Khi tham gia đầu tư chứng khoán, một trong những vấn đề mà các nhà đầu tư cần đặc biệt quan tâm để đảm bảo quá trình giao dịch chứng khoán được thực hiện hiệu quả chính là quy định giao dịch chứng khoán. Vậy Quy định giao dịch chứng khoán (cập nhật 2022) là gì? Quy định giao dịch chứng khoán (cập nhật 2022) quy định tại đâu? Quy định giao dịch chứng khoán (cập nhật 2022) nào cần chú ý? Quy định giao dịch chứng khoán HNX? Quy định giao dịch chứng khoán HOSE? Quy định giao dịch chứng khoán UPCOM?
Để giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi xin gửi đến quý độc giả thông tin dưới bài viết sau.
QUY ĐỊNH GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN (CẬP NHẬT 2022)?
1. Quy định giao dịch chứng khoán (cập nhật 2022) là gì?
Pháp luật hiện nay không có quy định rõ ràng về khái niệm quy định giao dịch chứng khoán (cập nhật 2022) là gì (hay quy định giao dịch chứng khoán là gì).
Tại Khoản 1 Điều 4 Luật chứng khoán 2019 có đưa ra giải thích thuật ngữ “chứng khoán” như sau:
“1. Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây:
a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
b) Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký;
c) Chứng khoán phái sinh;
d) Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.”
Trên cơ sở quy định trên cùng các quy định có liên quan theo Luật chứng khoán 2019 và ý nghĩa Tiếng Việt, có thể hiểu, Quy định giao dịch chứng khoán (cập nhật 2022) –hay quy định giao dịch chứng khoán là tập hợp các điều, khoản trong những văn bản quy phạm pháp luật hiện hành do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành điều chỉnh về hoạt động mua, bán cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký, chứng khoán phái sinh và các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.
2. Quy định giao dịch chứng khoán (cập nhật 2022) quy định tại đâu?
Hiện nay, quy định giao dịch chứng khoán (cập nhật 2022) được quy định tại các văn bản sau:
- Luật chứng khoán 2019;
- Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán (sau đây gọi tắt là Thông tư 155);
- Thông tư 120/2020/TT-BTC ngày 31/12/2020 của Bộ tài chính Quy định giao dịch cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch và chứng chỉ quỹ, trái phiếu doanh nghiệp, chứng quyền có bảo đảm niêm yết trên hệ thống giao dịch chứng khoán (sau đây gọi tắt là Thông tư 120);
- Quyết định 653/QĐ-SGDHN ngày 12/10/2018 của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội về việc ban hành quy chế giao dịch chứng khoán niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Hà Nội được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 62/QĐ-SGDHN ngày 24/01/2019 của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (sau đây gọi tắt là Quyết định 653);
- Quyết định 655/QĐ-SGDHN ngày 12/10/2018 của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội về thời gian giao dịch chứng khoán niêm yết (sau đây gọi tắt là Quyết định 655);
- Quyết định 352/QĐ-SGDHCM ngày 30/06/2021 của Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh về việc ban hành quy chế giao dịch chứng khoán tại sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Quyết định 352);
- Quyết định 645/QĐ-SGDHN ngày 24/09/2019 của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội về việc ban hành quy chế tổ chức và quản lý thị trường giao dịch chứng khoán chưa niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (sau đây gọi tắt là Quyết định 645);
- Quyết định 636/QĐ-SGDHN ngày 24/09/2019 của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội về thời gian giao dịch chứng khoán đăng ký giao dịch;
- Quy chế hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định 211/QĐ-VSD ngày 18/12/2015 của Tổng Giám đốc Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam;
- Quy chế hoạt động thanh toán giao dịch công cụ nợ của chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh do ngân hàng chính sách phát hành và trái phiếu chính quyền địa phương Ban hành kèm theo Quyết định số 06/QĐ-VSD ngày 02/01/2020 của Tổng Giám đốc Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam;
- Quy chế ký quỹ, bù trừ và thanh toán chứng khoán phái sinh ban hành kèm theo Quyết định số 96/QĐ-VSD ngày 23/03/2017 được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 87/QĐ-VSD ngày 19/07/2018 của Tổng Giám đốc Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam.
3. Quy định giao dịch chứng khoán (cập nhật 2022) nào cần chú ý?
Các quy định tại các văn bản pháp luật thường khá dài nên việc nhà đầu tư nhớ hết là điều rất khó, chính bởi vậy nhà đầu tư cần tập trung chú ý những quy định giao dịch chứng khoán (cập nhật 2022) sau:
- Quy định về thời gian giao dịch;
- Quy định về phương thức giao dịch;
- Quy định về nguyên tắc khớp lệnh giao dịch;
- Quy định về lệnh giao dịch;
- Quy định về đơn vị giao dịch;
- Quy định về đơn vị yết giá;
- Quy định về biên độ giao động giá;
- Quy định về giao dịch lô lẻ;
- Quy định về sửa, hủy lệnh giao dịch;
- Quy định về thanh toán.
4. Quy định giao dịch chứng khoán HNX?
Quy định giao dịch chứng khoán tại HNX là quy định giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (sau đây viết tắt là SGDCKHN). Theo đó, nhà đầu tư quan tâm nhiều đến các nội dung sau:
Thời gian giao dịch:
Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ theo quy định), cụ thể về giờ giao dịch sẽ được quy định tại Quyết định 655 như sau:
Phiên | Phương thức giao dịch | Giờ giao dịch |
Sáng | Khớp lệnh liên tục | 9h00 - 11h30 |
Giao dịch thỏa thuận | 9h00 - 11h30 | |
Nghỉ trưa | 11h30h- 13h00 | |
Chiều | Khớp lệnh liên tục | 13h00- 14h30 |
Khớp lệnh định kỳ đóng cửa | 14h30- 14h45 | |
Giao dịch thỏa thuận | 13h00-15h00 | |
Khớp lệnh sau giờ | 14h45-15h00 |
Phương thức giao dịch:
- Phương thức khớp lệnh định kỳ
- Phương thức khớp lệnh liên tục
- Phương thức thỏa thuận
Nguyên tắc khớp lệnh:
- Ưu tiên về giá
- Ưu tiên về thời gian
Lệnh giao dịch:
- Lệnh giới hạn (LO)
- Lệnh thị trường (MP) gồm: Lệnh thị trường giới hạn ( MTL); lệnh thị trường khớp toàn bộ hoặc hủy (MOK); lệnh thị trường khớp và hủy (MOK).
- Lệnh giao dịch tại mức giá đóng cửa (ATC)
- Lệnh giao dịch khớp lệnh sau giờ (PLO)
Đơn vị giao dịch:
- Đơn vị giao dịch lô chẵn đối với giao dịch khớp lệnh là 100 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ETF.
- Không quy định đơn vị giao dịch đối với giao dịch thỏa thuận cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ETF. Áp dụng khối lượng giao dịch tối thiểu đối với giao dịch thỏa thuận là 5.000 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ETF.
- Giao dịch lô lẻ có khối lượng từ 01 đến 99 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ETF được thực hiện theo quy định tại Điều 27 Quy chế giao dịch chứng khoán tại sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
- Sở giao dịch chứng khoán quyết định thay đổi đơn vị giao dịch khi cần thiết sau khi được Ủy ban chứng khoán Nhà nước (sau đây gọi tắt là UBCKNN) chấp thuận.
Đơn vị yết giá:
- Đơn vị yết giá quy định đối với giao dịch khớp lệnh cổ phiếu là 100 đồng;
- Đơn vị yết giá quy định đối với giao dịch thỏa thuận cổ phiếu là 1 đồng;
- Đơn vị yết giá quy định đối với giao dịch chứng chỉ quỹ ETF là 1 đồng.
Biên độ dao động giá:
- Sở giao dịch chứng khoán quy định biên độ dao động giá đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ETF trong ngày giao dịch sau khi được UBCKNN chấp thuận.
- Đối với Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ETF giao dịch ngày đầu tiên, hoặc ngày đầu tiên giao dịch trở lại (sau khi bị tạm ngưng giao dịch > 25 ngày là ±30% so với Giá tham chiếu.
- Đối với trường hợp trả cổ tức/thưởng bằng cổ phiếu quỹ cho cổ đông hiện hữu, tách doanh nghiệp niêm yết trong ngày không hưởng quyền là ±30% so với giá tham chiếu.
- Sở giao dịch chứng khoán quyết định thay đổi biên độ dao động giá khi cần thiết sau khi được UBCKNN chấp thuận.
Giao dịch lô lẻ:
- Giao dịch lô lẻ được thực hiện theo phương thức khớp lệnh liên tục và phương thức thỏa thuận trên hệ thống giao dịch hoặc các hình thức khác do SGDCKHN quyết định sau khi được UBCKNN chấp thuận.
- Nhà đầu tư chỉ được phép nhập lệnh LO đối với giao dịch lô lẻ và phải tuân thủ quy định về sửa, hủy lệnh LO tương tự đối với giao dịch lô chẵn.
- Đơn vị giao dịch lô lẻ là 01 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ETF.
- Giá giao dịch:
- Giá của lệnh giao dịch lô lẻ phải tuân thủ theo các quy định về giá giao dịch tương tự giao dịch lô chẵn;
- Các lệnh giao dịch lô lẻ không được sử dụng để xác định giá đóng cửa, giá tham chiếu, giá tính chỉ số.
- Giao dịch lô lẻ của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ETF mới được niêm yết hoặc giao dịch trở lại sau hai lăm (25) ngày tạm ngừng giao dịch không được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến khi có giá đóng cửa được xác lập.
Sửa, hủy lệnh giao dịch:
- Việc sửa, hủy lệnh giao dịch khớp lệnh chỉ có hiệu lực đối với lệnh chưa thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh chưa được thực hiện.
- Trong phiên khớp lệnh liên tục: Lệnh giới hạn được phép sửa giá, khối lượng và hủy lệnh trong thời gian giao dịch. Thứ tự ưu tiên của lệnh sau khi sửa được xác định như sau:
- Thứ tự ưu tiên của lệnh không đổi nếu chỉ sửa giảm khối lượng;
- Thứ tự ưu tiên của lệnh được tính kể từ khi lệnh sửa được nhập vào hệ thống giao dịch đối với các trường hợp sửa tăng khối lượng và/hoặc sửa giá.
- Trong phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa: không được phép sửa, hủy các lệnh LO, ATC (bao gồm cả các lệnh LO được chuyển từ phiên khớp lệnh liên tục sang).
- Trong phiên giao dịch sau giờ: Lệnh PLO không được phép sửa, hủy.
- Giao dịch thỏa thuận đã được xác nhận trên hệ thống giao dịch không được phép hủy bỏ.
- Trong thời gian giao dịch, trường hợp đại diện giao dịch nhập sai lệnh giao dịch thỏa thuận của nhà đầu tư, đại diện giao dịch được phép sửa giao dịch thỏa thuận nhưng phải xuất trình lệnh gốc của nhà đầu tư; phải được bên đối tác chấp thuận việc sửa đó và được SGDCKHN chấp thuận.
- Việc sửa, hủy lệnh giao dịch phải tuân thủ Quy trình sửa lệnh giao dịch do SGDCKHN ban hành.
Thanh toán:
- Đối với giao dịch trái phiếu công ty: Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) thực hiện thanh toán theo kết quả bù trừ đa phương với thời gian thanh toán là T+1.
- Đối với giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ: VSD thực hiện thanh toán theo kết quả bù trừ đa phương với thời gian thanh toán T+2.
- Đối với giao dịch trái phiếu Chính phủ: VSD thực hiện thanh toán theo từng giao dịch với thời gian thanh toán là T+1
- Đối với giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số: VSD thực hiện thanh toán lãi lỗ hàng ngày vào ngày T+1 và thanh toán thực hiện hợp đồng vào ngày thanh toán cuối cùng (ngày làm việc liền sau ngày giao dịch cuối cùng).
- Đối với giao dịch hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ: VSD thực hiện thanh toán lãi lỗ hàng ngày vào ngày T+1 và thanh toán thực hiện hợp đồng theo hình thức chuyển giao vật chất vào ngày thanh toán cuối cùng (ngày làm việc thứ 3 sau ngày giao dịch cuối cùng).
Chú thích: T là ngày chứng khoán được giao dịch và khớp lệnh trên SGDCKHN
5. Quy định giao dịch chứng khoán HOSE?
Quy định giao dịch chứng khoán HOSE là quy định giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây viết tắt là SGDCKHCM). Theo đó, nhà đầu tư quan tâm nhiều đến các nội dung sau:
Thời gian giao dịch:
Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ theo quy định)
Phiên | Phương thức giao dịch | Giờ giao dịch |
Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF, chứng quyền | ||
Phiên sáng | Khớp lệnh định kỳ mở cửa | 09h00’ - 09h15’ |
Khớp lệnh liên tục I | 09h15’- 11h30’ | |
Giao dịch thỏa thuận | 09h00’ - 11h30’ | |
Nghỉ trưa | 11h30’- 13h00’ | |
Phiên chiều | Khớp lệnh liên tục II | 13h00’ - 14h30’ |
Khớp lệnh định kỳ đóng cửa | 14h30’ - 14h45’ | |
Giao dịch thỏa thuận | 13h00’ - 15h00’ | |
Trái phiếu | ||
Phiên sáng | Giao dịch thỏa thuận | 09h00’ - 11h30’ |
Nghỉ trưa | 11h30’- 13h00’ | |
Phiên chiều | Giao dịch thỏa thuận | 13h00’ - 15h00’ |
Thị trường đóng cửa | 15h00’ |
Biên độ dao động giá:
- Biên độ dao động giá (bao gồm biên độ dao động giá trần và biên độ dao động giá sàn) trong ngày giao dịch đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF được quy định là +7% so với giá tham chiếu.
- Biên độ dao động giá trên không áp dụng đối với một số trường hợp sau:
- Ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF mới niêm yết;
- Ngày đầu tiên cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF được giao dịch trở lại sau khi bị tạm ngừng giao dịch trên hai mươi lăm (25) ngày.
Phương thức giao dịch:
(tương tự như ở SGDCKHN)
Nguyên tắc khớp lệnh:
(tương tự như ở SGDCKHN)
Lệnh giao dịch:
- Lệnh giới hạn: Là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc tốt hơn;
- Lệnh thị trường: Là lệnh mua chứng khoán tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán chứng khoán tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường.
- Lệnh ATO: là lệnh giao dịch tại mức khớp lệnh xác định giá mở cửa
- Lệnh ATC: Là lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa
Đơn vị giao dịch:
- Đơn vị giao dịch lô chẵn đối với giao dịch khớp lệnh là 100 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF, chứng quyền. Mỗi lệnh giao dịch lô chẵn không được vượt quá khối lượng tối đa là 500.000 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF, chứng quyền.
- Đơn vị giao dịch lô lớn đối với giao dịch thỏa thuận là 1 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF, chứng quyền. Khối lượng giao dịch lô lớn lớn hơn hoặc bằng 20.000 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF, chứng quyền.
- Đối với giao dịch trái phiếu: Không quy định đơn vị giao dịch.
Đơn vị yết giá:
- Giao dịch theo phương thức khớp lệnh:
- Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng:
Mức giá | Đơn vị yết giá |
<10.000 | 10 đồng |
10.000 - 49.950 | 50 đồng |
≥ 50.000 | 100 đồng |
- Đối với chứng chỉ quỹ ETF, chứng quyền: Áp dụng đơn vị yết giá 10 đồng cho tất cả các mức giá.
- Đơn vị yết giá đối với giao dịch thỏa thuận là 1 đồng.
Sửa, hủy lệnh giao dịch:
- Việc sửa, hủy lệnh giao dịch khớp lệnh chỉ có hiệu lực đối với lệnh chưa thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh chưa được thực hiện.
- Trong thời gian khớp lệnh định kỳ: Không được phép sửa, hủy lệnh (bao gồm cả các lệnh được chuyển từ đợt khớp lệnh liên tục sang).
- Trong thời gian khớp lệnh liên tục: Được phép sửa, hủy lệnh. Việc sửa lệnh được thực hiện bằng cách hủy lệnh sai và nhập lại lệnh đúng. Thứ tự ưu tiên của lệnh được tính kể từ khi lệnh đúng được nhập vào hệ thống giao dịch của SGDCKHCM.
- Thành viên chịu trách nhiệm về việc sửa, hủy lệnh giao dịch của nhà đầu tư quy định tại Điều này.
- Trong trường hợp cần thiết, SGDCKHCM có quyền yêu cầu Thành viên tạm ngừng việc sửa, huỷ lệnh trong thời gian khớp lệnh liên tục sau khi được UBCKNN chấp thuận.
- Giao dịch thỏa thuận trên hệ thống giao dịch không được phép hủy bỏ.
- Trong trường hợp nhập sai giao dịch thỏa thuận, Thành viên được phép sửa giao dịch thỏa thuận theo quy trình sửa lỗi giao dịch thỏa thuận do SGDCKHCM ban hành.
Thanh toán:
(tương tự như ở SGDCKHN)
Chú thích: T là ngày chứng khoán được giao dịch và khớp lệnh trên SGDCKHCM
Quy định giao dịch chứng khoán UPCOM?
Quy định giao dịch chứng khoán UPCOM là quy định giao dịch chứng khoán đăng ký giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Theo đó, nhà đầu tư quan tâm nhiều đến các nội dung sau:
Thời gian giao dịch:
Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ theo quy định), cụ thể về giờ giao dịch sẽ được quy định tại Quyết định 655 như sau:
Phiên | Phương thức giao dịch | Giờ giao dịch |
Phiên sáng | Khớp lệnh liên tục | 9h00 - 11h30 |
Giao dịch thỏa thuận | 9h00 - 11h30 | |
Nghỉ | 11h30h- 13h00 | |
Phiên chiều | Khớp lệnh liên tục | 13h00- 15h00 |
Giao dịch thỏa thuận | 13h00- 15h00 |
Phương thức giao dịch:
- Phương thức khớp lệnh liên tục
- Phương thức thỏa thuận
Nguyên tắc khớp lệnh:
(tương tự như ở SGDCKHN)
Lệnh giao dịch:
- Lệnh giới hạn khớp lệnh: là lệnh giao dịch theo phương thức khợp lệnh
- Lệnh giao dịch theo phương thức thỏa thuận: là lệnh được thực hiện theo nguyên tắc bên bán nhập lệnh giao dịch vào hệ thống và bên mua xác nhận.
Đơn vị giao dịch:
- Đơn vị giao dịch khớp lệnh liên tục là 100 chứng khoán.
- Không quy định đơn vị giao dịch đối với giao dịch thỏa thuận.
- Giao dịch lô lẻ có khối lượng từ 1 đến 99 chứng khoán có thể được thực hiện theo phương thức giao dịch khớp lệnh liên tục hoặc thỏa thuận trên hệ thống giao dịch Upcom của SGDCKHN hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Trong ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu mới đăng ký giao dịch hoặc ngày đầu tiên giao dịch trở lại của cổ phiếu không có giao dịch trên hai lăm (25) phiên liên tiếp, SGDCKHN không nhận lệnh giao dịch lô lẻ cho đến khi có giá tham chiếu được xác lập từ kết quả của phương thức khớp lệnh liên tục.
- SGDCKHN quyết định thay đổi đơn vị giao dịch khi cần thiết sau khi được UBCKNN chấp thuận.
Đơn vị yết giá:
- Đơn vị yết giá quy định đối với cổ phiếu là 100 đồng.
- Không quy định đơn vị yết giá đối với giao dịch thỏa thuận và chứng khoán khác.
Biên độ dao động giá:
- SGDCKHN quy định biên độ dao động giá đối với cổ phiếu đăng ký giao dịch trong ngày giao dịch sau khi được UBCKNN chấp thuận.
- SGDCKHN quyết định thay đổi biên độ dao động giá trong trường hợp cần thiết sau khi được UBCKNN chấp thuận.
- Biên độ dao động giá đối với cổ phiếu mới đăng ký giao dịch trong ngày giao dịch đầu tiên hoặc cổ phiếu không có giao dịch trên hai lăm (25) phiên giao dịch liên tiếp là ±40% so với giá tham chiếu.
- Biên độ dao động giá đối với trường hợp trả cổ tức/thưởng bằng cổ phiếu quỹ cho cổ đông hiện hữu trong ngày không hưởng quyền hoặc trả cổ tức bằng tiền với giá trị số tiền lớn hơn hoặc bằng giá bình quân gia quyền của cổ phiếu trong ngày giao dịch liền trước ngày không hưởng quyền là ±40% so với giá tham chiếu.
Giao dịch lô lẻ:
- Giao dịch lô lẻ có khối lượng từ 1 đến 99 chứng khoán có thể được thực hiện theo phương thức giao dịch khớp lệnh liên tục hoặc thỏa thuận trên hệ thống giao dịch Upcom của SGDCKHN hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
- Trong ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu mới đăng ký giao dịch hoặc ngày đầu tiên giao dịch trở lại của cổ phiếu không có giao dịch trên hai lăm (25) phiên liên tiếp, SGDCKHN không nhận lệnh giao dịch lô lẻ cho đến khi có giá tham chiếu được xác lập từ kết quả của phương thức khớp lệnh liên tụ
Sửa, hủy lệnh giao dịch:
- Việc sửa lệnh, hủy lệnh giao dịch khớp lệnh liên tục chỉ có hiệu lực đối với lệnh gốc chưa được thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh gốc chưa được thực hiện.
- Lệnh giới hạn được phép sửa giá, khối lượng và hủy lệnh trong thời gian giao dịch. Thứ tự ưu tiên của lệnh sau khi sửa được xác định như sau:
- Thứ tự ưu tiên của lệnh không đổi trong trường hợp sửa giảm khối lượng;
- Thứ tự ưu tiên của lệnh được tính kể từ khi lệnh sửa được nhập vào hệ thống giao dịch Upcom đối với các trường hợp sửa tăng khối lượng và/hoặc sửa giá.
- Thành viên phải tuân thủ quy trình sửa, hủy lệnh do SGDCKHN ban hành.
- . Giao dịch thỏa thuận đã thực hiện trên hệ thống giao dịch Upcom không được phép hủy bỏ.
- Trong thời gian giao dịch, trường hợp thành viên nhập sai giao dịch thỏa thuận của nhà đầu tư, thành viên được phép sửa giao dịch thỏa thuận nhưng phải xuất trình lệnh gốc của nhà đầu tư, phải được bên đối tác giao dịch xác nhận việc sửa đó và được SGDCKHN chấp thuận cho phép sửa giao dịch thỏa thuận.
- Việc sửa giao dịch thỏa thuận của thành viên phải tuân thủ quy trình sửa giao dịch thỏa thuận do SGDCKHN ban hành.
Thanh toán:
(tương tự như ở SGDCKHN)
Chú thích: T là ngày chứng khoán được giao dịch và khớp lệnh trên hệ thống giao dịch UPCOM
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về Quy định giao dịch chứng khoán (cập nhật 2022) theo quy định mới nhất hiện hành để bạn đọc tham khảo. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề nêu trên hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi hãy liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận