Quy định về kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất 

Hiện nay, bên cạnh vai trò là đảm bảo ổn định nguồn thu ngân sách Nhà nước, phân phối thu nhập thì thuế thu nhập doanh nghiệp còn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong thu hút và thúc đẩy đầu tư ở Việt Nam. Vì vậy, để thực hiện tốt nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp, ACC chia sẻ bài viết Quy định về kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất nhằm giúp cho các bạn đọc và doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về thuế cũng như thực hiện đúng và đầy đủ việc kê khai thuế theo đúng quy định pháp luật hiện hành. 
 Tndn
Quy định về kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất

1. Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là loại thuế trực thu, được xác định dựa trên thu nhập tính thuế trong kỳ và thuế suất. Thuế TNDN là một trong những loại thuế bắt buộc, là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước.

2. Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 2, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008, sửa đổi bổ sung 2013, đối tượng nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể:
  • Các doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
  • Doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài, có (hoặc không có) cơ sở thường trú tại Việt Nam
  • Tổ chức thành lập theo Luật của Hợp tác xã
  • Đơn vị sự nghiệp thành lập theo quy định của Pháp luật Việt Nam
  • Các tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
Các doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế phải nộp thuế TNDN như sau:
  • Doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam sẽ nộp thuế với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài lãnh thổ.
  • Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở đó.
  • Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam, khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở đó.
  • Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.
Ngoài ra, cơ sở thường trú của các doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua đó, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm:
  • Chi nhánh, nhà máy, công xưởng, phương tiện hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên tại Việt Nam
  • Địa điểm, công trình xây dựng, lắp đặt.
  • Cơ sở cung cấp dịch vụ.
  • Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài.
  • Đại diện có thẩm quyền ký hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài, hoặc không có thẩm quyền nhưng thường xuyên thực hiện các giao dịch hàng hóa, cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.

3. Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 6, Luật quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 và Điều 5, Nghị định 218/2013/NĐ-CP, thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo công thức sau:
Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Trong đó:
  • Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế (1) - Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định.
(1)Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác.
  • Thuế suất thuế TNDN: Thông thường là 20% (Theo quy định tại Điều 10, Điều 13, Điều 14, Luật thuế TNDN 2008, sửa đổi bổ sung năm 2013 và Điều 10, Nghị định 218/2013/NĐ-CP).
Ngoài ra, hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác tài nguyên quý hiếm tại Việt Nam sẽ áp dụng mức thuế suất cao hơn, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao sẽ áp dụng mức thuế suất thấp hơn.

Các bước tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Doanh nghiệp có thể tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo 5 bước như sau:
  • Bước 1: Tính doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế, các khoản chi phí được trừ và các khoản thu khác.
  • Bước 2: Xác định thu nhập chịu thuế theo công thức trên
  • Bước 3: Xác định phần thu nhập được miễn thuế, và các khoản lỗ được kết chuyển.
  • Bước 4: Tính thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo công thức định sẵn.
  • Bước 5: Xác định số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
Trên thực tế, khi doanh nghiệp tính thuế thu nhập doanh nghiệp để gửi cho cơ quan thuế thì sẽ cần sử dụng nhiều thao tác phức tạp hơn, tùy thuộc vào phần mềm kế toán. Do đó, các doanh nghiệp có thể tham khảo hướng dẫn của các nhà cung cấp phần mềm để thao tác nhanh gọn nhất.

4. Quy định về nguyên tắc kê khai thuế

Nguyên tắc kê khai, xác định giá tính thuế đối với giao dịch liên kết được quy định như sau:
Kê khai, xác định giá giao dịch liên kết theo nguyên tắc phân tích, so sánh với các giao dịch độc lập và nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế để xác định nghĩa vụ thuế phải nộp như trong điều kiện giao dịch giữa các bên độc lập;
Giá giao dịch liên kết được điều chỉnh theo giao dịch độc lập để kê khai, xác định số tiền thuế phải nộp theo nguyên tắc không làm giảm thu nhập chịu thuế;
Người nộp thuế có quy mô nhỏ, rủi ro về thuế thấp được miễn thực hiện quy định tại điểm a, điểm b khoản này và được áp dụng cơ chế đơn giản hóa trong kê khai, xác định giá giao dịch liên kết.
Nguyên tắc khai thuế đối với cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế được quy định như sau:
Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế được thực hiện trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế, sự thống nhất giữa cơ quan thuế và người nộp thuế theo thỏa thuận đơn phương, song phương và đa phương giữa cơ quan thuế, người nộp thuế và cơ quan thuế nước ngoài, vùng lãnh thổ có liên quan;
Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế phải dựa trên thông tin của người nộp thuế, cơ sở dữ liệu thương mại có sự kiểm chứng bảo đảm tính pháp lý;
Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế phải được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt trước khi thực hiện; đối với các thỏa thuận song phương, đa phương có sự tham gia của cơ quan thuế nước ngoài thì được thực hiện theo quy định của pháp luật về điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.

5. Hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp

Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo tháng là tờ khai thuế tháng.
Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo quý là tờ khai thuế quý.
Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm bao gồm:
  • Hồ sơ khai thuế năm gồm tờ khai thuế năm và các tài liệu khác có liên quan đến xác định số tiền thuế phải nộp;
  • Hồ sơ khai quyết toán thuế khi kết thúc năm gồm tờ khai quyết toán thuế năm, báo cáo tài chính năm, tờ khai giao dịch liên kết; các tài liệu khác có liên quan đến quyết toán thuế.
Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế bao gồm:
  • Tờ khai thuế;
  • Hóa đơn, hợp đồng và chứng từ khác có liên quan đến nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
  • Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì hồ sơ hải quan theo quy định của Luật Hải quan được sử dụng làm hồ sơ khai thuế.
Hồ sơ khai thuế đối với trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp bao gồm:
  • Tờ khai quyết toán thuế;
  • Báo cáo tài chính đến thời điểm chấm dứt hoạt động hoặc chấm dứt hợp đồng hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc tổ chức lại doanh nghiệp;
  • Tài liệu khác có liên quan đến quyết toán thuế.
  • Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia trong trường hợp người nộp thuế là công ty mẹ tối cao của tập đoàn tại Việt Nam có phát sinh giao dịch liên kết xuyên biên giới và có mức doanh thu hợp nhất toàn cầu vượt mức quy định hoặc người nộp thuế có công ty mẹ tối cao tại nước ngoài mà công ty mẹ tối cao có nghĩa vụ lập báo cáo lợi nhuận liên quốc gia theo quy định của nước sở tại.

6. Thời hạn kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp

Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13 tháng 6 năm 2019 quy định thời hạn kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
Như vậy, pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể, rõ ràng đối với việc kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp thực hiện dễ dàng việc kê khai từ đó hạn chế tình trạng chậm kê khai thuế dẫn đến xử phạt vi phạm hành chính. ACC luôn sẵn sàng, hỗ trợ các bạn đọc, quý khách hàng bất kỳ vấn đề liên quan đến việc kê khai thuế, hãy liên hệ đến ACC qua địa chỉ: http://accgroup.vn/ để nhận được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả và chính xác. ACC luôn là điểm tựa pháp lý vững chắc cho mọi khách hàng.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo