không nhất thiết chờ kết luận hoặc tuyên án của tòa án, không cần quyết định cho đảng viên, cấp ủy viên trở lại sinh hoạt mới xem xét, xử lý kỷ luật. Sau khi có bản án hoặc quyết định của tòa án, nếu thấy cần thiết, tổ chức đảng có thẩm quyền kỷ luật xem xét lại việc kỷ luật đảng đối với đảng viên đó" 

Đối với việc đình chỉ sinh hoạt quy định tại Khoản 4.4 Điều 40 Quy định 30-QĐ/TW năm 2016, theo đó:

"- Thời hạn đình chỉ sinh hoạt đảng và đình chỉ sinh hoạt cấp ủy là 90 ngày làm việc. Trường hợp phải gia hạn, thì thời hạn đình chỉ kể cả gia hạn không quá 180 ngày làm việc. Thời hạn đình chỉ hoạt động đối với tổ chức đảng không quá 90 ngày làm việc. 

- Thời hạn đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên (kể cả cấp ủy viên) bị truy tố, bị tạm giam và thời hạn đình chỉ sinh hoạt cấp ủy của cấp ủy viên bị khởi tố được tính theo thời hạn quy định của pháp luật (kể cả gia hạn, nếu có).

- Tổ chức đảng quản lý đảng viên bị khởi tố, tạm giam hoặc truy tố phải chủ động liên hệ với tổ chức đảng và đảng viên là thủ trưởng cơ quan pháp luật nắm chắc thời hạn khởi tố, truy tố, tạm giam của đảng viên, cấp ủy viên, không để kéo dài so với quy định của pháp luật. Đảng viên là thủ trưởng của cơ quan pháp luật có thẩm quyền quyết định khởi tố, tạm giam, truy tố đối với công dân là đảng viên, cấp ủy viên phải chỉ đạo thông báo ngay bằng văn bản các quyết định nói trên (kể cả khi gia hạn) đến cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra của cấp ủy quản lý đảng viên, cấp ủy viên đó."

Trên đây là Quy định về khởi tố bị can đối với Đảng viên mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1003 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo